Tham mưu là gì? Vai trò, ý nghĩa công tác tham mưu

Công tác tham mưu giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một cơ quan, tổ chức. Vậy tham mưu là gì? Tại sao phải tham mưu? Để hiểu rõ hơn về tham mưu, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết này dưới đây của chúng tôi!

Tham mưu là gì?

Tham mưu là hoạt động hiến kế, đưa ra các ý tưởng độc đáo nhằm mục đích đề xuất cho lãnh đạo phương hướng, giải pháp hữu hiệu đối với vấn đề đang gặp phải. Tham mưu là hoạt động mang tính chuyên nghiệp; do cá nhân hoặc bộ phận thực hiện, hỗ trợ lãnh đạo trong việc ban hành và thực thi các quyết định. Mỗi đơn vị, tổ chức không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ đều có bộ phận đảm nhận công tác tham mưu cho lãnh đạo.

Ví dụ: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhiệm vụ, công tác quản lý,… của đơn vị. 

Tham mưu là gì? 
Tham mưu là gì?

Phân loại công tác tham mưu

Như vậy, bạn đã hiểu rõ về công tác tham mưu là gì rồi phải không? Vậy hoạt động này gồm có những loại nào?

Theo tìm hiểu, công tác tham mưu được chia thành 2 loại, đó là: 

  • Tham mưu sự vụ: Giải quyết công việc hàng ngày, những vấn đề nảy sinh trong khuôn khổ chính sách, quy định của cơ quan đơn vị. 
  • Tham mưu chiến lược: Đây là hoạt động tham mưu nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hoặc xây dựng, hoàn thiện chính sách để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn và lợi ích của người dân. 

Quy mô tổ chức bộ máy tham mưu

Mỗi đơn vị, cơ quan tổ chức sẽ có đội ngũ tham mưu khác nhau. Dựa trên quy mô, ta có 3 cấp độ về tham mưu, đó là: 

Cá nhân tham mưu

Còn được biết đến với tên gọi là trợ lý tham mưu. Đây là mô hình nhỏ nhất, chỉ áp dụng với các vị trí lãnh đạo cấp thấp. Đối với lãnh đạo cấp trung gian hoặc cao hơn thì mô hình có thể được áp dụng nhưng sẽ kết hợp với các mô hình khác. 

Nhược điểm của trợ lý tham mưu là sự ảnh hưởng của dấu ấn cá nhân khi ra quyết định hành chính. Hơn nữa, sự hạn chế về tính cách và trình độ tham mưu cá nhân cũng có thể làm giảm tính khách quan của phương án. 

Cá nhân tham mưu được áp dụng đối với các lãnh đạo cấp thấp 
Cá nhân tham mưu được áp dụng đối với các lãnh đạo cấp thấp

Bộ phận, đơn vị tham mưu

Đây là các phòng, ban trong cơ cấu tổ chức của cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu. Đây là quy mô phổ biến và được áp dụng nhiều nhất với các lãnh đạo trung gian hoặc một số vị trí lãnh đạo cấp cao. 

Các cá nhân trong phòng tham mưu sẽ chịu trách nhiệm về các mặt khác nhau khi ra quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hoàn chỉnh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và ăn ý giữa các thành viên. 

Cơ quan chuyên trách tham mưu

Cơ quan chuyên trách công tác tham mưu là gì? Đây là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ đề xuất ý kiến, dự thảo cho lãnh đạo trong phạm vi chuyên môn cụ thể. Quy mô này gồm có người đứng đầu và các cá nhân phụ trách bên dưới. 

Người đứng đầu chịu trách nhiệm tham mưu tổng thể và các cá nhân bên dưới sẽ phụ trách mảng công việc riêng biệt. Đôi khi, cá nhân bên dưới có thể tham mưu cho lãnh đạo trong các tình huống chuyên nghiệp. 

Cơ quan tham mưu thường áp dụng cho văn phòng cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. 

Vai trò, chức năng của ban tham mưu là gì?

Công tác tham mưu giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan và tổ chức. Đây là bộ phận tư vấn, giúp lãnh đạo nắm được tình hình cụ thể và đưa ra quyết định đúng đắn. 

Hơn nữa, công tác tham mưu tốt giúp hoàn thiện chính sách theo chiều hướng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tại của đơn vị cũng như xã hội. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. 

Ý nghĩa của tham mưu
Ý nghĩa của tham mưu

Một số thuật ngữ liên quan

Bộ tổng tham mưu là gì?

Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu các chiến lược về quốc phòng, dân sự cho Đảng và Nhà Nước. Đồng thời, đây cũng là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. 

Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu được gọi là Tổng Tham mưu trưởng. Cơ quan này được thành lập từ năm 1978 và luôn do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đảm nhận. 

Chỉ huy tham mưu là gì?

Đây là sĩ quan có nhiệm vụ huấn luyện, tác chiến và xây dựng lực lượng về quân sự. Sĩ quan chỉ huy tham mưu phải có phẩm chất đạo đức tốt; bản lĩnh chính trị vững vàng; tốt nghiệp trình độ đại học; có năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện bộ đội; có thể lực tốt để đáp ứng toàn bộ các yêu cầu nhiệm vụ. 

Quyền hạn tham mưu là gì?

Đây là quyền và nghĩa vụ của những người đảm nhận chức vụ tham mưu. Họ sẽ đưa ra lời khuyên, lời tư vấn cho các nhà quản lý về một vấn đề cụ thể nào đó. Trong tiếng Anh, quyền hạn tham mưu là Staff authority. 

Giải pháp nâng cao công tác tham mưu là gì?

Để nâng cao công tác tham mưu, người đảm nhận vị trí này cần:

  • Không ngừng học tập, cập nhật kiến thức liên quan, tích lũy kiến thức để hỗ trợ cho ban lãnh đạo. 
  • Đổi mới tác phong và tự xây dựng chương trình làm việc cụ thể, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, bám sát thực tiễn để kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh và đề xuất giải pháp giải quyết kịp thời. 
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tham mưu để thực hiện tốt nhiệm vụ và công việc của mình. 
  • Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết giải thích định nghĩa tham mưu là gì và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin hay và hữu ích cho quý bạn đọc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *