Những ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam mà bạn cần ghi nhớ

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng có những ngày lễ lớn trong năm để tưởng nhớ, kỷ niệm hay đánh dấu các thời khắc quan trọng trong lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều người, nhất là thế hệ trẻ thường ít quan tâm và nhớ hết những ngày lễ kỷ niệm này. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, supperclean.vn sẽ giúp bạn điểm qua các ngày lễ lớn trong năm của người Việt Nam nhé!

Những ngày lễ lớn trong năm theo lịch Âm 

Khi tìm hiểu các ngày lễ lớn trong năm 2015, 2016, 2018, 2019,… hay bất kỳ thời gian nào đều không thể bỏ qua các ngày sau: 

Tết Nguyên Đán (từ  1/1 – 3/1)

Đây là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Tết là thời điểm giao mùa, là sự khởi đầu của năm mới và là sự thay đổi của vạn vật, cây cỏ. Tết mang đến cho con người bao sự hứa hẹn, cầu mong về một năm mới tốt lành, an khang và thịnh vượng. Đặc biệt hơn nữa, Tết còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau để tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ nhất. 

Cũng chính vì đây là dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho niềm tin, sự may mắn và biết bao ước nguyện chân thành nên Tết Cổ Truyền mang ý nghĩa sâu sắc hơn bất kỳ ngày lễ nào khác. 

nhung-ngay-le-lon-trong-nam
Tết Nguyên Đán – Ngày lễ quan trọng nhất của người Việt

Tết Nguyên Tiêu (Ngày 15/1)

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm đầu tiên của năm mới nên mang ý nghĩa rất thiêng liêng. Vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Nguyên Tiêu của người Việt vẫn mang một bản sắc riêng. 

Vào ngày này, chúng ta thường đi chùa để cầu nguyện sức khỏe, sự an lành cho các thành viên trong gia đình, cầu mong một năm mới “thuận buồm, xuôi gió” trong công việc và cuộc sống. Dân gian ta có câu nói “Lễ Phật hàng năm không bằng ngày Rằm tháng giêng” cũng để thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của ngày lễ này. 

nhung-ngay-le-lon-trong-nam
Tết Nguyên Tiêu

Tết Hàn Thực (Ngày 3/3)

Nhắc đến Tết Hàn Thực, người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh trôi, bánh chay – một món ăn đặc trưng của ngày lễ này với các nguyên liệu chính là: đậu xanh, bột gạo nếp,… Đây là món ăn thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công sinh thành và dưỡng dục của những người đã khuất. Cũng bởi ý nghĩa đấy mà bánh trôi, bánh chay trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống và ẩm thực của người Việt. 

Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/3)

Đây là một ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, Phú Thọ) nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với các vua Hùng đã có công dựng nước. Vì vậy mà từ xưa đến nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có một vị thế rất đặc biệt trong tâm thức của người Việt. 

Không chỉ vậy, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng còn được UNESCO công nhận là một Di sản Văn Hóa Phi Vật Thể của nhân loại (ngày 6/12/2012). 

các-ngay-le-lon-trong-nam-cua-nguoi-viet-nam
Cảnh dâng lễ lên các vua Hùng trong ngày giỗ Tổ

Lễ Phật Đản (Ngày 15/4) 

Là một ngày lễ trang trọng kỉ niệm ngày Phật giáo ra đời. Vào ngày này, các Phật Tử đều ăn chay, không sát sinh, dọn dẹp nhà cửa và trang trí bàn thời thật đẹp. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia lễ tắm Phật, làm công đức tại các đền, chùa, nghe các Pháp Sư giảng giải về cuộc sống,…. 

Một số nơi còn thả chim, thả cá,… để hiến dâng sự sống cho muôn loài và tỏ lòng thành kính, cầu mong những điều bình an, tốt lành đến với gia đình. 

Tết Đoan Ngọ (Ngày 5/5)

Hay còn được biết đến với cái tên dân giã là Tết Diệt Sâu Bọ bởi đây là giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh nên vào những ngày này, người dân sẽ có các tục để phòng ngừa dịch bệnh. 

Lễ vật cúng trong ngày tết Đoan Ngọ thường là bánh tro, hoa quả, rượu nếp để xua đuổi bệnh tật, diệt trừ sâu bọ. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các thành viên quay quần bên nhau. 

tet-doan-ngo
Một số món ăn của ngày tết Đoan Ngọ

Tết Trung Thu (Ngày 15/8)

Trung Thu là một trong các ngày lễ lớn trong năm dành cho thiếu nhi. Theo phong tục của người Việt, tất cả các thành viên sẽ quây quần bên nhau để làm cỗ cúng tổ tiên. Lễ vật là bánh trung thu và mâm ngũ quả. Khi trăng lên, mọi người cùng nhau tụ tập trò chuyện, ăn hoa quả, ngắm trăng,… Trẻ em được phá cỗ, vui chơi, rước đèn,…

Bài viết tham khảo: Tết đoàn viên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết đoàn viên

Tết Ông Công Ông Táo (23/12)

Đây là một ngày lễ mang đậm truyền thống tâm linh của người Việt. Cứ đến ngày 23/12, mọi gia đình sẽ làm mâm cơm cúng để tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời. Đây cũng là dịp để người dân cảm tạ và sám hối những sai trái với thần linh. 

bên cạnh đó, người Việt ta còn có phong tục mua cá chép về để phóng sinh trong ngày này và coi đó là phương tiện để ông Công, ông Táo lên chầu trời

tet-ong-cong-ong-tao
Mâm cơm cúng đưa ông Công, ông Táo lên chầu Trời.

Lễ Tất Niên (Ngày 29/12 hoặc ngày 30/12)

Lễ Tất Niên là một phong tục lâu đời trong nét đẹp văn hóa riêng của người Việt nhằm kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Lễ Tất Niên thường diễn ra vào ngày 30/12 (đối với tháng đủ) hoặc ngày 29/12 (đối với tháng thiếu).

Vào thời điểm này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa; làm mâm cơm cúng và tổ chức tiệc mừng để nhìn lại một năm đã qua và chờ đợi giây phút giao thừa của năm mới. Sau một năm vất vả làm việc, mọi người cùng nhau tận hưởng không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui bên gia đình. 

Các ngày lễ lớn trong năm theo lịch Dương

So với lịch Âm, chúng ta có khá nhiều những ngày lễ lớn trong năm theo lịch Dương. Cụ thể như sau: 

  • Tết Dương Lịch (1/1): Hay còn được gọi là tết Tây. Dù còn khá mới mẻ và không phải là ngày lễ chính nhưng đây cũng là dịp để những người con xa nhà, xa quê trở về với gia đình. Họ cùng nhau quây quần trò chuyện và tổ chức tiệc tùng. 
  • Ngày lễ tình nhân Valentine (14/2): Đây là ngày đặc biệt dành riêng cho các cặp đôi yêu nhau. Vào ngày này, họ sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn uống và gửi những lời chúc tốt nhất đến tình yêu của họ; hy vọng tình yêu của họ sẽ cập bến đến bến bờ hạnh phúc. 
nhung-ngay-le-lon-trong-nam
Valentine là ngày dành cho các cặp đôi yêu nhau
  • Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2): Ngày lễ này được bắt đầu từ sau năm 1955, gắn liền với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho Hội nghị các cán bộ của ngành Y tế. Từ đó trở đi, chúng ta quyết định lấy ngày này làm ngày truyền thống của ngành Y. 
  • Ngày Quốc tế Phụ Nữ (8/3): Đây là ngày tôn vinh những người làm vợ, làm mẹ, làm bà đã luôn hy sinh cho hạnh phúc gia đình và là hậu phương vững chắc để những người chồng có yên tâm công tác. Trong ngày này, người con, người chồng sẽ gửi những lời chúc, lời cảm ơn và những món quà ý nghĩa đến bà, đến mẹ và đến vợ của mình. 
  • Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)
  • Ngày cá tháng Tư (1/4): Là ngày nói dối – một ngày vô cùng đặc biệt với chúng ta, nhất là những người hài hước và vui nhộn. Trong ngày này, bạn có thể thoải mái nói dối và không sợ đối phương giận. 
  • Ngày giải phóng miền Nam (30/4): Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, đánh dấu sự kiện miền Nam được giải phóng, thống nhất hai miền Bắc – Nam và bắt đầu công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta.  
  • Ngày Quốc tế Lao Động (1/5)
  • Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5)
  • Ngày của mẹ (13/5): Là ngày lễ kỷ niệm tôn vinh người mẹ, tình mẹ và sự góp sức của những người mẹ đối với xã hội. 
ngay-cua-me
13/5 – Ngày tôn vinh những người làm mẹ
  • Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5): Ngày lễ kỷ niệm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Cha Già kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam. Bác là người đặt nền móng, lãnh đạo dân tộc Việt Nam khởi nghĩa, giành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 
  • Ngày Quốc tế Thiếu Nhi (1/6): Đây là ngày lễ dành riêng cho thiếu nhi. Vào ngày này, trẻ em trên khắp cả nước được vui chơi và nhận những lời chúc, món quà ý nghĩa từ những người yêu thương. 
  • Ngày của cha (17/6): Được phổ biến bắt đầu từ thế kỷ XX để bổ sung cho Ngày của mẹ nhằm tôn vinh những bậc làm cha, làm mẹ. 
  • Ngày báo chí Việt Nam (21/6)
  • Ngày gia đình Việt Nam (28/6)
  • Ngày dân số thế giới (11/7)
  • Ngày thương binh liệt sĩ (27/7)
  • Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam (28/7)
  • Ngày tổng khởi nghĩa (19/8)
  • Ngày Quốc Khánh (2/9): Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với dân tộc Việt Nam. Bởi ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). 
  • Ngày thành lập Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (10/9)
  • Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10)
  • Ngày giải phóng thủ đô (10/10)
  • Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10)
  • Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10): Vào ngày 20/10, tất cả những người phụ nữ đều xứng đáng được nhận những lời chúc, những món quà ý nghĩa từ nam giới. Vì vậy, hãy đừng ngần ngại thể hiện tình cảm của bạn với họ, chắc chắn họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. 
  • Ngày Halloween (31/10)
  • Ngày Pháp Luật Việt Nam (9/11)
  • Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Là ngày tôn vinh các nhà giáo Việt Nam. 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn và gửi những lời tri ân sâu sắc đến các thầy, các cô – những “người lái đò thầm lặng” đưa bạn đến bến bờ tương lai.  
nhung-ngay-le-lon-trong-nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
  • Ngày thành lập Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam (23/11)
  • Ngày toàn thế giới phòng chống AIDS (1/12)
  • Ngày kháng chiến toàn quốc (19/12)
  • Ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (22/12)
  • Lễ giáng sinh (24/12)

Bài viết tham khảo: 1 năm có bao nhiêu tuần, bao nhiêu giờ?

Trên đây là thông tin tổng hợp các ngày lễ lớn trong năm của người Việt Nam mà bạn nên biết. Với nhiều người Việt nói chung, Tết Âm Lịch là một ngày lễ đặc biệt và quan trọng nhất trong năm. Trong những ngày này, chúng ta thường dành tặng những món quà và lời chúc ý nghĩa tới bạn bè và những người thân yêu. 

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *