Giữ chữ tín là gì? Biểu hiện, vai trò của việc giữ chữ tín 

Ông cha ta có câu “một lần bất tín, vạn lần bất tin” để nói lên tầm quan trọng của việc giữ chữ tín. Vậy giữ chữ tín là gì? Biểu hiện, vai trò của giữ chữ tín? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu nhé!

Giữ chữ tín là gì?

Giữ chữ tín là việc trọng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình. Giữ chữ tín không chỉ là tuân thủ, giữ lời hứa mà còn là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Nếu chỉ giữ lời hứa mà không có sự tin tưởng thì không được gọi là giữ chữ tín. Giữ chữ tín là một nguyên tắc đạo đức cần có của mỗi người. Nó giúp xây dựng lòng tin và gắn kết mối quan hệ giữa người với người. 

Giữ chữ tín là gì?
Giữ chữ tín là gì?

Ví dụ về việc giữ chữ tín: 

  • Mỗi lần đi chơi với các bạn, Hồng luôn là người đến sớm nhất và đúng giờ. 
  • Sau khi ra trường, nhóm bạn đại học của Hà mỗi người làm một nơi nhưng vẫn tuân thủ lời hứa khi ở trường. Đó là mỗi năm cả nhóm sẽ cùng nhau đi du lịch một lần. 
  • Sếp hứa cuối tháng để sẽ thưởng cho phòng kinh doanh nếu đạt đủ doanh thu như kế hoạch. Đến cuối tháng, doanh thu vượt mức kế hoạch và vị sếp đã giữ đúng lời hứa của mình. 

Nguồn gốc của chữ tín

Theo quan niệm Nho Giáo, Tín là một phẩm chất quan trọng của con người. Nó có nghĩa là cách cư xử đáng tin cậy, làm đúng theo lời nói. Trong Hán Ngữ, chữ tín được ghép bởi bộ Nhân và chữ “Ngôn” để thể hiện tầm quan trọng đối với mỗi con người. Không chỉ vậy, tín còn xuất hiện trong Ngũ Thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín). 

Biểu hiện của giữ chữ tín là gì?

Có nhiều biểu hiện và hành động thể hiện việc giữ lời hứa như: 

  • Tuân thủ lời cam kết và lời hứa: Người giữ lời hứa luôn làm những gì bản thân đã hứa, không trì hoãn cũng không làm ngược lại. 
  • Đúng hẹn: Họ luôn đúng hẹn và không để người khác phải chờ đợi. Họ hiểu rằng việc đến đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng với người hẹn. 
  • Trung thực và ngay thẳng: Người giữ chữ tín luôn trung thực và thẳng thắn trong giao tiếp. Họ không lừa dối hay giấu giếm người khác. 
  • Sống có trách nhiệm: Người giữ chữ tín là người sống có trách nhiệm, luôn cố gắng thực hiện lời hứa. Trong trường hợp không thể đáp ứng lời cam kết, họ sẽ thông báo ngay cho đối phương biết và gửi lời xin lỗi chân thành,…
Các biểu hiện của giữ chữ tín
Các biểu hiện của giữ chữ tín

Vai trò của việc giữ chữ tín là gì?

Giữ chữ tín là yếu tố quan trọng để xây dựng giá trị cá nhân. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và kinh doanh. 

Trong cuộc sống, người giữ chữ tín luôn được yêu quý, tôn trọng và tạo dựng mối quan hệ vững chắc với người xung quanh. Khi gặp khó khăn, mọi người sẽ luôn tin tưởng, ủng hộ và hỗ trợ bạn bất cứ khi nào. 

Trong môi trường công sở, giữ chữ tín sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin với đồng nghiệp, cấp trên và doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi thế giúp bạn thành công hơn trong việc. 

Đối với các đơn vị kinh doanh, chữ tín là yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Khi công ty giữ chữ tín sẽ được khách hàng và đối tác kinh doanh tin tưởng. Từ đó, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. 

Ngoài ra, việc thực hiện đúng lời hứa cũng là cách để gia tăng cảm giác hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Giữ chữ tín đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và kinh doanh
Giữ chữ tín đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và kinh doanh

Cách rèn luyện giữ chữ tín

  • Làm tốt công việc, nhiệm vụ của bản thân. 
  • Luôn đúng giờ khi hẹn người khác. 
  • Tuân thủ đúng lời hứa và lời cam kết của mình. Hãy đảm bảo bạn thực hiện được điều đó trước khi hứa hẹn với người khác. 
  • Sống có trách nhiệm với những gì mình đã cam kết. Đừng coi đó là lời nói vui tai để làm hài lòng đối phương ở thời điểm hiện tại. 
  • Tôn trọng và bảo vệ bí mật của người khác. 
  • Nếu không giữ được lời hứa vì có lý do khách quan thì hãy xin lỗi, thông báo cho đối phương biết và kịp thời sửa sai. 
Cách rèn luyện giữ chữ tín
Cách rèn luyện giữ chữ tín

Những câu tục ngữ, ca dao về giữ chữ tín

  1. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  2. Chữ tín còn quý hơn vàng.
  3. Lời nói như đinh đóng cột.
  4. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
  5. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
  6. Nhất ngôn cửu đỉnh.
  7. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
  8. Quân tử nhất ngôn.
  9. Giấy rách còn giữ lấy lề.
  10. Nói lời phải giữ lấy lời – Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
  11.  Nói chín thì phải làm mười – Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
  12. Hay gì lừa đảo kiếm lời – Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
  13. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa
  14. Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ
  15. Nhất ngôn cửu đỉnh.
  16. Đã nói là làm.
  17. Ai ơi đã quyết thì hành – Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng của việc giữ chữ tín là gì. Dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì thì con người luôn phải giữ chữ tín. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh và ngày càng giàu đẹp hơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *