Body shaming và những thông tin về việc xử phạt miệt thị ngoại hình

Body shaming là vấn nạn phổ biến trong xã hội hiện nay, gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân. Vậy body shaming là gì? Đâu là tác hại của body shaming? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về vấn nạn này trong bài viết dưới đây nhé!

Body shaming là gì? 

Body shaming là hành động sử dụng ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ để bình luận, đánh giá, phán xét ngoại hình của người khác một cách ác ý. Trong tiếng Việt, body shaming được gọi là “miệt thị ngoại hình”. 

Miệt thị, sử dụng những lời nói ác cảm để đánh giá ngoại hình người khác diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Từ không gian mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Youtube,… cho đến đời sống thực tế. Từ công sở cho đến môi trường học đường (trường học) đều có sự xuất hiện của body shaming. Thậm chí, có những người bị body shaming bởi chính gia đình, người yêu, bạn bè,… 

Hình ảnh body shaming
Hình ảnh body shaming

Miệt thị ngoại hình người khác đang trở thành “vấn nạn toàn cầu” khi chúng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những “ngôn từ xấu” này đôi khi chỉ là những câu nói bâng khua, vui đùa nhưng có thể để lại ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và tinh thần của người nghe. Khiến nạn nhân cảm thấy khó chịu và bị tổn thương sâu sắc.  

Vậy body shaming viết tắt là gì? Viết tắt của body shaming là BDSM. Đôi khi chúng còn được giới trẻ nói lái thành body samsung để đùa vui với nhau. Như vậy, bạn đã hiểu rõ body shaming có nghĩa là gì rồi phải không? Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Mời bạn đọc theo dõi thông tin tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé!

XEM THÊM: Thôi miên hồi quy tiền kiếp và những bí mật bạn không nên bỏ qua

Body shaming xuất hiện do đâu?

Lý giải về vấn đề body shaming, các nghiên cứu tâm lý khoa học được thực hiện và chỉ ra các nguyên nhân của hiện tượng này như sau: 

  • Do định kiến cá nhân: Chúng ta thường có xu hướng nói về những điều tiêu cực, miệt thị ngoại hình không tốt đẹp của người khác theo các nhìn nhận chủ quan của mình. 
  • Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân: Tâm lý này khiến nhiều người nhận định rằng nguyên nhân của những khuyết điểm này là do chính cá nhân đó. Vì vậy, họ sẵn sàng buông những lời chê bai, miệt thị người khác. 
  • Tâm lý so sánh: Khi rơi vào trạng thái không an toàn, con người thường so với những người kém hơn họ về một số mặt. Điều này khiến họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. 
  • Ngoài ra, body shaming còn xuất pháp từ thái độ đùa giỡn vui chứ không phải ý xấu hoặc đơn giản là muốn góp ý về ngoại hình cho đối phương. 
Miệt thị ngoại hình xuất pháp từ tâm lý hơn thua, so sánh của con người
Miệt thị ngoại hình xuất pháp từ tâm lý hơn thua, so sánh của con người

Các hình thức body shaming phổ biến

Miệt thị người khác

Đây là hình thức xảy ra phổ biến nhất trên mạng xã hội và cuộc sống thường ngày. Hình thức này đôi khi chỉ xuất hiện ở những câu nói đùa vui như “đen như than”, “mập như heo”, “dạo này hơi phát tướng đấy nhỉ?”,…. 

Thậm chí, miệt thị người khác còn mang ý nghĩa xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người nghe. Điển hình như các câu nói: “xấu vậy mà cũng thi hoa hậu”, “bố mẹ ăn hết phần con hay sao mà còi thế này”,… Chỉ cần đối phương có điểm gì không vừa mắt là họ sẵn sàng buông những lời lẽ cay nghiệt, khó chịu để thỏa mãn bản thân. 

Khi body shaming người khác, con người thường chê bai các đặc điểm như:

  • Ngoại hình: Béo như lợn, gầy như nghiện, lùn tịt, người có một mẩu, cao nghều như cái sào,… 
  • Miệt thị làn da: da đen như than, nhiều mụn trông ghê quá,… 
  • Miệt thị gương mặt: Môi thâm, gò má cao, răng hô,…. 
Body shaming người khác 
Body shaming người khác

Miệt thị bản thân

Khi tìm hiểu shaming body là gì, ngoài việc miệt thị người khác thì còn có một bộ phận không nhỏ tự body shaming chính mình. Hầu hết những người này thường có những khuyết điểm về ngoại hình, vóc dáng, cân nặng,… khiến họ mặc cảm, tự ti. 

Lâu dần, sự tự tin ấy biến thành áp lực, khiến cá nhân đó rơi vào trạng thái trầm cảm, ám ảnh với những biểu hiện như: thường xuyên so sánh mình với người khác, bất an; trước đám đông bởi những khuyết điểm của bản thân,… 

XEM THÊM: Chung tình là gì? Dấu hiệu nhận biết người đàn ông chung tình

Hệ quả của body shaming với nạn nhân

Body shaming mang lại cả những điều tích cực và tiêu cực đối với nạn nhân. Tuy nhiên, tiêu cực thường nhiều hơn so với tích cực. Cụ thể như sau:

Hệ quả tiêu cực

Thực trạng body shaming trên thế giới và Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp. Nguy hiểm nhất phải kể đến việc bị body shaming trên mạng xã hội. Có thể ban đầu chỉ là một câu comment vui đùa nhưng nó có thể trở thành bạo lực mạng xã hội. Khiến nạn nhân phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích, phán xét từ cộng đồng mạng. Dưới đây là các hậu quả của việc body shaming: 

  • Ở cấp độ nhẹ, nạn nhân cảm thấy khó chịu, tủi thân khi nghe người khác có những lời nói không hay về ngoại hình của mình. 
  • Nặng hơn một chút, nạn nhân sẽ có những cảm xúc tiêu cực, tức giận với những lời chê bai ngoại hình của mình. Lâu dần, họ có thể có những hành động nhằm “trả thù” kẻ đã từng miệt thị mình. 
  • Một tác hại của body shaming nguy hiểm nhất là nạn nhân cảm thấy tự ti, mặc cảm và dần xa lánh, không muốn tiếp xúc với người khác. Thậm chí, họ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, có những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc tự tử. Một số trường hợp vì quá ức chế bởi những lời bình xét ác ý của người khác đã tìm đến các biện pháp làm đẹp không an toàn tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín nhằm thay đổi ngoại hình. Hoặc sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Bị chê bai ngoại hình, nhiều người đã phẫu thuật thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xuất hiện nhiều biến chứng
Bị chê bai ngoại hình, nhiều người đã phẫu thuật thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xuất hiện nhiều biến chứng

Hệ quả tích cực

Trước những lời chỉ trích và chế giễu về ngoại hình của mình, một số bộ phận lại tỏ ra thờ ơ và không quan tâm. Bởi với họ, những người thích body shaming người khác thường không hài lòng với cơ thể của chính mình. Họ buông những lời lẽ chê bai, miệt thị để hạ thấp người khác và nâng bản thân lên. 

Vì vậy, thay vì để ý những điều tiêu cực và gây ảnh hưởng đến tinh thần, họ sẽ coi đó là động lực để hoàn thiện bản thân. Với họ, vẻ đẹp con người không chỉ đánh giá qua ngoại hình mà còn thể hiện ở tri thức. Hơn nữa, thay vì tự tin với khuyết của mình, họ sẽ coi đó là điểm đặc biệt khiến người khác nhớ về mình lâu hơn. 

Body shaming có bị xử phạt không?

Body shaming có bị phạt tiền không? Phạt bao nhiêu tiền? – Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc chứ không riêng gì những bạn đang phải hứng chịu vấn nạn này. Để trả lời câu hỏi body shaming bị phạt như thế nào, bộ luật Việt Nam đã đưa ra quy định như sau: 

Xử phạt hành chính

Body shaming có thể bị phạt tiền nếu những lời miệt thị, xâm phạm nhân phẩm để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Phạt từ 2 – 5 triệu đồng, thậm chí là cao hơn đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. (quy định tại khoản 3, điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). 

Dùng lời nói để chê bai ngoại hình, xúc phạm danh dự của người khác có thể bị xử phạt hành chính
Dùng lời nói để chê bai ngoại hình, xúc phạm danh dự của người khác có thể bị xử phạt hành chính

Truy cứu trách nhiệm hình sự 

Không chỉ xử phạt hành chính, việc body shaming xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm người khác có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác.

  • Xử phạt từ 10 – 30 triệu đồng tội làm nhục người khác. Nếu khiến nạn nhân tự sát thì đối tượng có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. (Quy định tại điều 155 của luật Hình sự 2015)
  • Tội vu khống có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tối đa 7 năm.

Từ định nghĩa body shaming là gì, có thể thấy rằng đây không phải là hành vi trêu ghẹo, chọc ghẹo thông thường. Do vậy, ngoài việc xử phạt theo quy định, người có hành vi body shaming phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho nạn nhân. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận và trao đổi với nhau. (Thông tin chi tiết tại điều 34 và 592 của Bộ Luật Dân Sự). 

Các cách để vượt qua nỗi ám ảnh body shaming

Yêu thương bản thân nhiều hơn

Cách tốt nhất để vượt qua body shaming là yêu thương chính mình. Hãy nhớ rằng không một ai trên thế giới này là hoàn hảo cả. Dù là hoa hậu thì vẫn có những khuyết điểm và nhận xét không tốt vì họ. 

Vì vậy, thay vì để tâm đến những lời chê bai của người khác thì hãy học cách chấp nhận và hài lòng với bản thân mình. Lắng nghe, quan tâm nhiều hơn đến cơ thể để bản thân mình đẹp hơn mỗi ngày. Đầu tư kiến thức cũng là một cách cho thấy bạn đang yêu chính mình. 

Suy nghĩ tích cực hơn

Nếu bạn đang phải nhận những lời lẽ không hay của body shaming thì hãy suy nghĩ tích cực hơn. Thay vì lo lắng và tủi thân, hãy tự tin hơn về bản thân, biến những khuyết điểm ấy trở thành nét đẹp của riêng mình. 

Chăm sóc bản thân nhiều hơn 

Một trong những cách đáp trả khi bị body shaming tốt nhất là biến bản thân trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày. Để làm được điều đó, bạn hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh như tập thể dục, ăn uống điều độ, phát triển kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội,… gạt những lời nói tiêu cực ra khỏi đầu. 

Thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của bản thân

Thể hiện rõ cảm xúc của bản thân khi bị chê bai, đánh giá về ngoại hình
Thể hiện rõ cảm xúc của bản thân khi bị chê bai, đánh giá về ngoại hình

Bị body shaming nên làm gì? Mọi hành vi, lời nói liên quan đến miệt thị ngoại hình người khác đều đáng lên án. Vì vậy, nếu bạn không thích nghe những lời nói trêu ghẹo về khuyết điểm của mình thì hãy thẳng thắn bày tỏ sự khó chịu của mình với người đó. Trong trường hợp bạn đã nêu rõ quan điểm nhưng họ vẫn cố tình làm lơ thì tốt nhất là không nên tiếp xúc với kiểu người toxic đó. 

Mong rằng qua bài viết trên đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bị body shaming là gì. Phán xét, đánh giá hay miệt thị ngoại hình người khác bằng những lời lẽ xấu không chỉ gây tổn thương cho nạn nhân mà còn cho thấy sự vô văn hóa, thiếu lịch sự của người nói. Hành vi này rất đáng lên án, phê phán, góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *