Gaslighting là gì? Cách bảo vệ bản thân khỏi gaslighting

Sau vụ siêu lừa đảo của Ana Bắc Giang thì thuật ngữ thao túng tâm lý hay gaslighting nhanh chóng trở nên phổ biến. Vậy gaslighting là gì? Đâu là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị gaslighting? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Gaslighting là gì? 

Gaslighting là một từ tiếng Anh, có nghĩa đen là “thắp sáng đèn ga”. Tuy nhiên, chúng được biết đến nhiều hơn với ý nghĩa là thuật ngữ mô tả hành vi làm dụng tâm lý hoặc cảm xúc khiến nạn nhân rơi vào trạng thái lo lắng, bối rối, chủ quan, nghi ngờ óc phán đoán của bản thân, mất đi cảm nhận thực tế. 

Gaslighting là thao túng tâm lý
Gaslighting là thao túng tâm lý

Ví dụ về gaslighting: 

  • Ana Bắc Giang với khả năng “thao túng tâm lý” siêu đỉnh đã khiến cho tất cả mọi người nghe theo sự sắp đặt của cô ta. Nhờ vậy mà cô ta có thể lừa được rất nhiều người với tổng số tiền lừa đảo lên đến 17 tỷ đồng. 
  • Thấy chồng liên tục nhậu nhẹt và say sỉn nên người vợ đã nhắc chồng hạn chế uống rượu bia. Tuy nhiên, người chồng liên tục nói với vợ là mình uống bia với đối tác để phát triển công việc và cô không hiểu về những khó khăn của anh khi đi làm. Thế là người vợ bắt đầu tin tưởng chuyện nhậu nhẹt của chồng là đúng và cảm thấy tội lỗi khi cằn nhằn với chồng. 

Nguồn gốc của gaslighting là gì?

Thuật ngữ “gaslighting” được dùng rộng rãi trong hoạt động nghiên cứu tâm lý và trị liệu. Chúng được bắt nguồn từ vở kịch “Gaslight” công diễn năm 1938 về nội dung liên quan bạo hành tâm lý với hai nhân vật chính là cặp vợ chồng Jack – Bella. 

Người chồng Jack đã cố gắng thuyết phục mọi người và vợ của mình rằng cô bị điên. Anh ta thay đổi toàn bộ đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm hoặc trí nhớ của cô có vấn đề. 

Vở kịch này sau đó được chuyển thể thành phim vào năm 1944 và đạt được thành công lớn. Thuật ngữ “gaslighting” cũng được dùng để miêu tả hành vi lạm dụng cảm xúc và nhận thức của con người. Kiểu thao túng này thường được dùng trong nhiều mối quan hệ như gia đình, tình yêu, công sở nhằm áp đặt hoặc lợi ích người khác. 

Thuật ngữ “gaslighting” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1938
Thuật ngữ “gaslighting” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1938

Các giai đoạn gaslighting

Gaslighting? Đây là thủ thuật lạm dụng tinh thần để thúc đẩy sự trầm cảm, lo lắng của nạn nhân. Quá trình này thường xảy ra theo các giai đoạn sau: 

  • Hoài nghi: Nạn nhân cảm thấy hoài nghi về chính mình. Những kẻ thao túng sẽ lợi dụng điều này để điều khiển, chi phối cảm xúc và suy nghĩ của nạn nhân. 
  • Phòng thủ: Nạn nhân bắt đầu tự bảo vệ chính mình để chống lại các thao túng. Khi đó, người thao túng sẽ phủ định bằng cách im lặng, phớt lờ hoặc lảng tránh sang vấn đề khác. Khi mọi sự phản kháng đều không có tác dụng, nạn nhân sẽ lún sâu vào kế hoạch mà những kẻ thao túng đã thiết lập. 
  • Trầm cảm: Đây là lúc nạn nhân cảm thấy buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, không cảm thấy hứng thú về chuyện gì. 

Dấu hiệu nhận biết những kẻ muốn gaslighting là gì?

Gaslighting có thể xuất hiện ở bất kỳ mối quan hệ nào. Những kẻ thao túng thường sử dụng nhiều thủ đoạn, chiêu trò để lợi dụng và dẫn dắt cảm xúc nạn nhân. Kẻ thao túng thường có các đặc điểm sau: 

Khiến nạn nhân thường xuyên xin lỗi

Những kẻ gaslighting thường xuyên có những hành động khiến nạn nhân cảm thấy áy náy và tội lỗi. Hắn ta có thể dùng lời nói để dồn tinh thần của nạn nhân xuống “vực thẳm”. Hoặc có thể đóng giả làm người bị hại để nạn nhân xuống nước xin lỗi trước. 

Thường xuyên nói dối

Những kẻ thao túng thường bóp méo sự thật để thay đổi nhận thức và sự phán đoán của nạn nhân. Trong hầu hết các trường hợp, kẻ thao túng giả vờ không biết hoặc có thể nói dối về nào đó nhằm “châm ngòi” sự nghi ngờ của chính bản thân nạn nhân. 

Về lâu dài, nạn nhân bị phụ thuộc, không thể tự ra quyết định mà phải thông qua ý kiến của kẻ thao túng. Lúc này, kẻ thao túng dễ dàng biến nạn nhân thành con rối và chi phối mạnh mẽ đến cảm xúc nạn nhân. 

Thường xuyên nói dối khiến nạn nhân nghi ngờ về năng lực của mình
Thường xuyên nói dối khiến nạn nhân nghi ngờ về năng lực của mình

Đưa nạn nhân vào tình huống bị phán xét

Khi thao túng tâm lý gaslighting, họ sẽ tạo ra chiếc bẫy hoàn mĩ và từ từ dẫn dắt nạn nhân bước vào. Những hành động của kẻ thao túng đều diễn ra trơn tru và tự nhiên đến mức khiến con mồi không có bất cứ sự nghi ngờ hay phòng bị nào cả. 

Lợi dụng những thứ nạn nhân trân trọng

Kẻ thao túng sẽ lợi dụng những thứ nạn nhân yêu quý và trân trọng nhất để “tóm gọn” tâm lý của nạn nhân. Ví dụ, bạn yêu thích công việc này thì họ sẽ lợi dụng nó và nói rằng công việc của bạn có nhiều vấn đề. Điều này khiến bạn cảm thấy hoang mang, không tin tưởng với thứ mình xem là yêu thích nhất. 

Lòng tự trọng thấp

Dấu hiệu nhận biết gaslight là gì? Những kẻ gaslighting thường có lòng tự trọng thấp. Bởi họ sẵn sàng đánh đổi danh dự, nhân phẩm của bản thân để được những thứ mà họ muốn. Thậm chí, họ có thể trở thành “ký sinh” của nạn nhân như ăn bám, sống dựa dẫm với nạn nhân, tự ý ra quyết định thay nạn nhân,… 

Tìm mọi cách khiến nạn nhân cô lập

Những kẻ gaslighting dùng sự dễ tin của nạn nhân để nói xấu tất cả mọi người xung để khiến nạn nhân mất niềm tin vào mọi người và chỉ tin duy nhất họ. Điều này nhằm cắt đứt sợi dây liên kết của họ với những người xung quanh. 

Đẩy nạn nhân vào trạng thái cô lập, bị phụ thuộc vào họ
Đẩy nạn nhân vào trạng thái cô lập, bị phụ thuộc vào họ

Hay hứa suông

Những kẻ thao túng tâm lý thường dùng lời hứa để kiểm soát người khác. Họ dùng lời hứa suông để gieo giắc hy vọng và sự mong đợi cho người khác. 

Luôn so sánh nạn nhân với người khác

So sánh nạn nhân với người có tài giỏi hơn là điều mà những kẻ thao túng tâm lý gaslighting thường làm nhằm làm nổi bật những khiếm khuyết, thiếu sót. Điều này khiến nạn nhân nghĩ rằng bản thân mình kém cỏi, có nhiều điểm chưa hoàn thiện, ngày càng trở nên tự ti hơn. 

Lúc này, những kẻ thao túng đóng vai trò là người rộng lượng, giúp nạn nhân có thể nhìn nhận lại chính mình. Từ đó, nạn nhân có xu hướng “thần tượng” kẻ thao túng và nghĩ rằng bản thân phải cố gắng nhiều hơn.  

Dấu hiệu nhận biết nạn nhân của gaslighting là gì?

  • Chỉ trích bản thân, luôn cảm thấy tội lỗi vì nghĩ rằng bản thân không tốt
  • Luôn có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an, đau khổ, hoài nghi,…
  • Không tự đưa ra quyết định cho riêng mình mà bị chi phối bởi ý kiến và mong muốn của đối phương. 
  • Trở nên nhạy cảm, rụt rè và tự ti hơn.
  • Tìm cách bào chữa cho các hành vi kỳ lạ của gaslighting thay vì nhìn nhận họ đang có vấn đề 
  • Luôn chủ động nhận lỗi về mình dù không phải lỗi của bản thân
  • Thất vọng, bất lực, nghi ngờ về năng lực của bản thân. 
  • Luôn cảm thấy bản thân không thể tự làm tốt bất cứ điều gì nếu không có sự trợ giúp của những kẻ thao túng

Thao túng tâm lý chỉ thường xuất hiện trong các mối quan hệ độc hại. Kẻ muốn thao túng bạn không đơn thuần mang đến cho bạn cảm xúc tiêu cực mà họ muốn chi phối suy nghĩ, cảm xúc của bản để đạt được mục đích cá nhân. 

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị thao túng tâm lý
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị thao túng tâm lý

Cách vượt qua gaslighting là gì?

Nhận diện và ứng phó với gaslighting không phải là điều dễ dàng. Bởi mọi lời nói và hành động của gaslighting vô cùng hoàn hảo. Dưới đây là một số cách giúp bạn đối mặt và vượt qua nếu không may trở thành nạn nhân của gaslighting: 

Chia sẻ với ai đó

Khi phát hiện bản thân là nạn nhân của gaslighting, bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc người thân về tình trạng của mình. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Hơn nữa, với vị trí người ngoài cuộc, đối phương sẽ đưa ra đánh giá khách quan và lời khuyên hữu ích để bạn thoát khỏi những kẻ thao túng. 

Học cách từ chối kẻ thao túng

Hãy từ chối những yêu cầu mà bạn không muốn thực hiện dù đối phương có dùng lời nói hay hành vi như thế nào. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy hơi tội lỗi. Tuy nhiên, đây là cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi việc bị kiểm soát, chi phối. Hãy nhớ rằng, những kẻ thao túng chỉ đang cố tình lợi dụng bạn để đạt được mục đích cho họ thôi!

Từ chối yêu cầu của kẻ thao túng 
Từ chối yêu cầu của kẻ thao túng

Ngừng trách móc bản thân

Những kẻ gaslighting luôn tìm mọi cách để đẩy bạn vào vòng xoáy của sự tội lỗi và hoài nghi. Nạn nhân luôn cảm thấy bản thân chưa đủ và có xu hướng tự trách móc chính mình. Điều này dẫn dắt nạn nhân tự thực hiện hành vi và ra quyết định dựa theo mong muốn của kẻ thao túng. 

Vì vậy, ngừng trách móc bản thân là việc cần làm. Hãy cởi bỏ gánh nặng vô hình và cảm xúc tiêu cực do kẻ bạo hành ấy gây ra để bắt đầu cuộc sống mới. 

Luôn tin tưởng chính mình

Hãy luôn tin tưởng chính mình. Bởi chỉ khi bạn tin vào bản thân thì mọi nỗ lực của kẻ thao túng đều trở nên vô nghĩa. 

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn nghĩ rằng có ai đó đang cố gắng thao túng tâm lý bạn thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân. Những kinh nghiệm và trải nghiệm của họ có thể giúp ích cho bạn. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. 

Thay đổi môi trường

Nếu gaslighting xảy ra trong các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, yêu đương,… thì bạn có thể xem xét đổi môi trường hoặc không tiếp tục mối quan hệ với người đó nữa. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải thích mass gaslighting là gì và các thông minh liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng tâm lý này để chủ động bảo vệ bản thân và xây dựng các mối quan hệ chất lượng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *