Phiến diện là gì? 6 biểu hiện thường gặp ở người suy nghĩ phiến diện

Dù ở bất kỳ thời đại nào, lối tư duy phiến diện đều mang lại nhiều hậu quả xấu. Vậy phiến diện là gì? Đâu là các biểu hiện của suy nghĩ phiến diện? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phiến diện là gì?

Phiến diện là thiên về một phía, một chiều, không nhìn nhận vấn đề dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. 

Phiến diện là một thuật ngữ được dùng để chỉ cách suy nghĩ, hành động và giải quyết vấn đề không toàn vẹn, thường mang tính chủ quan. Tức là chỉ nhìn nhận dựa trên một yếu tố hoặc một vài góc độ mà không nhìn tổng thể, bao quát. 

Phiến diện trái nghĩa với toàn diện. Trong tiếng Anh, phiến diện được viết là one-sidedness. 

Phiến diện là cái nhìn một chiều, mang tính chủ quan
Phiến diện là cái nhìn một chiều, mang tính chủ quan

Phiến diện là gì? – Ví dụ minh họa

Ta có thể dễ dàng lấy ví dụ về sự phiến diện trong cuộc sống. Giống như truyện ngụ ngôn ‘Thầy bói xem voi’. Mỗi ông thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi rồi đoán ra hình dáng của nó. Người thì nói giống đỉa, người thì phán giống đòn càn,… Cứ như vậy, không ai chịu ai rồi đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán. Ngược lại, nếu như các thầy chịu khó lắng nghe nhau, nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau thì có lẽ đã chẳng có câu chuyện cười này cho thế hệ sau rồi!

Hay như trường hợp người chồng thấy vợ mình mỗi buổi sáng đều mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Anh ta cho rằng vợ mình có mối quan hệ ngoài luồng nên mới ăn diện. Vì vậy, anh ta đã to tiếng mắng chửi vợ, xảy ra mâu thuẫn gia đình. Nếu như anh ta chịu khó tìm hiểu một chút thì sẽ biết được chị vợ chỉ dùng kem che khuyết điểm để che những vết rạn da. 

Hay như trường hợp con số 6 cũng phần nào giúp bạn hiểu rõ phiến diện là gì. Khi đứng ở đầu bên này, bạn sẽ thấy số đó là số 6. Những nếu đứng ở đầu đối diện, bạn sẽ thấy nó là số 9 chứ không phải số 6. 

Bởi vậy, chỉ bằng đôi mắt, chúng ta khó có thể nhìn được toàn diện cuộc sống này. Hãy tiếp nhận và chọn lọc ý kiến từ những người xung quanh để có cái nhìn tổng quát hơn. Việc suy nghĩ hời hợt, suy đoán mò mẫm sẽ khiến chúng ta nhận thức sai lầm và lệch lạc hơn thôi!

Một số ví dụ về cái nhìn phiến diện
Một số ví dụ về cái nhìn phiến diện

Những cái nhìn phiến diện đang hiện hữu trong xã hội

Quan điểm, cái nhìn phiến diện là gì? Đó là những quan điểm, suy nghĩ mang hơi hướng chủ quan, không xem xét đa chiều. Tuy nhiên, những suy nghĩ này lại đang tồn tại rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Có thể kể đến như: 

  • Các bậc phụ huynh cho con theo học rất nhiều lớp năng khiếu với suy nghĩ học thêm nhiều thứ kiểu gì cũng có lợi. Trong khi đó, họ không quan tâm đến sở thích và mong muốn của trẻ. Nhiều gia đình còn định hướng và bắt con phải theo học ngành này, ngành kia vì có tương lai phát triển nhưng chưa chắc con đã yêu thích công việc đó… 
  • Một vấn đề khác đang rất được quan tâm hiện nay là trầm cảm ở trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ con ngày nay được ăn ngon mặc sướng, đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần, chỉ ăn với học nhưng cũng stress. Tuy nhiên, mấy ai biết được những đứa trẻ đấy phải đối mặt với nhiều thứ như áp lực thành tích, bạn bè, kỳ vọng của ba mẹ,… Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận nó theo hướng đa chiều hơn; học cách lắng nghe để thấu hiểu con nhiều hơn….
  • Định kiến “phụ nữ ăn mặc hở hang nên bị sàm sỡ”. Đây là phản ứng đổ lỗi cho nạn nhân trong các vụ quấy rối, sàm sỡ nơi công cộng. Tuy nhiên, suy nghĩ này quá phiến diện và mang tính chủ quan; bởi rất nhiều trường hợp ăn mặc kín đáo cũng bị quấy rối. Các chuyên gia khẳng định rằng việc bị tấn công tình dục không liên quan đến trang phục mà người phụ nữ mặc. Họ thích diện đồ như thế nào ra đường là quyền lựa chọn của họ. 

Các biểu hiện của người có quan điểm phiến diện là gì?

Các biểu hiện của người có suy nghĩ phiến diện
Các biểu hiện của người có suy nghĩ phiến diện
  • Thích “thống trị” cuộc đối thoại: Họ luôn biến mình trở thành trung tâm của cuộc trò chuyện. Họ nói nhiều về sở thích, quan điểm, suy nghĩ cá nhân mà không quan tâm đến chuyện người khác nói. 
  • Phạm vi sở thích hẹp: Họ thường chỉ tập trung vào một số chủ đề hạn chế, loại trừ các lĩnh vực họ không biết hoặc không qua tâm ra khỏi cuộc sống. 
  • Suy nghĩ nhanh chóng: Họ gặp khó khăn trong việc đồng cảm hoặc nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ. Họ nhanh chóng đưa ra đánh giá tổng quát chỉ dựa trên một vài dữ kiện và loại bỏ các quan điểm thay thế. 
  • Thường có xu thế chống lại sự thay đổi: Người có suy nghĩ phiến diện thường rất cứng ngắc trong suy nghĩ và hành động. Họ thường chống lại những ý tưởng hoặc trải nghiệm mới. Điều này xuất pháp từ tư duy chủ quan, ngại thay đổi của con người. 
  • Nhu cầu kiểm soát mạnh mẽ: Họ luôn tìm mọi cách để kiểm soát tình huống, đảm bảo sở thích và mong muốn của họ được đáp ứng tối nhất.
  • Thiếu nhận thức về bản thân: Người có tính cách phiến diện khó nhận thức được hành vi và thái độ của mình có tác động như thế nào đến người khác. Vì vậy, họ thường có xu hướng chống lại các chỉ trích, phản hồi từ người xung quanh. 

Tác hại của suy nghĩ phiến diện là gì?

Hình thành suy nghĩ lệch lạc

Phiến diện khiến chúng ta chỉ đơn thuần nhìn vào một mặt, có thể là mặt xấu hoặc tốt nhưng phần lớn là mặt xấu. Bởi vậy, việc suy nghĩ vấn đề ở một khía cạnh khiến chúng ta có cái nhìn không toàn diện về sự vật. Từ đó, hình thành những suy nghĩ sai lệch, không đúng. 

Gặp nhiều khó khăn khi giải quyết vấn đề

Khi ta gặp khó khăn về một chuyện gì đó, nếu như chỉ nhìn về một hướng thì làm sao có thể giải quyết vấn đề trọn vẹn. Thậm chí, nó còn khiến mọi chuyện rối như một mớ tơ vòng. Thay vào đó, hãy nhìn nhận chúng theo nhiều chiều hướng khác nhau để chọn giải pháp tối ưu nhất.

Cuộc sống trở nên đơn điệu

Phiến diện là gì? Đây là cách suy nghĩ, tư duy theo một chiều. Điều này khiến cuộc sống của bản trở nên nhàm chán, không có gì mới mẻ và thú vị. Dần dần, bạn sẽ mất hứng thú hoặc đào sâu vào bất cứ thứ gì. 

Khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, đơn điệu, không có gì thú vị
Khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, đơn điệu, không có gì thú vị

Không theo kịp xã hội

Xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi ta cần phải linh hoạt biến đổi theo nó. Nếu chúng ta vẫn mãi suy nghĩ một chiều thì rất khó phát triển toàn diện. Không đủ năng lực thích ứng và bị tụt lùi về phía sau. 

Định hình tư duy

Nếu bạn chỉ suy nghĩ theo một hướng thì sẽ hình thành lối tư duy này trong đầu và rất khó thay đổi. Ngược lại, tư duy đa chiều sẽ giúp chúng ta cải thiện trí tuệ và tư duy nhạy bén hơn mỗi ngày. 

Vì sao con người thường có suy nghĩ phiến diện?

Các suy nghĩ phiến diện được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Suy nghĩ quá vội vã, nhanh chóng.
  • Thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế
  • Thiếu sự chia sẻ và cảm thông
  • Xuất pháp từ tư duy vị kỷ, ghen tị với những cái người khác có mà mình không có.

Bí quyết thay đổi tư duy phiến diện 

Xem xét kỹ lưỡng vấn đề

Hiểu rõ khái niệm phiến diện là gì, bạn sẽ thấy chúng được hình thành do những suy nghĩ vội vã của con người. Vì vậy, trước khi quyết định hay bàn luận về điều gì đó, hãy xem xét nó dựa trên nhiều khía cạnh và đặt mình vào các vị trí khác nhau để khai thác. Từ đó, ta sẽ có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hình thành cho mình thói quen suy nghĩ đa chiều. 

Tìm kiếm các quan điểm khác nhau

Cách tốt nhất để tránh phiến diện là tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau. Bạn có thể tìm từ các nguồn thông tin khác nhau để lấy ý tưởng. Tương tác với những người dùng khác và lắng nghe quan điểm của họ. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới hơn. 

Tìm kiếm nhiều quan điểm khác nhau khi bàn luận về một vấn đề 
Tìm kiếm nhiều quan điểm khác nhau khi bàn luận về một vấn đề

Rèn luyện sự đồng cảm

Sự đồng cảm sẽ khiến con người biết đặt mình vào vị trí của người khác để trải nghiệm cảm xúc của họ. Điều này sẽ giúp bạn tránh đưa ra những phán xét vội vàng. 

Cởi mở đón nhận mọi phản hồi

Sẵn sàng lắng nghe mọi phản hồi có tính xây dựng sẽ giúp hạn chế sự phiến diện và nhìn nhận mọi chuyện theo nhiều hướng hơn. Từ đó, giúp bạn thân nhìn nhận đúng đắn vấn đề và điểm yếu của bản thân.

Dành thời gian để suy ngẫm

Dành thời gian để suy ngẫm về suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân sẽ giúp bạn tự ý thức về chính mình. Biết được mình thiếu sót ở đâu, cần phải khắc phục điều gì. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách ngồi thiền, viết nhật ký hoặc đơn giản là dành vài phút mỗi ngày để suy ngẫm. 

Trau dồi kiến thức

Trau dồi tri thức cho bản thân 
Trau dồi tri thức cho bản thân

Khi có đủ kiến thức, chúng ta sẽ nhạy bén hơn trong việc xem xét và nhìn nhận vấn đề. Đặc biệt, trong quá trình học tập, ta có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn tin khác nhau nên cũng có cái nhìn đa chiều hơn. 

XEM THÊM: 

Hiểu rõ phiến diện là gì và tác dụng của chúng giúp chúng ta dễ dàng hơn trong giao tiếp và tư duy. Lối suy nghĩ phiến diện có thể gây ra nhiều sai lần, làm cản trở sự phát triển và các mối quan hệ xung quanh bạn. Vì vậy, hãy gạt bỏ chúng ra khỏi đầu và thay đổi ngay nhé! Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để cập nhật nhiều thông tin thú vị hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *