Chí công vô tư là gì? Người chí công vô tư có đặc điểm gì?

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô từ là bốn đức tính của con người được Bác Hồ đề cao. Vậy chí công vô tư là gì? Đâu là các biểu hiện của chí công vô tư? Thông tin chi tiết được bật mí ngay nhé!

Chí công vô tư là gì? Cho ví dụ?

Để giải đáp câu hỏi chí công vô tư có nghĩa là gì, chúng ta sẽ cắt nghĩa các từ cấu thành như sau: 

  • Chí công: Hướng đến sự công tâm, công bằng, không thiên vị bất kỳ ai vì lí do gì.
  • Vô tư: Không có lợi ích riêng tư, không có lòng riêng. Sự vô tư luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, nghĩ đến người khác trước rồi mới nghĩ đến mình. 
Chí công vô tư có nghĩa là sự công bằng, công tâm phân minh, không thiên vị cho bất kỳ ai
Chí công vô tư có nghĩa là sự công bằng, công tâm phân minh, không thiên vị cho bất kỳ ai

Như vậy, chí công vô tư được hiểu là sự công bằng, không thiên vị; luôn suy nghĩ, hành động và giải quyết mọi việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và luôn ưu tiên lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Đây là một trong các phẩm chất đạo đức đáng quý của con người, được khuyến khích phát huy trong mọi hoàn cảnh, nhất là những người cán bộ hay đảm nhận vị trí cao trong tổ chức. 

Ví dụ về chí công vô tư:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về chí công vô tư. Bác hy sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích và độc lập dân tộc. Trong công việc, Bác có cách khen thưởng/ phạt rõ ràng, không thiên vị bất kỳ ai. Chính điều này đã làm cho nhân dân ta ngày càng thêm yêu quý và tôn kính Bác nhiều hơn. 
  • Tô Hiến Thành – một vị quan trụ cột sống dưới thời vua Lý Cao Tông. Trong khoảng thời gian bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường là người ngày đêm hầu hạ bên cạnh ông. Còn Trần Trung Tá phải đi chống giặc chốn biên cương. Khi được hỏi nếu ông mất thì ai là người thay ông gánh vác việc triều đình. Tô Hiến Thành không ngần ngại trả lời là Trần Trung Tá. Điều này cho thấy ông là người chí công vô tư, không vì Vũ Tán Đường là người thân cận mà đề cử. Mặc dù Trần Trung Tá không ở bên cạnh chăm sóc khi ông ốm đau nhưng Trần Trung Tá có năng lực, có thể lo được việc triều chính. 
  • Mặc dù ông Minh là chủ tịch xã nhưng mọi việc như xin công chứng,… của người thân và anh em ruột của ông Minh đều phải tuân thủ theo đúng quy trình, không có sự châm chước. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho đức tính chí công vô tư
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho đức tính chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là gì?

Đây là bốn phẩm chất đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên răn, dạy bảo các cán bộ và đảng viên phải có. Trong đó: 

  • Cần: Siêng năng, lao động cần cù, có kế hoạch và có sự sáng tạo; không lười biếng hay dựa dẫm, ỉ lại vào người khác. 
  • Kiệm: Tiết kiệm (sức lao động, tiền bạc, thời gian,…); không sống xa xỉ, hoang phí, bừa bãi. 
  • Liêm: Trong sạch; không tham tiền tài, địa vị, không xâm phạm công quỹ chung,… 
  • Chính: Chính trực, ngay thẳng, không gian dối. 
  • Còn khái niệm “chí công vô tư là gì” đã được mình giải thích rất rõ ở trên. 

Không chỉ trong thời kỳ cách mạng mà ngày nay, các phẩm chất đạo đức này cũng được đề cao. Nhất là những người lãnh đạo và người giữ cán cân công lý. 

Biểu hiện của chí công vô tư là gì? 

Người chí công vô tư thường có các đặc điểm sau: 

  • Không che giấu, thiên vi những hành vi hay việc làm sai trái
  • Xử phạt theo đúng quy định của Pháp Luật hoặc tổ chức. Không vì tình thân hay cá nhân đó đã từng có đóng góp lớn mà miễn phạt hay giảm nhẹ
  • Không thờ ơ, im lặng, nhắm mắt làm thinh trước các hành vi sai trái
  • Luôn công bằng, mẫu mực, không thiên vị
  • Không vụ lợi, luôn đặt lợi ích tập thể/ lợi ích quốc gia lên trên
  • Không lợi dụng chức vụ để làm điều bất chính, bao che lỗi lầm cho người nhà hoặc làm điều bất lợi cho người mình không thích. 
  • Giúp đỡ người khác một cách chân thành, thật tâm chứ không phải vì lợi ích nào đó. 
  • Lắng nghe và ủng hộ những ý kiến mang lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng.
  • Cố gắng và phấn đấu vươn lên bằng chính tài năng và sức lực của mình. 
Người chí công vô tư luôn hành xử theo đúng lẽ phải
Người chí công vô tư luôn hành xử theo đúng lẽ phải

Chí công vô tư có ý nghĩa gì? 

Đối với cá nhân 

  • Góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức, giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và phẩm chất cá nhân. 
  • Tạo lòng tin với những người xung quanh, xây dựng thương hiệu cá nhân. Người chí công vô tư sẽ nhận được sự kính trọng, tin cậy từ người khác. 

Đối với tập thể

  • Chí công vô tư là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tập thể, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. 
  • Góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh, dân chủ và công bằng. 

Đối lập với chí công vô tư là gì? 

Trái ngược với chí công vô tư là cách ứng xử, giải quyết mọi việc không công bằng, không theo lẽ phải, có sự thiên vị và chỉ chăm chăm làm mọi thứ vì lợi ích cá nhân. Các biểu hiện không phải chí công vô tư gồm có: 

  • Thiên vị họ hàng hoặc người có quan hệ thân thiết
  • Xây dựng quy định cho tập thể nhưng luôn phải có lợi cho mình
  • Lạm dụng chức quyền để nhận hối lộ, bao che cho người vi phạm
  • Không xử phạt người thân của mình. 
  • Phân chia công việc không công bằng, không có sự đồng đều. Ví dụ như mình và những người thân cận của mình luôn làm những việc dễ, đơn giản và để phần khó cho người khác. 
  • Lạm dụng chức quyền để gây bất lợi cho người khác

Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình đáp án câu hỏi chí công vô tư là gì rồi phải không? Đây là một đức tính quý, cần có trong xã hội hiện đại ngày này. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng tu tâm và rèn luyện chí công vô tư nhé!

Xem thêm:

Liêm khiết là gì? Biểu hiện và ví dụ về đức tính liêm khiết

Rate this post

About QuangMinh

Tôi là Quang Minh- Tôi đem lại cho mọi người kiến thức, thông tin, giải trí, kinh nghiệm và trải nghiệm !!!

View all posts by QuangMinh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *