Chúa hề là gì? Giải mã nguồn gốc và sức hút của “chúa hề”

Chúa hề là ngôn ngữ của gen Z; được dùng để chỉ những sự việc hay cá nhân có khiếu hài hước, mang lại tiếng cười cho người khác. Thuật ngữ này được giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội và trong cuộc sống thường ngày. Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu về nguồn gốc và sức hút của ngôn ngữ gen Z này trong bài viết dưới đây nhé!

Chúa hề là gì? 

Chúa hề là thuật ngữ được cộng đồng mạng chỉ những sự việc hoặc cá nhân có tính hài hước, chuyên đi mua vui cho người khác hoặc am hiểu rõ về meme. Chúa hề cũng dùng để châm biếm và mỉa mai những kẻ tự nghĩ mình hài hước và thú vị. Họ cho rằng những lời nói, hành động bản thân đưa ra rất buồn cười nhưng sự thật thì không, rất lố bịch và không có gì hấp dẫn. 

Chúa hề thường được dùng chỉ những sự việc hoặc người có khiếu hài hước, thú vị
Chúa hề thường được dùng chỉ những sự việc hoặc người có khiếu hài hước, thú vị

“Chúa hề” còn được nhiều bạn trẻ biến tấu độc đáo thành “trmúa hmề” hay “chmúa hmề”, “trúa hề”,… Nguyên nhân là bởi cách phát âm của các từ này nghe khá vui tai và sự sáng tạo trong cách viết nên rất được ưa chuộng. 

Chúa hề trong tiếng Anh được viết là “Clown Lord”. Chúng thường được gán ghép với các từ mang ý nghĩa vui nhộn tương tự như mặn, vựa muối, Thánh Troll, Joker,… 

Chúa hề xuất hiện từ bao giờ?

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc của “chúa hề” xuất hiện từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, theo thống kê của Google Trend, thuật ngữ này bắt đầu được tìm kiếm vào khoảng đầu năm 2020.

Bài viết đầu tiên xuất hiện cụm từ “chúa hề” là trên nền tảng Facebook vào ngày 9/2/2020. Chúng được dùng để mô tả nội dung cho bức ảnh chế khi tài khoản PUBG “Dầu Gió” đã hạ gục người chơi Corona. 

Bài đăng được cho đánh dấu sự xuất hiện của “chúa hề” trên mạng xã hội
Bài đăng được cho đánh dấu sự xuất hiện của “chúa hề” trên mạng xã hội

Sức hút của “Chúa Hề”

Sau đó, “chúa hề” trở nên phổ biến trên khắp các trang mạng xã hội. Rất nhiều các hội nhóm, fanpage có tên như vậy được thành lập và thu hút hàng ngàn lượt thích từ phía cộng đồng mạng. 

Ngày 20/6/2020, bức ảnh meme về một nhóm chúa hè được đăng tải trên trang Cuoida với caption “Hề Chúa” đã thu về rất nhiều lượt thích và bình luận từ phía cộng đồng mạng. 

Khoảng tháng 7/2020, sự xuất hiện của Jonathan Galindo đã tác động không nhỏ đến khả năng viral của “chúa hề”. Nhân vật này có tạo hình mái tóc và khuôn mặt khá giống với chú hề mà chúng ta vẫn hay gặp khi đi xem xiếc. 

chua-he-am-anh-vcl-dcm-kinh-vcc

Ngày 7/7/2020, trang Xemgame đã đăng tải bài viết với dòng caption “Jonathan Galindo: Từ nỗi ám ảnh toàn thế giới đến Chúa Hề Việt Nam”. 

Hiện nay, chúa hề vẫn được giới trẻ Việt Nam sử dụng phổ biến trong các bình luận trên mạng xã hội, nhắn tin hay trò chuyện trực tiếp với bạn bè. Ví dụ, khi xem video về chú mèo có những hành động hài hước và buồn cười, bạn có thể bình luận “chúa hề” vào dưới video. 

Hoặc bạn của bạn sau khi say rượu như trở thành một người hoàn toàn khác với những hành động “điên rồ”, cười chảy ra nước mắt như: “tâm sự” với chú chó/ mèo gặp bên lề đường, cầm cây cây rau bắp cải và nói là hoa được người yêu tặng,…. thì đây đích thị là một “chúa hề” rồi!

Một số hình ảnh thú vị về “chúa hề”

Điểm danh một số ngôn ngữ trong từ điểm Gen Z

Ngoài chúa hề, từ điển gen Z còn xuất hiện rất nhiều ngôn ngữ mới lạ, độc đáo và hài hước như: 

  • Khum: Đây là cách nói thể hiện sự dễ thương, nũng nịu của từ “không”. Từ này được các bạn trẻ tích cực sử dụng.
  • Fourk: Có nghĩa là “bóng” và chúng được giới trẻ lý giải như sau Fourk = Four + K = Bốn + K = Bóng
  • Sin lũi/ Sin lủi: Có nghĩa là “xin lỗi”, cách viết này khá dễ thương khiến người nhận câu “xin lỗi” cũng không nợ giận lâu mà còn bật cười ngay lập tức. 
  • Lemỏn: Trong tiếng Anh, lemon là quả chanh. Khi thêm dấu hỏi sẽ thành “chảnh” – chỉ những người trông rất kiêu, khó tiếp cận và làm quen. 
  • Chằm Zn: Cụm từ này mang ý nghĩa là “trầm cảm”. 
  • J z tr: Là cách viết của từ “gì vậy trời”
  • Pha-ke: Viết chính xác là “fake”; có nghĩa là hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Gòy soq: Mang ý nghĩa là “rồi xong”. Cụm từ này mang sắc thái dễ thương, không nghiêm khắc như nghĩa từ gốc. 
  • Chếc gồi: Được hiểu là “chết rồi”
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều ngôn ngữ mới lạ do gen Z sáng tạo ra như: xu cà na, phanh xích lô, mlem mlem, Chu pa pi mô nha nhố, u là trời,….

Trên đây là thông tin giải thích chúa hề là gì, mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ của giới trẻ. Nếu bạn có góp ý hay câu hỏi thắc mắc về bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

About QuangMinh

Tôi là Quang Minh- Tôi đem lại cho mọi người kiến thức, thông tin, giải trí, kinh nghiệm và trải nghiệm !!!

View all posts by QuangMinh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *