ROA là gì? ROE là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

ROA và ROE đều là các chỉ số quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn chỉ số ROA là gì? ROE là gì? Mối quan hệ giữa hai chỉ số này như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!

roa là gì
Tìm hiểu về hai chỉ số ROA và ROE

ROA là gì?

Định nghĩa về chỉ số ROA

Trước khi tìm hiểu về chỉ số ROA có nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ROA là viết tắt của từ gì? Trong tiếng Anh, ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets. Đây là tỷ số lợi nhuận trên giá trị của tài sản hay còn gọi là hệ số sinh lời ròng dựa trên số vốn kinh doanh. 

ROA đo lường mức độ sản sinh lợi nhuận của doanh nghiệp đối với tổng số vốn đầu tư. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể biết được doanh nghiệp sử dụng tài sản để kiếm lời có hiệu quả hay không.

Bài viết tham khảo: P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào thì tốt? Cách tính chỉ số P/E

Cách tính ROA

Ta có công thức tính ROA như sau:

roa là gì

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (còn gọi là lợi nhuận ròng): Đây là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tổng tài sản bình quân: Đây là bình quân tổng tài sản kỳ đầu và kì cuối của doanh nghiệp. Lưu ý, tổng tài sản bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Chỉ số ROA được tính dựa trên bảng báo cáo tài chính trong doanh nghiệp được công bố định kỳ theo từng quý và từng năm.

Ví dụ: Công ty A có tổng số vốn là 6.000.000 USD và lợi nhuận ròng là 1.800.000 USD. Công ty B có cùng lợi nhuận ròng nhưng nguồn vốn là 7.200.000 USD. Tính ROA của công ty A và B?

Lời giải:

Ta có:

Chỉ số ROA của công ty A là:

ví dụ roa

Chỉ số ROA của công ty B là:

roa

Dựa vào kết quả phân tích ROA, có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty A tốt hơn công ty B.

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?

Tài sản của công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay. Mọi hoạt động của công ty đều sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, ROA được coi là thước đo hiệu quả của hoạt động chuyển hóa vốn đầu tư thành lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư dễ dàng biết được doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi trên một đồng vốn đầu tư. ROA cung cấp những thông tin liên quan đến khoản lãi được sinh ra từ nguồn vốn đầu tư ban đầu nên chúng được coi là con số biết nói trong doanh nghiệp.

Khi ROA có giá trị càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tốt.

roa là gì
Ý nghĩa của chỉ số ROA

Đối với các công ty cổ phần, ROA có sự khác biệt bởi chúng phụ thuộc nhiều vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau của từng doanh nghiệp. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên nhà đầu tư nên sử dụng ROA để theo dõi và so sánh chỉ số này trong từng công ty qua mỗi năm. Bên cạnh đó, cũng chỉ nên so sánh ROA của những công ty đương đương nhau về ngành nghề cũng như quy mô kinh doanh.

Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán, chỉ số ROA lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng với các nhà đầu tư. Bởi nếu cổ phiếu của doanh nghiệp có chỉ số ROA càng cao thì sẽ có giá trị cao hơn và được ưa chuộng nhiều hơn so với cổ phiếu của các công ty khác.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Mặc dù không được quan tâm nhiều như ROE nhưng ROA vẫn được các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp quan tâm. Dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp được đánh giá là có đủ năng lực tài chính nếu chỉ số ROA lớn hơn 7,5%. Tuy nhiên, việc theo dõi chỉ số ROA trong một năm không đủ để nói lên toàn bộ viễn cảnh về năng lực hoạt động của doanh nghiệp  mà nhà đầu tư cần theo dõi ít nhất là trong khoảng 3 năm liên tục.

Trong thời gian đó, nếu ROA được duy trì ở mức ổn định và không có sự thay đổi nhiều, luôn ở mức >= 10%/ năm thì doanh nghiệp đó được đánh giá là hoạt động tốt, nguồn tài chính ổn định; được giới chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá cao.

ROE là gì?

Định nghĩa về chỉ số ROE

ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return on Equity; được hiểu là phần lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hay chính là lợi nhuận trên số vốn. 

Hiểu đơn giản hơn, khi bạn bỏ một số vốn tự có (vốn của bản thân, không vay mượn) để kinh doanh thì sau một thời gian sẽ thu được lãi. Khi đó, ROE chính là số tiền lãi đó chia cho số tiền vốn bạn đã bỏ ra ban đầu. 

roe là gì
Chỉ số ROE có nghĩa là gì?

Đối với các cổ đông trong doanh nghiệp, ROE đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi thông qua đó, họ có thể theo dõi và biết được một đồng vốn mình đầu tư có thể sinh lời được bao nhiêu. 

Công thức tính ROE

Ta có công thức tính như sau:

Công thức tính  chỉ số ROE
Công thức tính chỉ số ROE

Ví dụ: Số vốn ban đầu của doanh nghiệp A là 2 tỷ đồng, trong đó có 0,5 tỷ đồng là vốn đi vay ngân hàng. Lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp A là 300 triệu đồng. Tính chỉ số ROE?

Lời giải:

Ta có: 

  • Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp A = 2 – 0.5 = 1.5 tỷ đồng.
  • Chỉ số ROE của doanh nghiệp là:

roe

Bài viết tham khảo: Lợi nhuận ròng là gì? Nó khác với thu nhập thuần như thế nào?

Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tức là khả năng sinh lời ứng với mỗi đồng vốn bỏ ra. Về mặt lý thuyết, những công ty có ROE càng cao thì có khả năng sử dụng vốn hiệu quả và ngược lại. Đặc biệt, cổ phiếu có ROE cao sẽ được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng và giá trị cổ phiếu cũng cao hơn so với các loại cổ phiếu khác. 

Khi đánh giá về chỉ số ROE, nhà đầu tư thường đánh giá từ các góc độ: 

  • ROE nhỏ hơn hoặc bằng với lãi vay ngân hàng: Trong trường hợp này, lợi nhuận sinh ra chỉ đủ để trả lãi ngân hàng.
  • ROE lớn hơn so với lãi vay của ngân hàng: Khi đó, cần đánh giá xem doanh nghiệp đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa. Từ đó, xem xét xem doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng chỉ số ROE trong tương lại hay không.

Ngoài ra, khi chỉ số ROE cao và được duy trì ổn định trong nhiều năm cũng cho thấy lợi thế cạnh của doanh nghiệp đó. Thông thường, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hoặc doanh nghiệp độc quyền thường có ROE khá cao. 

Ý nghĩa của chỉ số ROE
Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE bao nhiêu thì tốt?

Theo tiêu chuẩn quốc tế, ROE được coi là tốt khi đạt mức tối thiểu là 15%. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và tình hình lạm phát cao như hiện nay thì chỉ số ROE đạt 15% cũng rất khó làm hài lòng nhà đầu tư. 

Hơn nữa, khi đánh giá chỉ số ROE, chúng ta nên đánh giá ít nhất là trong vòng 3 năm liên tiếp thì mới có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, trong thời gian đánh giá mà ROE luôn giữ mức trên 20% và có xu hướng tăng thì doanh nghiệp được đánh giá là tốt. 

Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá ROE cũng cần phải xem xét đến các yếu tố có khả năng tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như: lạm phát, thị trường,…

Mối quan hệ giữa ROE và ROA là gì?

Dựa vào cách tính ROA và ROE, chúng ta có thể thấy rằng chúng chỉ khác nhau duy nhất ở phần mẫu số. Tức là ROA được xác định bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng số nguồn vốn còn ROE được xác định bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. 

Từ đó, ta có:

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu. 

Để đánh giá một doanh nghiệp có phát triển tốt hay không, nhà đầu tư sẽ dựa trên chỉ số đòn bẩy tài chính. Một doanh nghiệp được cho là phát triển tốt nếu đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý. Do vậy, khi đầu tư, người ta thường xem xét đến hai chỉ số ROA và ROE. 

Ví dụ: 

Công ty A có ROA = 15% và ROE = 20%.

Công ty B có ROA = 5% và ROE = 30%.

Nếu hai công ty A và B có điều kiện tài chính, quy mô kinh doanh tương đương nhau thì công ty A vẫn được đánh giá cao mặc dù công ty B có ROE cao. 

roe roa là gì
Mối quan hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE

Bài viết tham khảo: Mentor là gì? Dấu hiệu để nhận biệt một “mentor” tốt

ROA và ROE đều là các chỉ số quan trọng để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ ROA là gì, ROE là gì và một số thông tin liên quan đến hai chỉ số này. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc chia sẻ thêm thông tin về chủ đề, hãy để lại bình luận dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé! Mọi sự góp ý từ quý độc giả sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện bài viết được tốt hơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *