Ô tô có bao nhiêu chi tiết? Tên gọi & chức năng từng bộ phận

Ô tô có bao nhiêu chi tiết? Theo các chuyên gia, cần phải có khoảng 30.000 chi tiết để cấu tạo nên một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những chi tiết này được gói gọn trong 3 bộ phận chính là: thân vỏ xe ô tô, buồng lái và gầm xe. Trong bài viết này, superclean.vn sẽ giúp bạn phân biệt và chỉ rõ chức năng từng bộ phận trên xe ô tô.

Bài viết tham khảo: Tên gọi các bộ phận trên xe máy mà người dùng hay nhầm lẫn

Các bộ phận cấu tạo thân vỏ xe ô tô

o-to-co-bao-nhieu-chi-tiet
Cấu tạo thân vỏ ô tô

Thân vỏ là bộ phận quan trọng của xe ô tô, được ví như lớp quần áo mà chúng ta mặc. Một chiếc xe có vẻ ngoài sang trọng hay thể thao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kiểu dáng, màu sắc và từng đường nét trên khung vỏ ô tô. 

Vật liệu làm vỏ xe ô tô chủ yếu là composit, nhựa, thép,… chủ yếu là các sản phẩm của công nghệ đúc và được gia công áp lực. 

Trên thân vỏ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có những đặc điểm và chức năng riêng biệt:

  • Nắp ca pô: Là phần khung kim loại đặt ở vị trí đầu xe. Bộ phận này có tác dụng bảo vệ khoang động cơ trong xe. Nắp ca-pô được thiết kế đóng – mở dễ dàng, rất thuận tiện khi chủ xe muốn sửa chữa, bảo dưỡng hoặc trang bị thêm phụ tùng cho xe.
  • Lưới tản nhiệt: Là một trong các bộ phận quan trọng cấu tạo khung xe ô tô. Lưới tản nhiệt cho phép luồng khí từ bên ngoài thổi vào xe, giúp làm mát động cơ và hạ nhiệt độ khi động cơ bị nóng. Đồng thời, lưới tản nhiệt còn có tác dụng bảo vệ động cơ trong xe và bộ tản nhiệt của xe.
  • Cản xe: Là một bộ phận cấu tạo thân vỏ xe ô tô, được lắp ở vị trí đằng trước và đằng sau xe. Cản ô tô giúp giảm thiểu các rủi ro tai nạn giao thông cho các hành khách trên xe khi có lực va chạm mạnh và hạn chế hư hại đến các bộ phận khác của xe.
  • Đèn pha ô tô: Là bộ phận được lắp ở vị trí bên phải và trái của đầu xe, được nối liền với nắp ca-pô. Đây là một bộ phận rất quan trọng của xe, dùng để chiếu sáng và dẫn đường cho người lái khi đi vào những đoạn đường tối hoặc có ánh sáng yếu. Đặc biệt, vào ban đêm, đèn pha ô tô có thể trở thành một tín hiệu xin đường.
  • Kính chắn gió xe ô tô: Là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên phần vỏ xe ô tô. Kính chắn gió được đặt ngay phía trước xe, trên nắp ca-pô với tác dụng bảo vệ người ngồi trong xe khỏi những các vấn đề thời tiết như: mưa, gió, nắng, bụi,… cũng như hạn chế các rủi ro tai nạn giao thông.
  • Gương chiếu hậu: Là bộ phận được lắp bên phải và bên trái, được nối liền với kính chắn gió trước xe. Gương chiếu hậu giúp người lái quan sát đường khi di chuyển hoặc muốn xin đường, chuyển làn.

Cấu tạo các bộ phận trong buồng lái xe ô tô

o-to-co-bao-nhieu-chi-tiet
Buồng lái của xe ô tô

Buồng lái xe ô tô hay còn được gọi là phần nội thất của xe. Cấu tạo buồng lái xe ô tô gồm có các bộ phận sau: 

–   Vô lăng: Là bộ phận dùng để điều khiển hướng đi của xe. Tùy thuộc theo luật giao thông của từng quốc gia mà vô lăng được thiết kế bên trái hoặc bên phải trong khoang lái. Ở Việt Nam, vô lăng được thiết kế ở buồng lái trái.

–   Bảng Táp – lô: Là vị trí tổng hợp nhiều bộ phận chức năng của buồng lái, gồm có:

  • Bảng đồng hồ: Gồm có đèn báo, màn hình, các loại đồng hồ như vận tốc xe, đồng hồ số, đồng hồ xăng,….
  • Bảng điều khiển: Được sử dụng để điều khiển các tiện ích xe như: đèn, gạt nước, máy lạnh,…
  • Công tắc chính: Được thiết kế ở trục tay lái với 4 nút: LOCK (Khóa tay lái), ACC (Chỉ cấp điện cho một số thiết bị), ON (Chỉ cấp điện khi máy đã hoạt động) và START (Vị trí khởi động máy).

–   Bàn đạp phanh: Có tác dụng dừng chuyển động và giữ vị trí cố định của xe. Bàn đạp nhanh gồm: 

  • Bàn đạp phanh chân: Được thiết kế nằm bên phải của trục vô lăng lái, nằm giữa trục ga và trục côn. Bàn đạp phanh được dùng để thay đổi tốc độ và dừng chuyển động của xe. 
  • Phanh tay: Được sử dụng để dừng hoặc đỗ xe tại một vị trí nào đó. Phanh tay được thiết kế trên giá đỡ bên phải của trục tay lái.  

–   Bàn đạp ly hợp (hay còn gọi là xe số sàn): Là bộ phận nằm ở vị trí bên trái của trục lái. Chúng được sử dụng để khởi động, chuyển số hoặc dừng không sử dụng phanh.

–   Bàn đạp ga ô tô: Được thiết kế ở vị trí bên phải trục vô lăng, cạnh bàn đạp phanh. Bàn đạp ga giữ nhiệm vụ điều khiển lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ.

–   Cần điều khiển số: Là bộ phận được lắp đặt ở vị trí bên phải của tài xế, có tác dụng giúp điều khiển sự ăn khớp của bánh răng để thay đổi tốc độ di chuyển của xe. 

–  Ghế ngồi: Là một trong các bộ phận quan trọng của xe, là vị trí để các hành khách nghỉ ngơi trên xe.

Cấu tạo các bộ phận gầm ô tô

gam-xe-o-to
Hình ảnh gầm xe ô tô

Gầm được ví như bộ khung xương của xe, nâng đỡ tất cả các bộ phận khác của xe. Gầm ô to được cấu tạo từ các bộ phận sau:

–   Trục các đăng: Là trục nối hai bộ vi sai của xe, giữ nhiệm vụ truyền lực từ động cơ đến bánh xe, giúp xe di chuyển. Vận tốc chuyển động của xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ quay của trục các đăng.

–   Vi sai: Gồm rất nhiều bánh răng được liên kết với nhau. Vi sai có tác dụng hỗ trợ truyền lực từ động cơ vào trục các đăng đến bánh xe. 

–   Bánh xe: Được cấu tạo gồm lốp bọc ngoài, trục bánh xe, ruột bánh xe, vành xe, ruột bên trong, hệ thống phanh xe.

Bài viết tham khảo:  Dòng xe Hybrid có tốt không? Có nên mua & sử dụng xe Hybrid không

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ô tô có bao nhiêu chi tiết, tên gọi và chức năng từng bộ phận của xe ô tô. Đừng quên Like & Share nếu bạn thấy những chia sẻ trên của chúng tôi hay và bổ ích nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *