Fintech là gì? Những điều bạn cần biết về công nghệ fintech

Fintech là gì? Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện trong vài năm gần đây và nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những người thuộc lĩnh vực công nghệ – tài chính. Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

fintech là gì
Tìm hiểu về công nghệ Fintech là gì

Fintech là gì? 

Fintech là cụm viết tắt của “Finance Technology”, có nghĩa là công nghệ – tài chính. Hiểu đơn giản hơn, fintech đề cập đến việc vận dụng sự sáng tạo của công nghệ vào các hoạt động và dịch vụ tài chính, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho các doanh nghiệp. 

Ở phạm vi rộng hơn, fintech được dùng để mô tả các công ty, tổ chức sử dụng mạng internet, công nghệ phần mềm, thiết bị di động, dịch vụ đám mây,… để thực hiện hay kết nối với dịch vụ tài chính. 

Hiện nay, fintech trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Theo kết quả khảo sát bởi EY, có đến hơn ⅓ người dùng sử dụng ít nhất là hai dịch vụ của fintech.

Bài viết tham khảo: Simp là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của từ “simp” trên MXH

Các nhóm đối tượng của Fintech

Fintech có 3 nhóm đối tượng khác nhau và tác động qua lại với nhau. Cụ thể như sau: 

Công ty fintech 

Công ty fintech là gì? Đó là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy không hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng lại cung cấp các dịch vụ/ sản phẩm mới phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Vì vậy, khách hàng của công ty fintech sẽ là các bên sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của họ, có thể là người tiêu dùng cuối cùng hoặc các định chế tài chính. 

Các định chế tài chính

Là tập hợp của các nhà đầu tư, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm,…. Định chế tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng và hợp tác sâu rộng với công ty fintech nhất. Nguyên nhân là do định chế tài chính là nhà đầu tư trực tiếp vào công ty fintech để chủ động nắm giữ tài chính; từ đó có thể chiếm lĩnh được thị trường. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng tác động không nhỏ tạo nên sợi dây liên kết này. 

Khách hàng

Là bên sử dụng sản phẩm hay các dịch vụ tài chính nói chung. Khi công nghệ mới ra đời, các công ty liên tục phải cạnh tranh để giành được nó nhằm tạo ra lợi thế phát triển. Điều này vô hình chung đã giúp khách hàng là đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất. 

fintech là gì
Các nhóm đối tượng của Fintech

Phân loại fintech

Dựa theo đối tượng sử dụng, fintech được chia thành hai nhóm chính là: 

  • Sản phẩm phục vụ người tiêu dùng: Bao gồm các công cụ kỹ thuật số và nhiều công nghệ khác để cải thiện hoạt động vay/ mượn, tài trợ vốn cho startup, quản lý tài chính. 
  • Các sản phẩm công nghệ back office nhằm hỗ trợ hoạt động cho các định chế tài chính. 

Vai trò của fintech 

  • Ứng dụng công nghệ giúp cải thiện hoạt động của doanh nghiệp: Những công nghệ hiện đại như Big Data, AI được dùng để phân tích hành vi khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí và đạt hiệu quả cao hơn. 
  • Thay đổi về thị trường lao động: Sự phát triển của công nghệ fintech đòi hỏi nguồn nhân sự chất lượng cao, không chỉ giỏi chuyên môn tài chính mà còn có cả kiến thức về công nghệ thông tin. 
  • Thay đổi kênh dịch vụ tài chính: Điển hình nhất là phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ các kênh dịch vụ qua mạng internet như: ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking,… 
fintech là gì
Vai trò của công nghệ Fintech

Các ứng dụng của Fintech trong hoạt động kinh doanh

Nền tảng huy động vốn cộng đồng

Ứng dụng này cho phép người dùng có thể gửi/ nhận tiền từ những người khác trên nền tảng. Đây là hình thức huy động tiền vốn thông qua các đóng góp cá nhân nhỏ từ số đông và thực hiện chủ yếu qua internet. 

Thay vì trước kia phải đến ngân hàng truyền thống để vay tiền, giờ đây các startup có thể đến trực tiếp nhà đầu tư để được hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo thống kê của Massolution, hình thức gây vốn này đang phát triển đáng kinh ngạc trên thế giới. Có thể kể đến một số công ty nổi bật như: Patreon, Kickstarter, GoFundMe,… 

Blockchain và tiền điện tử

Đây là hai minh chứng điển hình về ứng dụng của fintech trong kinh doanh. Rất nhiều sàn giao dịch điện tử như Gemini, Coinbase phát triển để kết nối người mua/ bán các loại tiền điện tử như litecoin, bitcoin,… 

Bên cạnh đó, các dịch vụ blockchain, điển hình như Block Verify đang tập trung chủ yếu vào phát triển các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái bằng cách sử dụng blockchain để phát hiện hàng hóa bị giả mạo, bị đánh cắp và các gian lận trong giao dịch. 

Thanh toán di động

Thanh toán di động ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thị trường Việt Nam, ví điện tử chỉ nở rộ khoảng từ 3 – 4 năm vừa qua. Nhưng hầu hết các đơn vị thanh toán trung gian hiện nay đều hướng sang ví điện tử. 

Việt Nam hiện có gần 20 đơn vị trung gian được cấp phép để cung cấp dịch vụ ví điện tử cho khách hàng, điển hình như: Momo, Airpay, Vnmart, Zalopay, Moca, Vimo,… Cùng với đó, tính năng thanh toán thông qua quét mã QR code cũng được các đơn vị triển khai trên ví điện tử. 

ví điện tử
Một số ví điện tử phổ biến tại Việt Nam

Lập ngân sách

Ứng dụng lập ngân sách ngày càng trở nên phổ biến và phát triển theo cấp số nhân trong thời gian vừa qua. 

Trước kia, người dùng phải đặt ra một ngân sách riêng, theo dõi các hóa đơn và tính toán trên excel để theo dõi tài chính của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển của fintech, rất nhiều ứng dụng về dịch vụ tài chính ra đời, giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi thu nhập và quản lý tài chính của bản thân. 

Có thể kể đến một số ứng dụng nổi bật như: Timo, Money Lover, Intuit’s, Money Keeper,… 

Ngoài ra, có thể kể đến một số ứng dụng khác như: 

  • Insurtech (công nghệ bảo hiểm): Ứng dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhằm đơn giản hóa quy trình và nâng cao hiệu quả. 
  • Robo – advisor ( người máy cố vấn): Sử dụng các thuật toán để đưa ra tư vấn hỗ trợ cho người dùng. Từ đó, giúp người dùng đưa ra quyết định tài chính hợp lý, cắt giảm bớt chi phí quản lý. 
  • Unbanked/Underbanked: Đây là dịch vụ dành cho những cá nhân không được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống do thu nhập thấp hay hoàn cảnh khó khăn. 

Tiềm năng phát triển và rủi ro của công nghệ fintech là gì? 

Về tiềm năng phát triển

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thực tế đã có rất nhiều lĩnh vực áp dụng sự tiến bộ của công nghệ vào hoạt động của mình. Bản thân fintech cũng có những sáng kiến và tác động lớn đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Và công nghệ này sẽ vẫn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai, điển hình như sự ra đời của AI, machine learning, big data có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phân tích và dự đoán hành vi khách hàng. Không dừng lại ở việc tìm hiểu thói quen của người dùng, fintech còn khuyến khích họ đưa ra cách chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm hơn. 

Qua đó có thể thấy rằng tiềm năng phát triển của fintech trong tương lai là cực kỳ lớn. 

Rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những ưu điểm trên thì fintech cũng tồn tại một số rủi ro nhất định như: 

  • Những người có thu nhập khó có thể tiếp cận với dịch vụ này. 
  • Cổ phiếu của các công ty fintech lên/ xuống thất thường khiến nhiều người nghi ngờ về tính ổn định cũng như các rủi ro mà fintech có thể mang lại. 
  • Nguy cơ mất an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu bị rò rỉ hoặc ăn cắp. 
  • Cạnh tranh cao do fintech đang là thị trường “béo bở”, thu hút nhiều người tham gia. 
  • Những vấn đề về an toàn trong hệ thống fintech cần được quan tâm và đảm bảo tốt hơn. 

Các công ty Fintech của Việt Nam

Theo thống kê, tổng số công ty fintech Vietnam hiện nay khoảng 154 doanh nghiệp và được chia thành 11 phân khúc chính là: 

  • Payment (Thanh toán điện tử): Điển hình như Airpay, Momo, Grabpay by Moca, ZaloPay, VinID Pay, VN pay. 
  • Digital banking (Ngân hàng số): Điển hình như Timo. 
  • Wealth Management: Ví dụ như Money Keeper, Money Lover. 
  • Peer to peer lending: Điển hình như VayMuon, Tima,… 
  • Blockchain/ Cryptocurrency: Điển hình như KNC (Kyper network). TomoChain. 
  • Crowdfunding (gọi vốn cộng đồng): Firststep.vn, Fundingvn.com. 
  • Credit Scoring (đánh giá điểm tín dụng): điển hình như Trusting social. 
  • SMEs Financing
  • Comparison
  • POS
  • Insurtech
cty công nghệ tài chính
Danh sách các công ty startup Fintech Việt Nam (con số thống kê năm 2019)

Bài viết tham khảo: Freelancer là gì? Những nghề freelaner phổ biến tại Vietnam

Nhìn chung, fintech được đánh giá là một bước “đột phá” mới trong công tài chính. Với những thành tựu đạt được và tiềm năng trông thấy, chắc chắn fitech sẽ còn vươn xa hơn trong tương lai. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ fintech là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý chia sẻ về bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *