Supervisor là gì? Supervisor và manager khác nhau thế nào?

Supervisor là vị trí giám sát, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty, doanh nghiệp. Vậy supervisor là gì? Supervisor khác gì manager? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Supervisor là gì?

Supervisor là người giám sát; có nhiệm vụ phân chia, theo dõi và giám sát công việc của nhân viên cấp dưới trong phạm vi quản lý. Đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Supervisor được xem là trợ thủ đắc lực của nhà quản lý. Các ngành nghề liên quan đến dịch vụ, sản xuất thường có vị trí này. Ví dụ trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn có các vị trí giám sát viên như giám sát buồng phòng, giám sát lễ tân, giám sát nhà hàng,… Hay như trong các nhà xưởng, cơ sở sản xuất có production supervisor (giám sát sản xuất) để theo dõi công nhân làm việc.

Supervisor là giám sát viên
Supervisor là giám sát viên

Công việc của supervisor là gì?

Supervisor là chức gì? Đây là vị trí quản lý cấp thấp trong một nhóm, bộ phận. Trên supervisor là quản lý (manager) và dưới supervisor là công nhân, nhân viên làm việc. Trong tổ chức, supervisor thường đảm nhận các công việc sau:

  • Giám sát nhân viên, công nhân thuộc quyền quản lý của mình để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của bộ phận, công ty. Các công việc cụ thể gồm có phân chia công việc, chia ca, đốc thúc nhân viên làm việc,…
  • Tối ưu hóa hoạt động làm việc của nhân viên, đảm bảo tiến độ công việc theo đúng kế hoạch bằng cách lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên, đào tạo và hỗ trợ họ trong công việc.
  • Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên để từ đó có kế hoạch đào tạo, sa thải và tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng nhân sự tốt nhất cho đơn vị.
  • Đề xuất các phương án, kế hoạch kinh doanh nhằm thúc đẩy tiến độ kinh doanh cho đơn vị.
  • Đặt ra các mục tiêu hiệu suất, KPI đảm bảo phù hợp với kế hoạch, tầm nhìn của doanh nghiệp và tất cả nhân viên đều có khả năng hoàn thành được.
  • Giải quyết các phát sinh liên quan đến công việc, nội bộ team mình quản lý.
  • Tổng hợp và báo cáo công việc cho quản lý. Chịu trách nhiệm về các hoạt động thuộc quyền quản lý cá nhân.
  •  Chịu trách nhiệm hỗ trợ phục vụ khách hàng; trao đổi, đàm phán về nguồn cung đầu vào. Đề xuất các phương án giải quyết tối ưu nhất khi có vấn đề phát sinh bên ngoài với khách hàng,…
Mô tả công việc của người giám sát supervisor
Mô tả công việc của người giám sát supervisor

Supervisor và manager khác nhau thế nào?

Supervisor và manager có nhiệm vụ quản lý, giám sát công việc, nhân viên của một bộ phận trong doanh nghiệp. Mặc dù có một vài điểm tương đồng trong công việc nhưng đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau, có cấp bậc rõ ràng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ sự khác nhau giữa manager và supervisor là gì nhé:

Tiêu chí so sánh Supervisor Manager 
Tên gọi Người giám sát. Trưởng phòng/ Người quản lý.
Quyền hạn
  • Do manager quản lý.
  • Tùy theo quy mô mà doanh nghiệp có một hoặc nhiều người giám sát.
  • Quản lý cấp trung trong doanh nghiệp, làm việc dưới quyền của ban giám đốc.
  • Là quản lý trực tiếp của supervisor.
Nhiệm vụ
  • Phân công, giám sát công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý.
  • Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.
  • Báo cáo công việc cho quản lý (manager).
  • Kiểm soát, điều phối công việc chung thông qua sự phối hợp của tất cả các bộ phận để hoàn thành mục tiêu chung.
  • Nhận thông tin báo cáo từ supervisor và báo cho cho ban giám đốc về hiệu quả làm việc của các bộ phận, phòng ban.
Mục tiêu công việc Đốc thúc nhân viên làm việc để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo đúng tiến độ. Đảm bảo các mục tiêu chính, lớn của doanh nghiệp được hoàn thành tốt nhất.
Quyền tham gia tuyển dụng
  • Được ủy thác nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo nhân viên.
  • Không có quyền hạn trong việc thuê, thăng chức hay sa thải nhân viên. Họ chỉ cung cấp thông tin đánh giá nhân sự để quản lý đưa ra quyết định cuối cùng.
Tiếp nhận thông tin từ supervisor để đưa ra phương án tuyển dụng, sa thải phù hợp. Sau đó, đề xuất lên ban giám đốc và đợi phê duyệt.
Hướng tiếp cận Nội bộ vì họ chủ yếu làm việc với nhân viên dưới quyền quản lý của mình. Làm việc với các bộ phận liên quan, đối tác nên có hướng tiếp cận từ bên ngoài.
Cấp quản lý Quản lý cấp thấp. Quản lý cấp trung.
Thu nhập Thấp hơn manager nhưng vẫn cao hơn nhân viên thông thường. Cao hơn supervisor vì khối lượng công việc và trách nhiệm cao hơn.
Phân biệt các vị trí supervisor, manager
Phân biệt các vị trí supervisor, manager

Những tố chất cần có của supervisor là gì?

Supervisor đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu. Dưới đây là các kỹ năng quan trọng cần có để trở thành supervisor giỏi:

Kỹ năng giao tiếp

Supervisor phải giao tiếp với cấp trên và cấp dưới nên cần có khả năng giao tiếp tốt, lưu loát. Kỹ năng này giúp supervisor có thể truyền đạt thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn. Đồng thời tăng cường sợi dây liên kết, gắn bó giữa các nhân viên trong team.

Kỹ năng quản lý

Giám sát viên cần phải có kỹ năng quản lý để tổ chức và điều phối công việc phù hợp với năng lực của cấp dưới. Điều này giúp khai thác triệt để thế mạnh của nhân viên, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất. Ngoài ra, kỹ năng quản lý còn giúp supervisor có sự sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng dồn dập cùng lúc.

Kỹ năng lập kế hoạch

Đây đáp án giúp bạn giải đáp câu hỏi kỹ năng cần có của supervisor là gì. Người giám sát phải đảm nhận khối lượng công việc tương đối lớn như quản lý nhân viên, phân chia công việc, quản lý hiệu quả công việc của nhân viên, giám sát hàng hóa,…

Khi đó, kỹ năng lập kế hoạch giúp supervisor định hướng công việc dễ dàng hơn, tránh sai sót có thể xảy ra.

Kỹ năng lên kế hoạch
Kỹ năng lên kế hoạch

Kỹ năng quản lý thời gian

Vì khối lượng công việc nhiều nên supervisor cần có kỹ năng quản lý thời gian. Điều này giúp bạn không rơi vào trạng thái quá tải khi phải ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Đồng thời đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do cấp trên giao xuống.

Khả năng thích ứng linh hoạt

Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những sự cố bất ngờ xảy ra. Khi đó, nếu supervisor không có khả năng thích ứng sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Bởi vậy, việc rèn luyện khả năng thích ứng là điều cần thiết khi đảm nhận vị trí giám sát supervisor.

Kỹ năng cố vấn

Là trợ thủ đắc lực của quản lý, supervisor cần có kỹ năng cố vấn tốt. Bởi supervisor là người đề xuất những kế hoạch sáng tạo hay đưa ra phương án giải quyết hay cho quản lý khi cần.

Để làm tốt công việc này, supervisor cần hiểu rõ công việc, nhân viên, xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đây đều là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ cho công việc của supervisor.

Kỹ năng cố vấn
Kỹ năng cố vấn

Kỹ năng ra quyết định

Supervisor là gì? Họ là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ công việc của nhân sự dưới trướng của mình. Bởi vậy, khi nội bộ phát sinh sự cố đột xuất, supervisor cần đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời và chính xác, đảm bảo vấn đề được xử lý ổn thỏa nhất.

Công tư phân minh

Làm việc minh bạch, công tư phân minh giúp supervisor xây dựng sự uy tín và tin tưởng từ phía nhân viên. Từ đó tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.

Những điều cần biết về vị trí supervisor là gì?

Mức lương của giám sát supervisor bao nhiêu?

Thu nhập của supervisor rất đa dạng, thường dao động từ 10 – 30 triệu đồng tùy theo yêu cầu công việc. Thu nhập càng cao đồng nghĩa với áp lực, trách nhiệm và hiệu suất công việc rất nặng. Tuy nhiên, đây sẽ là “bước đệm” quan trọng giúp bạn có thể thăng tiến xa hơn trong tương lai.

Lộ trình thăng tiến của supervisor là gì?

Mỗi công ty, mỗi ngành nghề có lộ trình thăng tiến khác nhau cho vị trí supervisor. Dưới đây là lộ trình chung của vị trí này:

Lộ trình phát triển của vị trí supervisor
Lộ trình phát triển của vị trí supervisor

Các khái niệm khác liên quan đến supervisor

Sales supervisor là gì?

Sales supervisor là người quản lý và giám sát bán hàng. Sales supervisor là nhân sự phòng kinh doanh, làm việc dưới sự quản lý của trưởng phòng kinh doanh.

Sales supervisor giám sát quá trình làm việc của nhân viên kinh doanh, giúp họ có thể hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, họ tham gia cố vấn cho trưởng phòng kinh doanh để xây dựng kế hoạch bán hàng, KPI, đề xuất phương án hỗ trợ giúp nhân viên hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Shift supervisor là gì?

Shift supervisor là tổ trưởng, trưởng ca; chịu trách nhiệm quản lý các nhân sự làm việc cùng ca với mình. Về cơ bản, shift supervisor chỉ là nhân viên bình thường nhưng nhờ năng lực làm việc tốt mà được supervisor, quản lý giao cho nhiệm vụ giám sát để công việc làm đạt hiệu quả tốt nhất.

Operation supervisor là gì?

Operation supervisor là chuyên viên giám sát vận hành; có nhiệm vụ giám sát quy trình làm việc của nhân viên, hệ thống máy móc trong nhà xưởng. Bên cạnh đó, operation supervisor còn có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ,…

Operation supervisor là chuyên viên giám sát vận hành trong nhà máy
Operation supervisor là chuyên viên giám sát vận hành trong nhà máy

Service supervisor là gì?

Service supervisor là trưởng nhóm chăm sóc khách hàng; chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng. Qua đó, đảm bảo sự hài lòng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng.

Account supervisor là gì?

Account supervisor là người chịu trách nhiệm giám sát công việc xử lý các tài khoản của khách hàng doanh nghiệp và các nhân viên chăm sóc khách hàng. Vị trí này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp làm về quảng cáo, quan hệ truyền thông.

Ngoài ra, còn rất nhiều thuật ngữ liên quan đến supervisor như:

  • Marketing supervisor: Giám sát, điều phối viên của phòng marketing. Marketing supervisor còn được gọi là coordinator.
  •  Logistics supervisor: Điều phối viên logistics.
  • Production supervisor: Giám sát sản xuất trong nhà xưởng, cơ sở sản xuất.
  • Bar supervisor: Giám sát tại một quán bar hoặc quầy bar trong nhà hàng, khách sạn.
  • Store supervisor: Nhân viên giám sát cửa hàng
  • Administrative supervisor: Điều phối, giám sát hành chính
  • Site supervisor: Giám sát vận hành, thi công công trường
  • Warehouse supervisor: Giám sát hoạt động liên quan đến kho vận
  • IT supervisor: Nhân viên giám sát công nghệ thông tin
  • QA/QC supervisor: Giám sát đảm bảo chất lượng trong bộ phận QA/QC
  • Assistant supervisor: Trợ lý của giám sát viên
  • Project supervisor: Nhân viên giám sát dự án
  • Direct supervisor: Người giám sát trực tiếp

XEM THÊM: C&B là gì? Vai trò, công việc và các kỹ năng trở thành C&B Manager

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm supervisor là gì, bảng mô tả công việc và các tố chất cần có của vị trí này. Trở thành người giám sát chuyên nghiệp là “bước đệm” quan trọng để bạn trở thành nhà quản lý và thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực làm việc và chớp lấy cơ hội khi có thể nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *