Silicon được ứng dụng đa dạng trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người dùng băn khoăn không biết silicon là gì và nhầm lẫn chúng với silicone. Vậy thì hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Silicon là gì?
Silicon là một nguyên tố hóa học, tồn tại dưới dạng chất rắn kết tinh cứng và giòn. Chúng có ánh kim loại màu xám xanh và là một chất bán dẫn.
Silicon là nguyên tố thứ xếp thứ 14 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và được ký hiệu là Si. Là một á phim, tức là mang tính chất của cả kim loại và phi kim.
Xét về khối lượng, Si là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vũ trụ nhưng rất hiếm khi xuất hiện ở dạng tinh khiết trong lớp vỏ Trái Đất. Ngược lại, chúng phân bố chủ yếu dưới dạng oxide và silica như bụi vũ trụ, đá tinh thể, cát, đá lửa,…. Nó cũng tồn tại trong một số khoáng chất như đất sét, granite, mica,…
Một số hình thức phổ biến của silicon hiện nay là mỡ silicon, cao su silicon, dầu silicon, nhựa silicon,…
Lịch sử hình thành của silicon là gì?
Năm 1823, Jons Jacob Berzelius đã điều chế một dạng silicon nguyên chất vô định hình và được công nhận là người khám ra silicon. Tuy nhiên, trước đó vào năm 1811, silicon tinh khiết vô định hình cũng đã được khám phá bởi 2 nhà hóa học là Gay Lusac và Louis Jacques Thénard.
Năm 1854, dạng hình thù thứ 2 của nguyên tố này là silicon tinh khiết đã được công bố. Tác giả của công trình nghiên cứu này là Henri Etienne Sainte – Claire Deville.
Cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của silicon. Hàng loạt các sản phẩm từ silicon làm chủ đạo và có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.
Tính chất và cách điều chế silicon là gì?
Silicon là nguyên tố tương đối trơ và không bị ảnh hưởng bởi đại đa số acid, ngoại trừ acid hydrofluoric. Bên cạnh đó, chúng cũng bị tác dụng bởi chất kiềm loãng và halogen.
Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, silicon là chất bán dẫn sáng bóng và có ánh kim màu xám xanh. Kết tinh của nó cũng có ánh kim và màu hơi xám.
Trong thương mại, silicon được sản xuất bằng cách đun nóng carbon và silica trong lò hồ điện quang. Sau đó, sử dụng điện cực carbon. Phương trình phản ứng như sau:
SiO2 + 2C → Si + 2CO
2SiC + SiO2 → 3Si + 2CO
Bên cạnh đó, silicon siêu tinh khiết cũng có thể được tạo ra bằng cách nhiệt phân trichlorosilane trong khí hydrogen và thông qua quá trình vùng nổi chân không.
Các ứng dụng của silicon là gì?
- Silicon tồn tại dưới dạng đất sét và cát được ứng dụng làm bê tông, gạch, thủy tinh. Dưới dạng silicate, chúng được sử dụng làm gốm, đồ men, đồ sứ,…
- Silicon siêu tinh khiết có thể dùng kết hợp với galium, boron, arsenic,… để tạo thành silicon bán dẫn dùng trong transistor, máy chỉnh lưu, pin mặt trời,…. và một số dụng cụ khác dùng trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp hàng không.
- Silicon vô định hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng.
- Không chỉ có vai trò quan trọng đối với con người, silicon cũng giữ vai trò quan trọng đối với cả thực vật và động vật. Điển hình như một số loại tảo cát ở nước mặn và nước ngọt lấy silica trong nước để tạo ra màng tế bào. Chúng có tác dụng giúp một số loài thực vật cải thiện độ bền cho thành tế bào và tăng tính toàn vẹn cấu trúc.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến silicon
Sự khác nhau giữa silicone và silicon là gì?
Silicone và silicon có cách viết khá giống nhau nên nhiều người thường lầm tưởng chúng là một. Tuy nhiên, đây là hai cái tên hoàn toàn khác nhau.
Silicone được biết đến là một loại polyme tổng hợp, gồm có silicon – oxy và một số nguyên tố khác tạo thành. Một số loại silicone thường thấy là silicone dạng gel, silicone dạng lỏng, nhựa silicone và cao su silicone.
Silicone rất dễ sản xuất, có tính ổn định và độ bền cao nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Có thể kể đến như:
- Silicone ứng dụng trong ngành sơn để tạo ra các dòng sơn có khả năng chống chịu thời tiết tốt, chống vết bẩn và tăng độ bám dính,…
- Cao su silicone xuất hiện nhiều trong các sản phẩm gia dụng như bao tay, kẹp gắp, cán chảo,….
- Silicone là chất cách điện sử dụng nhiều trong ngành viễn thông, công nghệ máy tính, điện tử,…
- Trong xây dựng, keo silicone được sử dụng rất phổ biến với các đặc tính như khả năng chịu nhiệt tốt, không bị ăn mòn, độ đàn hồi tốt,…. Chúng được dùng để gắn kết bề mặt vật liệu, trám nối các rãnh xung quanh bồn cầu, khe cửa, cố định gương,…
- Silicone ứng dụng trong mỹ phẩm để sản xuất ra các dòng sản phẩm chăm sóc da tóc, đồ trang điểm (kem nền, kem chống nắng, kem lót,…)
Trong khi đó, silicon chỉ là một nguyên tố hóa học trong tự nhiên. Chúng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, nhất là ngành điện tử hiện đại với khả năng bán dẫn tốt. Đồng thời, silicon cũng là một thành phần quan trọng để tạo nên silicone.
Silicon có độc không?
Silicon được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, nguyên tố này có thể gây độc hại cho sức khỏe người dùng nếu sử dụng không đúng cách.
Silicon là nhựa hay cao su?
Silicon có phải là nhựa không? Silicon có phải là cao su không? Như thông tin mình chia sẻ trong phần “silicon là gì” thì silicon là một nguyên tố hóa học trong tự nhiên và tồn tại dưới dạng rắn. Vì vậy, silicon không phải là nhựa hay cao su mà chỉ là cơ sở để tạo ra cao su và nhựa phục vụ cho cuộc sống và sản xuất của con người.
Bơm silicon là gì?
Đây là phương pháp giúp tăng kích thước vòng 1 mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Theo phương pháp này, silicon sẽ được bơm trực tiếp vào bầu ngực, giúp bầu ngực căng tròn và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của bơm silicon cũng chỉ duy trì được khoảng 1 – 2 năm. Sau đó, silicon sẽ dần tiêu biến trong cơ thể, khiến cho ngực quay trở lại trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, nếu không may dùng silicon kém chất lượng có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Xem thêm:
Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ silicon là gì và một số thông tin liên quan. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý về bài viết thì hãy bình luận bên dưới cho mình biết nhé!