Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos gọi là gì?

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp máy tính bỗng dưng “sống chậm lại” một cách bất thường hay đang lướt mạng thì đường truyền bị tắc nghẽn không? Dấu hiệu đó có thể là do máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos. Vậy hiện tượng máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu và giải đáp qua bài viết này nhé!

máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì?
Tìm hiểu về tình trạng máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng cho các đợt tấn công DDos

Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos gọi là gì?

Đây là hiện tượng máy tính người dùng bị tin tặc thâm nhập thông qua các mã độc và trở thành mục tiêu bị lợi dụng cho các cuộc tấn công DDos nhằm mục đích làm quá tải, phá hoại một dịch vụ trực tuyến hoặc một website nào đó. Không chỉ vậy, tin tặc cũng có thể lấy đi các dữ liệu cá nhân trong máy tính người dùng nhằm phục đích tống tiền hoặc phát tán thông tin.

Vậy máy tính bị nhiễm độc là gì? Tấn công DDos là gì?

Bài viết tham khảo:

Tìm hiểu về phần mềm chống virus của Microsoft trên windows 10

0x0 0x0 Cách fix lỗi Error trên các hệ Windows 10,11,…đơn giản

Đây là tình trạng máy tính bị nhiễm virus, kèm theo đó là những đoạn mã độc được thiết kế với hai mục đích chính:

  • Hacker sẽ tự động truy cập ngầm vào máy tính của người dùng để thực hiện chủ đích cá nhân như: phá hoại hệ thống máy, đánh cắp thông tin,…
  • Khi máy tính người dùng bị nhiễm virus, hacker sẽ nhân bản virus để có thể lây nhiễm các tệp tin và gây ảnh hưởng đến các thiết bị lưu trữ như: ổ cứng, thiết bị nhớ, ổ đĩa mềm,…
máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì?
Máy tính bị nhiễm mã độc là gì?

Dos là gì? 

Dos được viết đầy đủ “Denial of Service”, có nghĩa là “Từ chối dịch vụ”. Đây là một hình thức tấn công phổ biến, được nhiều hacker sử dụng nhất hiện nay. Để tấn công từ chối dịch vụ, tin tặc sẽ tạo ra lượng lớn các truy cập đến máy tính mục tiêu khiến cho máy chủ không kịp xử lý.

Dưới đây là các kiểu tấn công Dos phổ biến:

  • SYN Flood Attack
  • Peer-to-Peer Attacks
  • Teardrop Attack
  • Ping Flood Attack

DDos attack là gì? 

DDos attack được viết đầy đủ là “Distributed Denial of Service Attack”, được hiểu là “tấn công từ chối dịch vụ phát tán”. Đây được coi là phiên bản cao cấp nhất của Dos bởi chúng rất khó ngăn chặn. Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Dos/DDos) để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho hệ thống máy chủ trực tuyến.

máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì?
Tấn công DDos cực kỳ nguy  hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

DDos sẽ thực hiện các đợt tấn công nhằm lấy hết dữ liệu của hệ thống máy, tăng lưu lượng truy cập trực tuyến đến máy chủ; từ đó làm cho truy cập đến máy chủ bị ngắt quãng. Đồng thời, nó cũng có thể làm cho truy cập mạng bị chập chờn, thậm chí là không thể truy cập được và làm tê liệt toàn hệ thống.

Các kiểu tấn công DDos được hacker sử dụng nhiều nhất:

  • Tấn công băng thông.
  • Tấn công thông qua các phần mềm trung gian.
  • Tấn công giao thức,..

Điều nguy hiểm nhất của hình thức tấn công này là nó phát tán từ nhiều địa chỉ IP. Vì vậy khi hacker tấn công, rất khó để có thể phát hiện ra chúng và ngăn chặn. Hơn nữa, hacker không chỉ thực hiện trên một chiếc máy tính mà còn thực hiện trên hàng triệu máy tính nhằm phục vụ cho mục đích tấn công của mình.

Nguyên nhân máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos là gì?

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do sự bất cẩn của người dùng và các lỗ hổng bảo mật trên thiết bị. Ví dụ khi bạn tải phần lậu hoặc truy cập vào trang web bị dính mã độc thì nguy cơ máy tính của bạn bị nhiễm mã độc và bị tin tặc xâm nhập là điều không thể tránh khỏi.

Khi muốn đánh sập một hệ thống hay một website nào đó, tin tặc sẽ điều khiển hàng loạt các máy tính bị nhiễm mã độc để làm tắc nghẽn, sập hệ thống máy chủ của site đó. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao website bị “đánh hội đồng”.

máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì?
Sử dụng các phần mềm lậu làm tăng nguy cơ máy tính bị nhiễm mã độc

Dấu hiệu máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos

Nếu không may thiết bị của bạn xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn đang bị lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Dos/DDos):

  • Máy tính có dấu hiệu giật, chậm, lag bất thường khi đang sử dụng. Bạn chỉ mở một file hoặc một trang web thôi cũng tốn rất nhiều thời gian.
  • Không thể truy cập được vào các trang web mà thường ngày bạn vẫn hay truy cập.
  • Các chương trình lạ hoặc chương trình hỗ trợ điều khiển từ xa tự động được cài đặt trên thiết bị mà bạn không hay biết.
  • Chuột máy tính tự động di chuyển dù bạn không động đến hoặc không sử dụng.
  • Không thể truy cập được vào các trang mạng xã hội như Facebook, Gmail, Instagram,….
  • Thông tin, dữ liệu cá nhân tự dưng được công khai hoành tráng trên mạng xã hội,…
dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm mã độc
Máy tính bị chậm một cách bất thường

Làm thế nào để hạn chế tình trạng máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos?

Để phòng tránh trường hợp thiết bị của bạn bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng để phục vụ các đợt tấn công từ chối dịch vụ, bạn nên:

  • Sử dụng các phần mềm có bản quyền, tuyệt đối không tải và cài đặt các phần mềm lậu, crack,…
  • Thường xuyên cập nhật hệ điều hành để bảo vệ máy tính được tốt nhất.
  • Thiết lập, cài đặt hệ thống tường lửa để bảo vệ máy tính.
  • Cài đặt các chương trình diệt virus, tốt nhất là nên sử dụng các phần mềm trả phí.
  • Tuyệt đối không click vào những đường link lạ, không rõ nguồn gốc trong email hoặc trên mạng xã hội,…
cách bảo vệ máy tính khỏi mã độc
Cài đặt các chương trình, phần mềm diệt virus để bảo vệ máy tính

Các phòng chống DDos cho website

Đối với các website, để phòng chống các cuộc tấn công DDos, người dùng có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Cài đặt Firewall cứng cho website.
  • Dùng Cloudflare để chống các cuộc tấn công DDos cho website.
  • Giới hạn số lượng truy cập mà máy chủ có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chống tải lại trang web để bảo vệ website.
  • Chống iframe để bảo vệ website, chống các đợt tấn công DDos.

Bài viết tham khảo: Tại sao laptop không lên nguồn? Các cách khắc phục lỗi

Trên đây là thông tin giải đáp máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDos gọi là gì? Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng trên và cách phòng tránh. Nếu bạn có bất kỳ góp ý gì về bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *