Nhiệt năng là gì? Các cách thay đổi nhiệt năng của một vật

Trong chương trình Vật Lý 8, chúng ta đã được làm quen với khái niệm nhiệt năng của một vật. Vậy nhiệt năng là gì? Làm cách nào để thay đổi nhiệt năng của vật? Những thông tin chia sẻ bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Nhiệt năng là gì? 

Trước khi tìm hiểu khái niệm nhiệt năng là j, chúng ta cùng xem một số ví dụ sau đây: 

  1. Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào thau nước. Lúc này, ta sẽ thấy nhiệt năng của miếng sắt giảm và nhiệt năng của nước tăng lên. 
  2. Xoa hai bàn tay vào nhau, ta thấy tay của mình nóng lên. 

Như vậy, nhiệt năng là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo thành vật đó. Tất cả mọi vật trên Trái Đất đều có nhiệt năng, bởi những phần tử cấu tạo nên vật sẽ luôn luôn chuyển động. 

Nhiệt năng phụ thuộc và tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Khi nhiệt độ của vật mà càng cao thì các phần tử cấu tạo vật sẽ chuyển động càng nhanh. Đồng thời, nhiệt năng của vật cũng sẽ càng lớn. 

nhiệt năng là gì
Nhiệt năng của một vật là gì?

Bài viết tham khảo: Nhiệt lượng là gì? Công thức, kí hiệu & bài tập về nhiệt lượng

Cách làm thay đổi nhiệt năng

Thực hiện công

Khi ta tác dụng một lực vừa đủ lên vật sẽ làm thay đổi nhiệt năng của vật. Ta có thể thực hiện bằng nhiều cách như: dùng búa đập nhiều lần vào vật, bẻ cong vật một vài lần, mài vật lên bề mặt của vật khác,… 

Ví dụ: Dùng tay chà sát chiếc đồng xu xuống sàn nhà. Lúc này, nhiệt độ của đồng xu tăng lên, nhiệt năng của đồng xu tăng lên.

thực hiện công

Truyền nhiệt

Thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt tức là ta cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Có nhiều cách để truyền nhiệt, trong đó phổ biến nhất là: thả vật vào cốc nước nóng, hơ vật trên ngọn lửa, phơi vật dưới ánh nắng mặt trời. 

Ví dụ: Thả chiếc đồng xu vào cốc nước nóng. Sau một thời gian, ta sẽ thấy nhiệt độ của đồng xu tăng lên, tức là nhiệt năng của đồng xu tăng lên. Hơn nữa, do nước nóng truyền nhiệt cho đồng xu nên nhiệt năng của nước cũng giảm. 

Mối quan hệ giữa nhiệt lượng và nhiệt năng là gì?

Nhiệt lượng và nhiệt năng là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật sẽ mất đi hoặc nhận thêm được trong quá trình truyền nhiệt. 

Ví dụ: Khi bị sốt, chúng ta thường sử dụng miếng dán hạ sốt. Lúc này, phần nhiệt năng của cơ thể bị mất đi chính là nhiệt lượng. 

Hay khi dùng búa gõ nhiều lần vào miếng sắt, ta sẽ thấy nhiệt độ của miếng sắt tăng lên, tức là nhiệt năng của sắt tăng lên. Phần nhiệt năng mà sắt nhận được (thêm vào) được gọi là nhiệt lượng. 

Ứng dụng của nhiệt năng là gì?

Nhiệt năng được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày của con người. Ví dụ như: 

  • Phục vụ cho công việc nấu ăn hàng ngày của con người. Nhiệt năng được dùng để hâm nóng, làm chín thức ăn trong các thiết bị nhà bếp như nồi cơm điện, bếp gas, lò nướng,…. 
  • Làm nước nóng để phục vụ cho nhu cầu thường ngày của con người. 
  • Làm ấm không khí trong những ngày thời tiết giá lạnh, điển hình như các thiết bị: chăn điện, lò sưởi,… 
  • Dùng để sấy khô, hạn chế tình trạng bị nấm mốc với các thiết bị tiêu biểu như: máy hút ẩm, máy sấy,…
nhiệt năng là gì
Pin mặt trời – ứng dụng của nhiệt năng

Một số bài tập về nhiệt năng

Dựa vào những kiến thức đã học về nhiệt năng của 1 vật là gì và cách thay đổi nhiệt năng của vật, hãy giải thích các hiện tượng sau đây: 

Ví dụ 1: Khi ta nung nóng miếng đồng rồi thả vào thau nước lạnh. Hãy cho biết nhiệt năng của đồng và nước đã thay đổi như thế nào? Đây là quá trình thực hiện công hay sự truyền nhiệt?

Lời giải: 

  • Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm, đồng thời nhiệt năng của nước sẽ tăng lên.
  • Đây là sự truyền nhiệt. 

Ví dụ 2: Xoa hai tay vào nhau, ta thấy tay nóng lên. Vậy đã có sự chuyển hóa tự dạng năng lượng nào sang dạng nào? Đây là quá trình thực hiện công hay sự truyền nhiệt?

Lời giải: 

  • Hiện tượng trên đã có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. 
  • Đây là quá trình thực hiện công. 

Ví dụ 3: Thả rơi quả bóng từ độ cao h, ta thấy mỗi lần quả bóng nảy lên thì độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng, quả bóng không nảy lên mà có lăn trên mặt đất. Vậy cơ năng đã biến mất hay nó chuyển hóa thành dạng năng lượng khác?

Lời giải: 

Do va chạm với mặt đất nên cơ năng đã bị chuyển hóa thành nhiệt năng làm cho bề mặt tiếp xúc giữa quả bóng và mặt sàn nóng lên chứ không phải cơ năng bị mất đi. 

Trên đây là một số kiến thức chia sẻ nhiệt năng là gì, hy vọng sẽ mang đến cho quý bạn đọc thật nhiều thông tin hay và hữu ích nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *