Đường sức từ là gì? Câu hỏi trắc nghiệm về đường sức từ

Đường sức từ là kiến thức quan trọng trong bộ môn Vật lý lớp 9. Vậy đường sức từ là gì? Đường sức từ có tính chất và đặc điểm như thế nào? Để hiểu rõ hơn về khái niệm đường sức từ thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé! 

Đường sức từ là gì?

Đường sức từ chính là những hình vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm sẽ có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.

Hình ảnh về đường sức từ
Hình ảnh về đường sức từ

Chúng ta có thể quan sát hình dạng của những đường sức từ bằng thí nghiệm từ phổ. Vậy từ phổ là gì? Từ phổ chính là một hình ảnh cụ thể về đường sức từ. Chúng ta có thể nhận thấy từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên một tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Nơi nào mà mạt sắt dày thì tức là từ trường mạnh và ngược lại nơi nào mà mạt sắt thưa thì tức là từ trường yếu.

Mỗi một đường sức từ sẽ có một chiều được xác định. Bên ngoài nam châm thì các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (ký hiệu là N) và đi vào cực Nam (ký hiệu là S).

Tính chất của đường sức từ

  • Đường sức từ chính là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tại mỗi điểm sẽ có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
  • Qua mỗi điểm thì chỉ vẽ được một đường sức từ duy nhất. Các đường sức từ sẽ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
  • Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài sẽ có dạng là các đường tròn đồng tâm. Cụ thể là tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc đối với dây dẫn.

Đặc điểm của đường sức từ

Về cơ bản thì các đường sức từ có nhiều hình dạng khác nhau căn cứ theo hình dạng của thanh nam châm. Cụ thể như sau:

Với nam châm thẳng

Đường sức từ của nam châm thẳng
Đường sức từ của nam châm thẳng
  • Bên ngoài của nam châm thì đường sức từ là những đường cong; có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm; có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam.
  • Càng gần đầu của thanh nam châm thì đường sức càng mau hơn (tức là từ trường càng mạnh hơn).

Với nam châm hình chữ U

Đường sức từ của nam châm chữ U
Đường sức từ của nam châm chữ U
  • Bên ngoài của thanh nam châm thì đường sức từ sẽ là những đường cong có hình dạng đối xứng thông qua trục của thanh nam châm chữ U; có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam.
  • Càng gần với đầu của thanh nam châm thì đường sức càng mau hơn (tức là từ trường càng mạnh hơn).
  • Đường sức từ của từ trường trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U sẽ là những đường thẳng song song cách đều nhau. Và từ trường trong khu vực đó chính là từ trường đều.

Câu hỏi trắc nghiệm về từ phổ và đường sức từ

Câu 1: Xung quanh thanh nam châm và xung quanh các dây dẫn có dòng điện luôn có…..

  • A. Dòng điện.
  • B. Cảm ứng từ.
  • C. Từ trường.
  • D. Nam châm.

Đáp án: C

Câu 2: Nhờ có ….. mà các thanh nam châm tương tác được với nhau.

  • A. Nam châm.
  • B. Dòng điện.
  • C. Từ trường.
  • D. Cảm ứng từ.

Đáp án: C

Câu 3: Bất kì ….. nào cũng có hai cực từ, đó là: cực từ Bắc và cực từ Nam.

  • A. Nam châm.
  • B. Từ trường.
  • C. Cảm ứng từ.
  • D. Dòng điện.

Đáp án: A

Câu 4: Đường sức từ là những đường cong:

  • A. mà độ mau thưa của nó được vẽ một cách tùy ý.
  • B. mà ở bên ngoài thanh nam châm nó sẽ có chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc.
  • C. không liền nét, được nối từ cực nọ đến cực kia của thanh nam châm.
  • D. mà ở bên ngoài thanh nam châm nó sẽ có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam.

Đáp án: D

Câu 5: Từ phổ chính là hình ảnh cụ thể về:

  • A. cường độ điện trường.
  • B. các đường sức từ.
  • C. cảm ứng từ.
  • D. các đường sức điện.

Đáp án: B

Câu 6: Chọn phát biểu đúng

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên trên tấm nhựa trong đặt bên trong từ trường.
  • B. Từ phổ chính là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì nơi đó có từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì nơi đó có từ trường mạnh.

Đáp án: A

Câu 7: Độ mau hay thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho chúng ta biết điều gì về từ trường?

  • A. Chỗ đường sức từ càng mau thì tức là từ trường càng yếu; ngược lại chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng mạnh.
  • B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường sẽ càng mạnh; ngược lại chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng yếu.
  • C. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt tại đó sẽ càng bị nóng dần lên.
  • D. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó sẽ có cường độ càng lớn.

Đáp án: B

XEM THÊM: 

Trên đây là những lý thuyết liên quan đến đường sức từ là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích, phục vụ hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *