Lễ Thất Tịch là gì? Tại sao vào ngày thất tịch lại ăn đậu đỏ?

Nếu phương Tây có ngày 14/2 là ngày lễ Tình Nhân dành cho các cặp đôi yêu nhau thì ở một số nước Phương Đông cũng có ngày lễ Tình Nhân riêng, được gọi là ngày Thất Tịch. Vậy lễ Thất Tịch là gì? Hay Ngày Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ đâu? Tại sao người ta lại hay ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch? Cùng tìm hiểu nhé!

Lễ Thất Tịch là gì? 

Đây là ngày lễ tình nhân của một số nước phương Đông, đôi khi chúng còn được gọi là “ngày Valentine” Đông Á theo các nói của người phương Tây. Lễ Thất Tịch được tổ chức vào ngày mùng 7/7 Âm Lịch hàng năm, gắn liền với sự tích về câu chuyện tình yêu cảm động của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ. 

le-that-tich-la-gi
Ngày Thất Tịch là gì? Nguồn gốc của lễ Thất Tịch

Truyền thuyết kể rằng Ngưu Lang là một chàng trai nghèo, sống bằng nghề chăn trâu nhưng rất hiền lành, tốt bụng và có phẩm chất tốt. Một lần tình cờ, Ngưu Lang gặp Chức Nữ – nàng tiên dệt vải và là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt những đám mây ngũ sắc trên bầu trời. 

Tình cảm của đôi nam nữ dành cho nhau dần đơm hoa kết trái. Hai người kết duyên phu thê và cùng nhau trải qua những tháng năm hạnh phúc với hai người con, một gái một trai. 

Cuộc sống bình yên vốn không kéo dài được bao lâu thì Chức Nữ buộc phải quay lại Thiên Đình theo lệnh của Thượng Đế. Ngưu Lang vì thương nhớ vợ  nên đã mang hai đứa con nhỏ đuổi theo Chức Nữ nhưng không thể vượt qua sông Thiên Hà – ranh giới giữa cõi phàm – tục. Không chịu từ bỏ, Ngưu Lang một mực đứng đó chờ Chức Nữ quay lại. Từ đó, cạnh sông Thiên Hà xuất hiện một vì sao, người ta gọi đó là sao Ngưu Lang. 

Chức Nữ trở lại Thiên Đình cũng không còn vui vẻ, hạnh phúc như trước mà chỉ buồn bã, khóc thầm. Cảm động trước tình cảm chân thành của hai người, Vương Mẫu Nương nương đã đồng ý để họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 Âm Lịch, gọi là ngày Thất Tịch. 

Thực tế, có khá nhiều phiên bản về chuyện tình của Ngưu Lang – Chức Nữ. Tuy nhiên, điểm chung nhất của các phiên bản này chính là mối tình trắc trở, đầy bi thương của Ngưu Lang, Chức Nữ và sự ra đời của ngày Thất Tịch 7/7 Âm lịch. 

Bài viết tham khảo: Ngày 19/11 là ngày gì? những sự kiện gì diễn ra trong ngày này?

Ý nghĩa của ngày Thất Tịch ở một số nước Phương Đông

Lễ Thất Tịch của Trung Quốc

Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Ngày Xảo Tịch, Ngày Thất Thư Đản, Ngày Khất Xảo Tiết. Đây là một trong những lễ hội đặc biệt quan trọng của người dân Trung Hoa. 

Vào ngày này, các cô gái chưa chồng sẽ cầu nguyện với nàng Chức Nữ với mong ước có được đôi tay khéo léo trong việc nữ công gia chánh, nhất là thêu thùa và dệt vải. 

Một số khu vực khác, những cô gái chưa chồng sẽ cầu nguyện để lấy được một người chồng tốt. Đồng thời cũng tham gia các cuộc thi về thêu thùa hay tạo hình trên hoa quả như dưa hấu, xoài,… Ngoài ra, họ còn đặt một cây kim lên bát nước với hy vọng sẽ không bị chìm. Bởi hình ảnh kim không chìm biểu tượng cho sự khéo léo, thông minh và trưởng thành cho người con gái. 

le-that-tich-la-fi
Người Trung Quốc đón lễ Thất Tịch như thế nào?

Ngoài ra, ở một số khu vực của Trung Quốc còn có phong tục 7 người bạn sẽ làm bánh bột nhào cùng nhau. Trong đó, họ sẽ cất giấu một tờ giấy đỏ, 1 đồng xu và 1 cây kim vào 3 chiếc bánh. Khi ăn, người ăn được chiếc bánh có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và cái kết viên mãn; người có đồng xu sẽ được phù hộ về vật chất, trở nên giàu có, còn người có cây kim sẽ khéo léo hơn. 

Lễ Thất Tịch của Việt Nam

Trong văn hóa của người Việt, ngày Thất Tịch còn được gọi là ngày ông Ngâu – bà Ngâu, một cách gọi khác của Ngưu Lang – Chức Nữ. Sở dĩ có cái tên này là do trong ngày lễ Thất Tịch, trời thường mưa rả rích cả ngày, được gọi là mưa ngâu. Đó cũng chính là nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang – Chức Nữ khi gặp nhau. 

Đặc biệt, theo lịch sử ghi lại, vào đời vua Lý Thánh Tông, khi ở tuổi 42 mà vẫn chưa có con truyền ngôi. Vì vậy, nhà vua đã đến cầu tự ở một ngôi chùa vào ngày 7/7 Âm Lịch và sinh được Thái Tử Càn Đức. Cũng chính vì lý do đó mà ngày Thất Tịch là ngày lễ quan trọng của chùa Hà; trở thành ngày hội cầu tình duyên, cầu con đàn cháu đống và hạnh phúc cho gia đình. 

Bên cạnh đó, nhiều người còn tin rằng nếu đôi lứa yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày 7/7 thì sẽ luôn bên nhau, sống hạnh phúc. 

le-that-tich-o-viet-nam
Vào ngày lễ Thất Tịch, những người độc thân thường đến chùa để cầu duyên, mong sớm gặp được ý trung nhân

Lễ Thất Tịch của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, lễ Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata – ngày kỷ niệm cuộc hội ngộ giữa Orihime (tức sao chức Nữ) và Hikoboshi (sao Ngưu Lang). Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình lên mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku và treo lên cành trúc trước cửa nhà với mong muốn Orihime sẽ giúp họ trở nên khéo léo hơn và Hikoboshi sẽ mang lại sự thịnh vượng và mùa màng bội thu. 

Bên cạnh đó, những đôi lứa yêu nhau sẽ đến đền chùa cầu tình duyên, mong muốn tình yêu của họ luôn được bền, đẹp. 

le-Tanabata
Lễ Thất Tịch du nhập vào Nhật Bản và được gọi với tên gọi là lễ Tanabata

Lễ Thất Tịch của Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch của xứ xở kimchi được biết đến với tên gọi là Chilseok, ý nghĩa của ngày lễ này khá khác biệt so với Trung Quốc hay Việt Nam. Bởi thời điểm diễn ra lễ Chilseok vào mùa mưa, sau thời gian nóng khắc nghiệt nhất đi qua. Vì vậy, những người dân Hàn Quốc gọi nước mưa là nước Chilseok và tắm nước mưa với mong ước có được sức khỏe tốt. 

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm các loại nông sản phát triển tốt nhất. Vì vậy, dưa chuột, bí ngô và dưa hấu được sử dụng nhiều trong mùa lễ. Đặc biệt, Chilseok là lễ hội để người Hàn thưởng thức những món ăn ngon được làm từ lúa mì bởi họ quan niệm rằng khi mùa lễ đi qua, những cơn gió lạnh ập tới có thể làm hỏng hương vị của lúa mì. 

Tại sao vào ngày Thất Tịch người ta lại ăn đậu đỏ? 

Trong những năm gần đây, giới trẻ truyền tai nhau về phong tục ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp sớm gặp được ý trung nhân, thoát kiếp FA (độc thân). Mặc dù chưa có bất kỳ thông tin nào chứng minh sự thật rằng ăn đậu đỏ có thể thoát ế. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn ăn sâu vào trong tiềm thức của các bạn trẻ và trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Thất Tịch.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của nhiều quốc gia phương Đông, đậu đỏ là vật mang lại sự may mắn bởi màu đỏ là màu tượng trưng cho sự vui vẻ, tốt lành và tràn đầy hạnh phúc. Vì vậy, ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch được coi là cách cầu nhân duyên, giúp những ai chưa có người yêu có thể “thoát ế”. Với những cặp đôi yêu nhau, ăn đậu đỏ vào ngày này sẽ giúp cho tình cảm đôi lứa được vững bền và không bao giờ bị chia cắt. 

che-dau-do
Phong tục ăn chè đậu đỏ “thoát ế” trong ngày lễ Thất Tịch của giới trẻ

Lễ Thất Tịch vào ngày nào trong năm?

Theo Lịch Âm, ngày Thất Tịch diễn ra cố định vào mùng 7/7 (Âm lịch) hàng năm. Tuy nhiên, nếu tính theo lịch Dương sẽ có sự thay đổi theo từng năm. Cụ thể như sau: 

  • Ngày Dương của lễ Thất Tịch 2019 vào thứ 4, ngày 7 tháng 8
  • Ngày Dương của lễ Thất Tịch năm 2020 vào thứ 3 ngày 25 tháng 8
  • Ngày Dương của lễ Thất Tịch năm 2021 vào thứ 7, ngày 14 tháng 8
  • Ngày Dương của lễ Thất Tịch năm 2022 vào thứ 5 ngày 4 tháng 8.

Bài viết tham khảo:

Những ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam mà bạn cần ghi nhớ

Tết đoàn viên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết đoàn viên

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc lễ Thất Tịch là gì và tại sao người ta lại hay ăn chè đậu đỗ vào ngày Thất Tịch. Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hay và bổ ích cho bạn đọc. Đừng quên truy cập thường xuyên vào website supperclean.vn để cập nhật nhiều nhiều kiến thức hữu ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *