MSG là gì? MSG là chất gì và được sản xuất như thế nào?

MSG là một loại gia vị vô cùng quen thuộc với nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tên viết tắt của loại gia vị này nên cảm thấy xa lạ. Vậy MSG là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhất về MSG qua các thông tin trong bài viết này nhé!

MSG là gì?

MSG là viết tắt của từ gì? MSG là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mononatri glutamat, thường được gọi với tên bột ngọt hoặc mì chính. Đây là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong nấu ăn nhằm tạo ra vị ngon ngọt của thịt kèm thêm 1 chút vị mặn cho các món canh, món kho, súp, các loại nước chấm,…. 

Tìm hiểu thông tin về MSG là chất gì? 
Tìm hiểu thông tin về MSG là chất gì?

Tóm lại, công dụng chính của bột ngọt là giúp cân bằng được hương vị và làm cho món ăn trở nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì bột ngọt được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung nhiều hơn. 

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm tại Hoa Kỳ cùng Liên minh châu Âu đã chứng nhận bột ngọt là loại gia vị an toàn. Bởi chúng được làm từ các chất tạo vị 100% tự nhiên. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, MSG từ một gia vị gắn liền với các nước Châu Á, đến nay đã được lan rộng và sử dụng phổ biến hơn trên khắp thế giới.

MSG được sản xuất như thế nào?

MSG được sử dụng nhiều trong nấu ăn, nhưng lại có ít người hiểu rõ về nó. Sau khi tìm hiểu kỹ về “MSG là gì?/MSG nghĩa là gì?” chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy trình sản xuất bột ngọt ở dưới đây.

MSG được làm từ những nguyên liệu nào?

Các thành phần chính để làm bột ngọt (MSG) gồm có: Mía đường, củ cải đường, sắn hoặc ngô. Người ta sẽ sản xuất ra MSG bằng cách lên men các nguyên liệu này và sơ chế để cho ra được loại gia vị có màu trắng tinh.

MSG là gì? Nguyên liệu để sản xuất ra bột ngọt
MSG là gì? Nguyên liệu để sản xuất ra bột ngọt

Bột ngọt chính là muối natri của axit glutamic – một loại axit amin không thiết yếu có trong rất nhiều loại thực phẩm. Ví dụ như: thịt, trứng, cá, ngô và các loại hạt. Loại axit amin này khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích vị giác và tạo nên vị umami.

Quy trình sản xuất MSG 

Để sản xuất ra bột ngọt, người ta thường sử dụng nguyên liệu là dịch đường được chiết ép từ cây mía. Dịch đường trước khi lên men phải được thanh trùng để đảm bảo điều kiện vô trùng. 

Có rất nhiều loài vi sinh vật có thể giúp lên men đường để tạo ra L-glutamate. Tuy nhiên trong thực tiễn, loài Corynebacterium glutamicum lại được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình lên men. Người ta sẽ cấy giống vi sinh vật thuần chủng này để nhân sinh khối lượng cho đến khi đạt được mật số đủ yêu cầu cho quy trình sản xuất đại trà MSG. 

Sau đó, vi sinh vật Corynebacterium glutamicum sẽ được đưa vào các bể chính của hệ thống lên men dịch đường. Phương pháp lên men bổ sung thường hay được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình sản xuất bột ngọt. 

Các điều kiện hóa lý học sẽ được điều chỉnh tối ưu nhất cho quá trình lên  men diễn ra thuận lợi. Đường được bổ sung không liên tục trong suốt quá trình lên men và duy  trì ở nồng độ 13-16%. Vi sinh vật sẽ sử dụng đường lên men để chuyển hóa thành L-glutamate. Khi nồng độ L-glutamate được tích lũy ngày càng tăng trong dịch lên men cho đến khi đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất thì sẽ dừng lại. 

Kết thúc quá trình lên men, chất L-glutamate được tạo thành sẽ có lẫn nhiều tạp chất. Do đó, phải tinh chế để loại bỏ đi các tạp chất này ra khỏi dung dịch. Tiếp theo, người ta sẽ trung hòa L-glutamate bằng NaOH nồng độ 40-50% để tạo thành muối dạng bột – monosodium glutamate (bột ngọt). 

Sau đó, sản phẩm sẽ được mang đi lọc, kết tinh bằng phương pháp sấy chân không. Các tinh thể bột ngọt sẽ được tách ra riêng biệt và đóng gói thành phẩm để sẵn sàng để sử dụng.

MSG có hại không?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc sử dụng bột ngọt trong nấu ăn. Nhiều người cho rằng bột ngọt có hại cho cơ thể nên họ sử dụng đường để thay thế cho bột ngọt. Vậy MSG có hại cho sức khỏe không?

MSG nghĩa là gì? Tìm hiểu về tác hại của MSG?
MSG nghĩa là gì? Tìm hiểu về tác hại của MSG?

Axit glutamic có trong bột ngọt có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não, kích thích các tế bào thần kinh tăng cường truyền tín hiệu. Vì lý do này mà MSG đã được xếp vào loại chất kích thích trong năm 1969. 

Một nghiên cứu đã phát hiện rằng khi tiêm MSG liều lớn vào chuột sơ sinh sẽ gây ra tác dụng thần kinh có hại. Trên thực tế, hàm lượng glutamate tăng lên cao trong não sẽ gây hại cho hệ thần kinh và cơ thể. Đồng thời, trong một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với một liều lượng nhỏ MSG cũng có thể làm tăng nồng độ glutamate trong máu lên tới 556%. 

Một số người có thể gặp phải tác dụng phụ khi ăn nhiều bột ngọt với các triệu chứng đau đầu, ngứa ran, căng cơ, tê, sức khỏe yếu hoặc da chuyển đỏ. Tuy nhiên, lại không có một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy MSG hoạt động giống như một loại thuốc kích thích khi tiêu thụ số lượng nhỏ và trung bình trong thực phẩm.

Xem thêm:

Chế phẩm Bt là gì? Tác hại của thuốc trừ sâu Bt như thế nào?

OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là gì? Tiêu chuẩn của OCOP?

Như vậy, với các thông tin bên trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn MSG là gì? Cách sản xuất bột ngọt như nào? Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu hơn về loại gia vị này vào có hàm lượng sử dụng phù hợp khi nấu các món cho gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *