Storytelling là gì? Tại sao Storytelling lại quan trọng đến thế?

Storytelling là nghệ thuật viết content làm “thôi miên” khách hàng hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Vậy Storytelling là gì? Vì sao Storytelling lại giữ vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng supperclean.vn tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

storytelling là gì
Tìm hiểu về Storytelling trong marketing

Storytelling là gì? 

Trong tiếng Anh, Storytelling được hiểu là hành động kể, viết hoặc đọc truyện. Hiện nay, đã có không ít các doanh nghiệp áp dụng nghệ thuật kể chuyện này để quảng bá , lan tỏa thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của mình đến khán giả. 

Theo đó, các marketer sẽ xây dựng và phát triển những câu chuyện lý thú, có liên quan ít nhiều đến sản phẩm, dịch vụ hay hình ảnh của thương hiệu. Sau đó sẽ chia sẻ rộng rãi những câu chuyện này để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Những câu chuyện càng độc đáo, càng thú vị sẽ càng thu hút được nhiều độc giả. 

Vì sao Storytelling lại quan trọng đến thế?

Câu chuyện là một chủ đề hot mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có cảm giác “muốn được đọc”. Khi bạn lướt trên newfeed Facebook, nếu gặp một bài bán hàng thì tôi tin rằng chắc chắn bạn sẽ lướt qua nó, trừ khi content đó thực sự hay hoặc đúng cái bạn cần thì mới dừng lại ở đó. Nhưng chỉ cần gặp được một đoạn “Sáng nay gặp phải một chuyện khiến tao phát rồ lên….” thì tự nhiên chúng ta lại “dừng chân” và bắt đầu đọc. 

Như vậy, câu chuyện luôn là một thứ gì đó thu hút chúng ta từ khi còn bé. Thuở nhở, chúng ta thích đọc những câu chuyện như: cổ tích, 1001 đêm, thần thoại Hy Lạp,… Lớn lên thì chúng ta lại say mê với những câu chuyện ngôn tình, trinh thám, trọng sinh,…

Hơn nữa, một nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: Một câu chuyện sẽ giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn cách trình bày đơn thuần. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này trong công việc của mình. Đối với những nguyên tắc hay số liệu cứng nhắc, bạn sẽ mất nhiều thời gian để xử lý và ghi nhớ chúng. Nhưng với một câu chuyện đầy đủ các khung bậc cảm xúc, hỉ nộ ái ố thì nó không chỉ giúp bạn ghi nhớ được lâu hơn mà còn thể hiện sự đồng cảm. 

Các lợi ích mà Storytelling mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Không phải ngẫu nhiên Storytelling lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá cho thương hiệu. Vậy những lợi ích mà Storytelling mang lại cho doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Giúp tỏa sáng thương hiệu

Những câu chuyện phần nào sẽ thể hiện được tính cách và hướng đi của doanh nghiệp bạn. Chính những nét riêng biệt và độc đáo đó sẽ giúp khách hàng nhớ về bạn được lâu hơn và ấn tượng hơn. 

Tạo dựng vị thế vững chắc

Tất nhiên rồi, nếu biết cách sử dụng Storytelling sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường. Nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, khi mà ngoài kia có rất nhiều phương tiện truyền thông để quảng bá. Do vậy, thay vì cách quảng cáo đơn giản, hãy kể những câu chuyện nghệ thuật để dẫn dắt người xem tốt hơn nhé!

vai trò của storytelling
Storytelling đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quảng bá, truyền thông của doanh nghiệp

Đánh vào tâm lý khách hàng

Một câu chuyện có thật hay được xây dựng dựa trên những sự việc có thật sẽ tạo cảm xúc vô cùng hiệu quả. Bạn càng đặt nhiều cảm xúc chân thật vào câu chuyện thì độc giả sẽ cảm nhận dễ dàng hơn và đồng cảm với điều đó. Hãy nhớ, đừng bịa chuyện khi kể chuyện, đừng nói rằng câu chuyện của bạn là thật khi tất cả mọi người đều biết nó là giả. 

Biti’s là một trong những thương hiệu sử dụng Storytelling cực kỳ hiệu quả. Chạm đúng tâm lý “Tết là dịp đoàn viên”, liên tiếp 3 – 4 năm nay, Biti’s đã viết lên một câu chuyện liền mạch qua các sản phẩm viral “Đi để trở về”. Mỗi năm một thông điệp khác nhau và đều tạo được thành công trên thị trường. 

Duy trì quan hệ với khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới

Thay vì đưa ra những số liệu khô khan, hãy tạo ra những Storytelling chất lượng để lan tỏa năng lượng tích cực, quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Đọc một câu chuyện với nội dung cuốn hút không chỉ kích thích não bộ của độc giả mà còn thôi thúc họ hành động ngay. 

Nguyên tắc cơ bản khi viết Storytelling là gì? 

Để sử dụng Storytelling thành công, bạn cần phải nắm vững các nguyên tắc sau: GREAT. Cụ thể như sau: 

Glue

Là sự gắn kết câu chuyện của bạn với độc giả. Bạn phải khiến người đọc tin tưởng vào câu chuyện mà bạn chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Reward

Đó chính là những điều tốt đẹp mà độc giả có thể nhận được trong mỗi câu chuyện mà bạn truyền đạt. Đó có thể là quá trình giảm cân thành công, tìm được tình yêu đích thực, đạt được công việc như ý muốn hay bất cứ thứ gì mà người đọc mong muốn. Và đặc biệt, bạn phải tạo niềm tin để người đọc thấy được họ sẽ đạt được những điều tốt đẹp như vậy khi sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn. 

Emotion

Một câu chuyện muốn thu hút sự chú ý của độc giả cần phải có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc. Muốn đảm bảo được điều đó, hãy cố gắng tạo ra một câu chuyện chân thực nhất. Một câu chuyện có thể không có trong thực tế nhưng cũng cần đảm bảo phải có những chi tiết thật bên trong đó. 

storytelling là gì
Nguyên tắc viết Storytelling

Authentic

Độ tin cậy sẽ cho thấy mức độ uy tín của thương hiệu. Một câu chuyện không chỉ đảm bảo yếu tố chân thực mà sản phẩm/ dịch vụ bạn đưa ra cũng phải được đảm bảo tối đa. Tóm lại, chất lượng vẫn luôn là điều được khách hàng chú ý nhất khi mua và sử dụng. 

Target

Một Storytelling chất lượng phải có mục tiêu cụ thể hướng đến là gì, khách hàng bạn hướng đến là ai. Nhờ đó sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Mỗi câu chuyện sẽ có một nhóm độc giả cụ thể, hãy lưu ý thật kỹ điều này để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Cách viết Storytelling hấp dẫn

Để có một Storytelling hấp dẫn, bạn cần phải lưu ý một số điều sau: 

Xác định góc nhìn của bạn

Một câu chuyện thành công, thu hút phải được xây dựng dựa trên góc nhìn của độc giả. Do vậy, bạn muốn tạo nên một Storytelling “đỉnh của chóp” thì hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, cho họ thấy được bản thân họ trong đó. Như vậy là bạn đã thành công trong việc chạm tới cảm xúc của khách hàng. 

Phác thảo cốt truyện

Khi đã hiểu được bản chất của Storytelling là gì, bạn cần phải xây dựng cốt truyện nhằm tạo nên một tổng thể hợp lý, dễ hình dung nhất. Hãy dành hết tâm huyết, chỉnh chu ở công đoạn này bởi nó sẽ tạo bàn đạp vững chắc cho những bước tiến sau này. 

Nội dung kịch bản phải bao gồm: lời hứa thương hiệu (brand promise) và lợi ích thương hiệu (brand benefit). Những nhân tố này sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo được sự uy tín với khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể lưu giữ trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu tốt, hữu ích và có giá trị. 

Đơn giản hóa câu chuyện

Dù bạn có thể hiện thành phẩm dưới dạng một câu chuyện hay một video thì cốt truyện cần được đơn giản hóa để câu chuyện được dễ hiểu và chân thực hơn. Điều này sẽ giúp làm nổi bật những điểm mấu chốt trong dụng ý của bạn. 

Không một ai muốn đọc một câu chuyện vừa dài dòng vừa chán. Hãy hướng đến sự ngắn gọn và súc tích, đó là lối đi thông minh nhất dành cho bạn. 

nghệ thuật kể truyện trong marketing
Nghệ thuật kể chuyện trong marketing

Khai thác những ý nghĩa sâu xa

Khi đã có cốt truyện, bạn cần phải suy nghĩ xem nên kể nó như thế nào cho hợp lý. Bạn sẽ kể nó dưới dạng nào và triển khai qua những kênh nào? 

Một câu chuyện đỉnh cao phải thật linh hoạt, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên các phương tiện truyền thống. Những bức ảnh đẹp trong câu chuyện phải được share rộng rãi trên khắp các nền tảng xã hội.  Câu chuyện bạn viết phải chạm đến cảm xúc chân thật nhất của người đọc. Họ đọc, tự đặt ra câu hỏi và thôi thúc họ hành động, chia sẻ câu chuyện trên Instagram, Facebook,… 

Đưa ra dẫn chứng thuyết phục

Nếu chỉ đơn thuần diễn đạt lại một sự việc thì sẽ rất khó để người đọc liên tưởng đến các nhân vật trong câu chuyện. Điều này sẽ khiến câu chuyện của bạn không có giá trị, khiến người đọc khó hình dung và không tin tưởng vào những gì bạn kể. Do vậy, hãy cố gắng cho họ thấy những dẫn chứng cũng như hành đồng chân thực về điều đó. 

Mỗi câu chuyện cần có một “anh hùng”

Anh hùng ở đây không phải là người mang trọng trách cao cả, giải cứu thế giới . Họ chỉ đơn giản là người đóng vai trò mấu chốt, đưa ra giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Trong nhận thức của khán giả, câu chuyện luôn phải có sự biến đổi khôn lường và hợp lý. Đó là quá trình để các nhân vật học hỏi, tìm ra giải pháp để chuyển thất bại thành thành công một cách thuyết phục nhất. Vì vậy, hãy cố gắng tạo ra một nhân vật anh hùng tinh tế, hợp lý cho câu chuyện của mình. 

Các dạng Storytelling cơ bản

Storytelling từ điều tồi tệ dẫn đến thành công

Dạng Storytelling tuân thủ theo công thức: before – after, kiểu như ngày xưa tôi đã gặp khó khăn gì, tôi đã phải gánh chịu những gì và cuối cùng tôi đã tìm ra cách giải quyết như thế nào để đạt được thành công như ngày nay. 

Có thể coi dạng cốt truyện này là “tự sự bản thân”. Thực sự, chúng ta đã gặp dạng cốt truyện này rất nhiều trong cuộc đời của các tỷ phú như Jack Ma, Steve Job,… 

Storytelling vượt qua quái vật

Hiểu đơn giản là vượt qua một điều gì đó tồi tệ nhất trong cuộc đời mà chúng ta chưa bao giờ vượt qua được. Nhưng bây giờ nó đã bị phá hủy bởi ý chí kiên cường của chính mình. Vượt qua một thử thách lớn, một nỗi sợ hãi của bản thân và đạt được thành quả lớn (kèm theo đó là sự hỗ trợ của một khóa học, một loại thuốc nào đó,… ) là một cốt truyện bán hàng khéo léo, mang lại hiệu quả cao. 

Storytelling hành trình của “người hùng”

Nó được coi là phiên bản nâng cấp cho câu chuyện vượt qua quái vật. Câu chuyện này được dùng để PR cho dự án, thương hiệu cá nhân cực kỳ thuyết phục. Bởi nó cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc đời, sức mạnh, tính cách, phương châm sống,… của cá nhân đó trong câu chuyện. Từ đó, khẳng định đối tượng là một người tốt, xứng đáng để bạn học hỏi hay mua hàng từ họ. 

Storytelling chinh phục

Cốt truyện này thiên về suy luận, định hướng, logic và biến thể thành một câu chuyện kích thích, khiến chúng ta lầm tưởng đó là một câu chuyện anh hùng nhưng thực tế, nó lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế. 

Nếu như cốt truyện anh hùng lấy thử thách và những thành công của người anh hùng với giọng văn thách thức, hồi hộp thì cốt truyện chinh phục lại kể về một hành trình phiêu lưu đầy thách thức của nhân vật để đi đến thành công. Bạn có thể gặp dạng cốt truyện này trong một số bộ phim như: cá mực hầm mật,… 

Cốt truyện này hơi khó để triển khai thành một câu chuyện đăng website hay profile. Nó thích hợp làm kịch bản TVC,.. với những nội dung chính: 

  • Xây dựng các thông tin nền tảng, thông tin về nhân vật
  • Một mục tiêu xuất hiện và gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người. 
  • Bắt đầu hành trình với nhiều trở ngại và tìm cách vượt qua
  • Mâu thuẫn nội bộ xảy ra và cách vượt qua
  • Thử thách cuối cùng xuất hiện và hoàn thành nó. 
  • Giành lấy phần thưởng và kết thúc. 

Storytelling hoài niệm – chân lý

Dạng cốt truyện này xuất hiện nhiều trong các group ngôn tình hay những bài viết tự sự bản thân về hoài niệm cuộc đời. Storytelling chân lý, hoài niệm thường khá dễ viết vì nó là những thứ hiện diện ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta vào khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, để biến nó thành một nội dung cuốn hút, hấp dẫn thì bạn phải dẫn dắt truyện một cách thật khéo léo, không được khoe khoang. 

Ví dụ: Hoài niệm về mối tình đầu, hoài niệm về những khó khăn khi bắt đầu start up,…

Bài viết tham khảo: Cái nịt là gì? Tại sao câu nói “còn cái nịt” lại hot đến thế?

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc Storytelling là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về hình thức marketing này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *