Tết Thanh Minh là dịp lễ đặc biệt, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta. Vậy Tiết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh là ngày nào 2023? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của supperclean.vn để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé!
Contents
Tết Thanh Minh là gì?
Tiết Thanh Minh là tiết khí đứng thứ 5 trong năm và vị trí gần cuối trong các tiết của mùa Xuân. Đây là khoảng thời gian khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc và bước vào thời kỳ sinh trưởng tốt nhất. Những tin tức tại miền Bắc nước ta, tiết Thanh Minh là thời điểm trời hết mưa phùn, hết nồm ẩm nên khá dễ chịu và thoải mái.
Còn Tết Thanh Minh là một ngày Tết đặc biệt của dân tộc Việt, diễn ra vào ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh. Mặc dù không được tổ chức lớn nhưng ngày lễ này rất quan trọng, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Vào ngày Tết Thanh Minh, con cháu đi làm xa đều cố gắng sắp xếp thời gian để về tảo mộ tổ tiên.
Nguồn gốc của Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta từ rất lâu. Ý nghĩa của ngày Tết này gắn liền với vị vua Tấn Văn Công. Theo truyền thuyết kể lại, Tấn Văn Công trong khoảng thời gian đi lưu vong đã được vị hiền sĩ Giới Thử Thôi hộ tống, dốc lòng bảo vệ vua. Thậm chí, ông còn cắt phần thịt ở chân để cứu vua khỏi con chết đói.
Sau này, khi Tất Văn Công giành lại được vị thế đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho Giới Thử Thôi. Tuy nhiên, Giới Thử Thôi đã từ chối tất cả và cùng mẹ rút về núi Điền Sơn ở ẩn. Vì quá tức giận, nhà vua đã sai người đốt rừng khiến hai mẹ con Giới Thử Thôi chết cháy. Hối hận trước hành vi của mình, Tất Văn Công đã phát lệnh cả nước kiêng không đốt lửa và chỉ ăn đồ nguội từ ngày 3/3 đến 5/3 âm lịch hàng năm. Mục đích của luật này là để ghi nhận và tưởng nhớ công lao của Giới Thử Thôi.
Sau đó một năm, khi nhà vua và các quần thần đến thăm viếng mộ của Giới Thử Thôi thì phát hiện cây liễu – nơi tìm thấy thi thể của ông đã lớn khỏe mạnh, phát triển xanh tốt. Nhìn thấy điều này, nhà vua nhớ đến cụm từ “thanh minh” trong lời thi cáo của vị hiền sĩ nên đã chọn để đặt tên cho ngày đặc biệt này.
Từ đó về sau, Tết Thanh Minh trở thành một dịp lễ quan trọng của người Trung Quốc để tưởng nhớ tổ tiên. Sau này, Tết Hàn Thực cũng được người dân nước này gộp chung với ngày Thanh Minh.
Ý nghĩa ngày Tiết Thanh Minh
Với người dân Việt Nam, tiết Thanh Minh gắn liền với nghi lễ tảo mộ, sửa sang phần mộ gia tộc thêm phần khang trang và gọn gàng hơn. Đây là dịp để con cháu tri ân, tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với những người thân đã mất.
Ngoài ra, Tết Thanh Minh còn là dịp để các thành viên trong gia đình gặp gỡ, họp mặt. Hàng năm cứ đến ngày này, con cháu đi làm xa quê đều sắp xếp thời gian để trở về. Trước là tảo mộ các cụ, sau là gặp gỡ người thân.
Tết Thanh Minh 2023 rơi vào ngày nào?
Tết Thanh Minh là ngày bao nhiêu, ngày mấy? Tiết Thanh Minh là ngày nào? Lý giải Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày nào, Nguyễn Du đã có câu thơ sau:
“Thanh Minh trong tiết tháng 3
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”
Câu thơ này khiến nhiều người cho rằng Tết Thanh Minh diễn ra tháng 3 Âm Lịch hàng năm. Tuy nhiên thực tế, người ta tính các tiết khí theo lịch Dương. Tiết Thanh Minh thường kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày. Ngày đầu tiên của tiết chính là Tết Thanh Minh, sau ngày Lập Xuân khoảng 60 ngày.
Khác với những tháng có 30 ngày thông thường, tiết Thanh Minh 2023 bắt đầu từ ngày 5/4/2023 – 20/4/2023 (theo lịch Dương). Như vậy, Tết Thanh Minh rơi thứ tư (ngày 5/4/2023). Vì năm Quý Mão nhuận 2 tháng 2 (tức là có 2 tháng 2 Âm Lịch) nên Tết Thanh Minh rơi vào ngày 15/2 Âm Lịch chứ không phải tháng 3. Tức là chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Thanh Minh 2023.
Những việc nên làm vào ngày Tết Thanh Minh
Với những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa và Tết Thanh Minh ngày mấy tháng mấy rồi phải không? Vậy Tết Thanh Minh nên làm gì? Dưới đây là 3 việc mà người Việt ta thường làm vào ngày lễ này:
Tết Thanh Minh đi tảo mộ
Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thuận, báo hiếu, ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên. Trong đó, phổ biến nhất là hoạt động tảo mộ gia tiên.
Công việc chính của tảo mộ là dọn cỏ, quét dọn lại phần mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, gọn. Sau đó cắm hoa, thắp hương để các cụ phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn hơn năm cũ. Thứ tự khi đi tảo mộ trong Tiết Thanh Minh là: dọn dẹp xung quanh mộ – thắp hương – dâng lễ – mời rượu – khấn vái – đốt vàng mã.
Khi đi tảo mộ, nhiều gia đình thường cho trẻ nhỏ đi cùng để các cháu biết được vị trí phần mộ của ông bà nằm ở đâu. Đồng thời, giáo dục con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ, ông bà.
Ngoài phần mộ của gia đình, đối với các ngôi mộ vô chủ, người đi thăm viếng cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương để bày tỏ lòng thành kính.
Dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa
Các hoạt động trong ngày Tết Thanh Minh không chỉ là tảo mộ, thắp hương mà còn là dịp để các gia đình dọn dẹp nhà cửa, lau bàn thờ, bát hương cho sạch sẽ. Điều này thể hiện sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối chân linh của tổ tiên.
Làm lễ cúng
Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng tươm tất với xôi gà, rượu, hương, hoa,… tùy theo điều kiện gia đình để thắp hương dâng lên tổ tiên. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn Tết Thanh Minh trong sách để sử dụng.
Những lưu ý quan trọng trong ngày Tiết Thanh Minh
Vào ngày Tết Thanh Minh, tảo mộ là hoạt động thường niên và gần như gia đình nào cũng thực hiện. Tuy nhiên, khi đi tảo mộ, cần phải lưu ý những điều sau để mọi việc được thuận lợi và hanh thông:
- Khi lại nhẹ nhàng và cẩn thận, không cười đùa, nói chuyện to hay chạy nhảy lung tung. Luôn phải giữ thái độ thành kính khi đi tảo mộ.
- Trước khi dọn dẹp phần mộ nên khấn vái tổ tiên để xin phép được động đến mộ phần của các cụ.
- Dọn dẹp đúng phần mộ của tổ tiên. Hạn chế đụng dao, cuốc trên phần mộ gia đình và các nhà xung quanh.
- Sau khi dọn dẹp cỏ dại thì thêm đất mới và hoa tươi dâng lên các cụ. Dọn dẹp xung quanh, bao gồm cả phần phía sau mộ.
- Trái cây và hoa tươi dâng lên phải là số lẻ. Đợi hương cháy khoảng ⅔ thì tạ lễ, hóa vàng và xin lộc về nhà.
- Không giẫm lên mộ hoặc đồ cúng trên mộ của nhà khác.
- Phụ nữ mang thai không nên đi tảo mộ vì cơ thể họ rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh.
- Những người yếu bóng vía sau khi đi tảo mộ nên bước qua chậu than hoặc tắm lá bưởi để xua đuổi khí độc.
Trên đây là bài viết SUPPERCLEAN chia sẻ về nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động của ngày Tết Thanh Minh. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để hiểu rõ về ngày lễ truyền thống này và cố gắng gìn giữ, phát huy những phong tục cổ truyền của người Việt ta.