Nếu thường xuyên theo dõi các show tìm kiếm tài năng thì chắc hẳn đã nhiều lần bạn nghe đến “mentor”. Thực tế thì mentor được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống chứ không riêng gì các show truyền hình. Vậy mentor là gì? Mentor là ai? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Contents
Mentor là gì? Vai trò của mentor
Hiểu đơn giản, mentor là những người cố vấn, hỗ trợ và truyền cảm hứng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, từ học tập, công việc cho đến các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Mentor được sử dụng để phân biệt với mentee. Vậy mentee là gì? Đó là những người được cố vấn, được hỗ trợ.
Mentor là hình ảnh đại diện cho sự tăng trưởng tích cực. Họ luôn sẵn sàng lắng nghe mọi tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn và các vấn đề mà mentee gặp phải để từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích từ chính kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của họ.
Ví dụ “Bộ ba quyền lực” siêu mẫu Thanh Hằng, siêu mẫu Võ Hoàng Yến và diễn viên/ ca sĩ Minh Hằng đã từng đảm nhiệm vị trí Mentor trong chương trình The Face 2018 để tư vấn, cố vấn chuyên môn cho các thí sinh tham gia chương trình.
Hay trong hoạt động kinh doanh, Thiền sư Kobun Chino Otogawa được biết đến là một mentor của Steve Jobs (nhà sáng lập ra Apple). Sự ảnh hưởng của vị Thiền sư này đối với CEO Apple được thể hiện qua triết lý tối giản nhất trong thiết kế các sản phẩm của hãng. Bên cạnh đó, Thiền sư cũng thường xuyên hiện diện trong các sự kiện quan trọng mang tính chất cá nhân của Steve Jobs. Mối quan hệ này được kéo dài rất lâu cho đến khí Thiền sư qua đời.
Trong cuộc sống hiện nay, mentor không nhất định phải là một chức danh cụ thể. Họ có thể là một người sếp luôn dìu dắt, giúp đỡ bạn trong công việc; có thể là bố mẹ, một người bạn thân hay thậm chí chỉ là một người bạn ngẫu nhiên chúng ta gặp trong buổi hội thảo, đi chơi với bạn bè,…
Bài viết tham khảo: Plot twist là gì? Top những phim có plot twist hay nhất
Sự khác nhau giữa Coach và Mentor là gì?
Như thông tin chia sẻ trên, mentor là người giám sát, tư vấn, đưa ra những hỗ trợ về kiến thức chuyên môn, thậm chí là hỗ trợ tâm lý cho người được cố vấn; giúp họ nhận ra những thiếu sót và tự rút ra bài học cho bản thân. Mentor luôn là người đi trước, có kiến thức chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế.
Mentor không giống Coach (huấn luyện viên) bởi Coach chỉ tập trung vào phát triển kỹ năng và các kiến thức chuyên môn cao, mang tính chuyên nghiệp. Ngược lại, mentor lại tập trung vào phát triển cá nhân hơn. Trong một số hoàn cảnh, Coach giữ nhiệm vụ giống như một người huấn luyện viên cao cấp.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa mentor và mentee không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kinh nghiệm mà còn thể hiện ở sự tin tưởng, có thể đồng hành với nhau trong quãng thời gian dài.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, bạn có thể tham khảo ví dụ sau: Giám đốc của một doanh nghiệp thuê Coach đến hướng dẫn quy trình bán hàng cho nhóm nhân sự cốt lõi của doanh nghiệp. Khi khóa huấn luyện này kết thúc, nhóm nhân sự đó đã nắm bắt được bằng cách tự vận hành mà không cần sự hỗ trợ của Coach.
Tuy nhiên, metor thì không như vậy. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, mentor luôn giám sát, chỉ ra những điểm thiếu sót và đưa ra lời khuyên giúp nhân viên hoàn thiện hơn.
Tại sao bạn cần có một mentor cho riêng mình?
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp, để xác định đúng phương hướng phát triển và hạn chế tối đa các rủi ro. Khi đó, cần phải có một mentor để giúp bạn vượt qua những khó khăn đó.
Trong thực tế, không bắt buộc ai cũng phải có cho mình một mentor riêng. Tuy nhiên, nếu có thì điều đó lại càng tốt bởi:
- Họ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được con đường thành công cho riêng mình.
- giúp bạn biết được bản thân mình đang bị thụt lùi hay đang tiến lên.
- Đưa ra những lời khuyên quý giá và hữu ích giúp bạn phát triển tốt nhất. Mentor phải là người vạch sẵn hướng đi cho bạn mà họ sẽ tác động giúp bạn nên đi con đường nào là đúng đắn và chính xác.
- Lắng nghe mọi tâm tư, phiền lòng của bạn và giúp bạn tìm ra cách giải quyết tốt nhất, thậm chí là sự hỗ trợ về mặt tâm lý.
- Tạo điều kiện giúp bạn mở rộng mối quan hệ của chính mình.
- Sẵn sàng chia sẻ cho bạn mọi kiến thức, kinh nghiệm mà họ có được.
Nếu đang cộng tác với một người đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên thì xin chúc mừng bạn đã tìm được mentor tốt cho mình. Vì vậy, hãy cố gắng trân trọng họ nhé!
Công việc của mentor là gì?
Xây dựng quan hệ thân thuộc trước khi trở thành quan hệ cố vấn
Thông thường, mentor chỉ lựa chọn những người có điểm tương đồng với họ về giá trị sống để hỗ trợ và cùng nhau đồng hành. Bởi nếu quan điểm của hai bên mà khác nhau thì rất khó để hợp tác lâu dài và đưa ra giải pháp phát triển hợp lý. Mối quan hệ tốt đẹp này được hình thành và nuôi dưỡng dựa trên những giá trị mà mentor mang lại.
Tập trung vào phát triển con người hơn khả năng
Những người mentor giỏi không chỉ giúp mentee nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn hình thành những tính cách tốt, nhận thức được giá trị của bản thân, biết cách cảm thông và tôn trọng người khác. Họ sẽ giúp mentee thành công một cách toàn diện, được mọi người đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và cách sống.
Tạo sự lạc quan
Lạc quan là nguồn năng lượng tích cực giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, mentor luôn tìm cách truyền cảm hứng, truyền động lực giúp mentee luôn lạc quan, dám đối diện trực tiếp với vấn đề và tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Quan tâm đến lợi ích của mentee hơn là lợi ích của tổ chức lớn
Dựa vào những kiến thức chuyên môn, tầm nhìn và kinh nghiệm bản thân, mentor sẽ đưa ra những định hướng đúng đắn giúp người được cố vấn tự khởi nghiệp và gặt hái thành công bằng chính khả năng của họ (mentee). Mentor luôn tìm cách phát hiện và phát huy tối đa những thế mạnh vốn có mentee.
Kỹ năng cần có để trở thành một mentor giỏi?
Để trở thành mentor giỏi, bạn cần phải có đầy đủ các phẩm chất phù hợp với nghề như:
Thứ nhất, kinh nghiệm là thế mạnh và là yếu tố quan trọng để trở thành một mentor giỏi. Mentor là những người có tuổi nghề cao, đã từng trải qua nhiều giai đoạn phát triển của sự nghiệp nên họ có thể thấu cảm được những khó khăn và biết cách phải nỗ lực như thế nào thì mới có thể đạt được thành công như ý nguyện. Từ đó họ mới có thể truyền đạt kinh nghiệm, lời khuyên và năng lượng giúp các mentee phát triển tốt nhất.
Thứ hai chính là tính cách. Đây là nhân tố quan trọng cần có ở người mentor giỏi. Ở họ luôn có sự chững chạc, trưởng thành, điềm tĩnh, tự tin để mentee phải kính trọng và nể phục. Trong công việc, họ luôn là tấm gương sáng và có ảnh hưởng lớn đến các mentee.
Thứ ba, mentor và mentee luôn có cùng mục tiêu với nhau. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng bởi sự kết hợp ăn ý sẽ giúp khoảng cách đến với thành công ngày càng rút ngắn và dễ đi hơn. Đồng thời, mentor luôn phải ưu tiên nhiều thời gian cho công việc và bất cứ khi nào cần thì họ luôn phải có mặt.
Thứ tư, mentor cần có sự quan tâm và tin tưởng vào mentee. Ngoài công việc, xây dựng mối quan hệ gần gũi với các mentee là điều cực kỳ quan trọng của người mentor. Phải luôn theo sát người cộng sự của mình để thúc đẩy họ thành công. Đôi khi, những động viên về tinh thần, tình cảm còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với hỗ trợ về kiến thức.
Bên cạnh đó, mentor có sự tin tưởng vào khả năng, kỹ năng của người mình được hỗ trợ. Bởi nếu như không có sự tin tưởng, họ sẽ không thể tận dụng hết năng lực, kiến thức của mình để hỗ trợ cho mentee và giúp họ đạt được thành công tốt nhất.
Ngoài ra, metor cần phải luôn là người lạc quan, có tinh thần hăng hái và lối sống tích cực. Sự lạc quan đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực đến những người xung quanh, giúp cho công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, mentor cần phải biết cách xây dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với người đang hợp tác. Hãy biến mối quan hệ với mentee trở thành những người bạn thay vì mối quan hệ thầy – trò.
Hơn nữa, sự cởi mở và chân thành cũng là nhân tố quan trọng giúp tạo dựng niềm tin giữa hai bên và gắn kết nhau chặt chẽ hơn.
Bài viết tham khảo: Senorita là gì? senorita đọc thế nào? Lyrics & nghĩa của bài hát
Qua bài viết trên, có thể thấy được mentor đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mentee. Họ không chỉ là người thầy mà còn là người bạn đồng hành tuyệt vời giúp mentee có được sự thành công cho riêng mình. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ mentor meaning là gì.