Châm biếm là gì? Các khái niệm liên quan đến “châm biếm

Châm biếm là gì? Châm biếm là cách chế giễu, nói bóng gió nhằm phê phán và vạch trần hiện thực xấu xa của một đối tượng hoặc vấn đề trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về cụm từ này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Châm biếm là gì?

Châm biếm là một động từ mang ý nghĩa châm chọc, mỉa mai, chế nhạo để vạch trần hoặc công kích hiện thực xấu xa của đối tượng một cách hài hước. Châm biếm được thể dưới nhiều hình thức khác nhau như tranh vẽ, thơ ca, lời nói hoặc phóng sự,…Trong cuộc sống, có rất nhiều “thủ thuật” châm biếm được sử dụng, phổ biến nhất là 2 cách sau:  

  • Giảm kích thước, số lượng của cái gì đó để nó hiện lên thật lố bịch. Ví dụ: Công ty bạn đi du lịch 2 ngày, mỗi người chỉ mang chiếc balo nhỏ đựng đồ nhưng cô A mang chiếc va ly rất lớn. Khi đó, một người vốn dĩ không thích cô A đã nói với đồng nghiệp với như sau: Gớm, nhìn nó mang ít đồ chưa kìa!.
  • Phóng đại một sự vật nào đó đến mức thái quá khiến nó trở nên nực cười. Ví dụ, các quán lẩu buffet khi được khách yêu cầu gọi thịt bò thì mang lên một đĩa lèo tèo vài ba miếng thịt được thái lát rất mỏng. Những vị khách thấy vậy liền nói với nhau rằng: Nhìn miếng thịt dày như vậy thì chắc phải nhai lâu lắm mới nuốt được!
Châm biếm là đả kích, mỉa mai, chế nhạo, châm chọc một điều gì đó
Châm biếm là đả kích, mỉa mai, chế nhạo, châm chọc một điều gì đó

Ý nghĩa của châm biếm là gì?

Châm biếm mang cả ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Khi sự châm biếm xuất pháp từ sự ganh ghét, đố kị cá nhân sẽ mang ý nghĩa tiêu cực. Điều này sẽ gây nên các cuộc cãi vã và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người và người. 

Tuy nhiên, sự châm biếm cũng có thể mang ý tích cực nếu biết cách sử dụng. Chương trình Táo Quân là một minh chứng điển hình cho quan điểm này. Những điều xấu trong xã hội được phản ánh một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng thâm thúy và sâu sắc, giúp khán giả có thể dễ dàng nhận thấy.  

Ca dao châm biếm là gì?

Khái niệm về ca dao châm biếm

Đây là những câu ca dao dùng để đả kích, giễu cợt, châm chọc, lên án thói hư tật xấu  của con người trong xã hội.  Khi sử dụng ca dao châm biếm cần phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ, tránh gây hiểu lầm hoặc xúc phạm người nghe. 

Ví dụ về ca dao châm biếm: 

  1. Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay uống chè đặc hay nằm ngủ trưa 

Ban ngày thì muốn trời mưa

Ban đêm thì muốn cho thừa trống canh. 

  1. Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch xem ngày làm ma. 

  1. Rung rinh nước chảy qua đèo

Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng.

  1. Muốn ăn gắp bỏ cho người

Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình.

  1. Còn duyên kén cá chọn canh 

Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ

Còn duyên kén những trai tơ

Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.

Ca dao châm biếm giúp phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội
Ca dao châm biếm giúp phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội

Đặc điểm của ca dao châm biếm

  • Sử dụng ngôn từ trào phúng, châm biếm để chê bai, mỉa mai hành động sai trái và các thói hư tật xấu trong xã hội. 
  • Tính giải trí cao, mang đến cho người đọc tiếng cười sảng khoái sau những giờ làm việc căng thẳng. 
  • Ca dao phản ánh cuộc sống thực tế nên rất gần gũi với con người. 
  • Thường sử dụng các phương pháp chơi chữ, hình ảnh biếm họa để truyền tải thông điệp hài hước và để lại ấn tượng sâu sắc cho người nghe. 
  • Phản ánh giá trị về đạo đức, tư tưởng văn hóa của người Việt. 

Nghệ thuật châm biếm là gì?

Nghệ thuật châm biếm là việc sử dụng những lời lẽ cay độc, sắc sảo, thâm thúy để vạch trần bộ mặt xấu xa, bợm hợm của những đối tượng hay hiện tượng khác nhau trong xã hội. Thủ pháp này được rất nhiều tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực sử dụng trong tác phẩm của mình.

Ví dụ như trong tác phẩm “Trước vành móng ngựa”, Hoàng Đạo đã viết tập phóng sự về tòa án. Với nội dung hài hước và châm biếm nhẹ nhàng, tác giả đã vạch trần bộ mặt giả tạo của luật pháp. Toà án được gọi là “cán cân công lý” nhưng luôn có tồn tại của “con cưng” và “con ghẻ”. “Con cưng” là kẻ có tiền, có quyền và thế lực; “con ghẻ” là những kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé họng trong xã hội. Nhiều phiên tòa được dựng lên rất nực cười: Người nghèo không có tiền nuôi con nên phải mang con đi bán và bị phạt tù 6 tháng; kẻ mua đứa bé kinh doanh thì vẫn tươi cười sau phiên tòa vì chút tiền phạt đấy chả “nhằm nhò” gì.  

Tranh châm biếm là gì?

Tranh châm biếm là gì?
Tranh châm biếm là gì?

Tranh châm biếm hay còn gọi là tranh biếm họa. Đây là những tác phẩm ra đời nhằm mục đích giễu cợt, lên án hiện thực xã hội theo cách hài hước, thâm sâu để người xem vừa vui vẻ mà vẫn suy ngẫm về vấn đề đó. 

Hiện nay, tranh châm biếm trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường của con người. Chúng là “món ăn tinh thần” giúp con người có những giây phút thư giãn, thoải mái. Không chỉ vậy, tranh biếm họa được coi là “vũ khí sắc bén” bởi tính phản biện và đả kích sâu sắc về các vấn đề nhức nhối trong xã hội. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết giải thích châm biếm là gì và các khái niệm liên quan. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin thú vị cho bạn đọc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *