Thảo mai là ngôn ngữ teencode được giới trẻ sử dụng rất nhiều trong thời gian vừa qua. Vậy thảo mai là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Đâu là dấu hiệu nhận biết người có tính cách thảo mai? Bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Contents
Thảo mai là gì?
Nếu dịch theo nghĩa Hán – Việt thì thảo mai được ghép bởi từ “thảo” và “mai”. Trong đó, “thảo” là loài cây cỏ dại hoặc những loài cây mọc ở tầng thấp. Trong một số trường hợp, nó còn có nghĩa là bàn bạc, thảo luận một vấn đề gì đó. Còn “mai” là từ chỉ thời gian vào lúc sáng sớm, đó là khoảng thời gian trời đất chuyện từ đêm sang ngày.
Như vậy, ta có thể hiểu ý nghĩa từ thảo mai là dùng để chỉ những câu chuyện lạ lẫm, mới mẻ, chưa có ai biết đến. Đó là những câu chuyện không có tính xác thực cao, không rõ đúng sai mà chỉ đem ra đàm tếu cho vui vẻ, hài hước.
Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của Internet, ý nghĩa của từ thảo mai đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại.
Vậy thảo mai nghĩa là gì? Hay thảo mai là cái gì vậy?
Theo đó, thảo mai là từ ngữ dùng để chỉ những người phụ nữ có đức tính giả tạo, miệng nói một đằng nhưng dạ lại suy nghĩ một nẻo, gió thổi chiều nào thì xoay chiều nấy. Họ là những người gian dối, không trung thực, ngoài mặt thì lả lướt nói cười nhưng sau lưng thì nói xấu, một bụng “dã tâm” hãm hại người khác.
Thảo mai tiếng Anh có thể dùng các từ có ý nghĩa tương đương như: phony, Fake naivety, pretend to naive, pretend being foolish.
Nguồn gốc của thảo mai là gì?
Sau khi đã hiểu rõ thảo mai có nghĩa là gì, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết nó có nguồn gốc từ đâu đúng không?
Nguồn gốc của “thảo mai” thực sự không rõ ràng với rất nhiều giả thuyết được đưa ra. Trong đó, giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là “thảo mai” được bắt nguồn từ câu ca dao:
Thảo mai rao bán chỉ vàng
Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh.
Ý nghĩa của câu ca dao trên dùng để châm biếm những con người thiếu trung thực, giả tạo trong cả lời nói và hành động. Cô gái miệng thì rao bán, quảng cáo là mình bán chỉ vàng nhưng thực tế là bán chỉ xanh.
Bên cạnh đó, cũng có một giả thuyết cho rằng “Thảo Mai” là tên một cô gái trong tác phẩm nghệ thuật nào đó. Cô gái ấy có đức tính giả tạo, ngoài mặt thì nói cười rôm rả, thân thiện nhưng sau lưng lại sẵn sàng chê bai, nói xấu người khác. Vì vậy mà nó trở thành tính từ gắn liền với những người không trung thực, giả tạo. Tuy nhiên, giả thiết này chưa được xác minh nên độ tin cậy không cao.
Một bộ phận khác lại sau khi hiểu rõ thảo mai là j đã cho rằng nó được bắt nguồn từ nhân vật Nguyệt (do diễn viên Hà Hương thủ vai) trong phim “Phía trước là bầu trời” phát sóng vào năm 2001. Cô được cộng đồng mạng đặt cho biệt danh là “chị Nguyệt thảo mai”, “thánh thảo mai”. Sự thảo mai của cô nàng được thể hiện qua cái liếc mắt đầy “ngoa ngắt” ẩn giấu sau nụ cười “thân thiện” khi mẹ người yêu vô tình làm bắn nước dưa hấu lên người cô. Hay là sự đối lập giữa hành động và lời nói của cô với con mèo,…
Nhìn chung, dù có nguồn gốc đến từ đâu nhưng hiện nay, thảo mai được dùng để chỉ những hành động giả tạo, không thành thực với cảm xúc của mình hoặc những hành động gượng gạo, thiếu sự tự nhiên. Tuy vậy, đôi lúc nó còn được dùng để vui đùa giữa những người bạn cùng trang lứa. Do vậy, tùy từng hoàn cảnh và đối tượng tiếp xúc để có thể sử dụng từ “thảo mai” phù hợp, tránh gây sự hiểu nhầm với người khác.
Dấu hiệu nhận biết người có tính cách thảo mai
Thảo mai thường được dùng để đánh giá tính cách của phái đẹp. Để nhận biết một người có tính cách thảo mai, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:
- Là những người giỏi giao tiếp, luôn biết cách làm hài lòng tất cả mọi người. Họ ngụy trang mọi thứ để tạo ra lớp “vỏ bọc” hoàn hảo cho bản thân mình, luôn tỏ ra nhẹ nhàng, thanh lịch, khéo léo nhưng bản chất bên trong thì không phải như vậy.
- Nói một đằng nhưng làm một nẻo. Những hành động và suy nghĩ của họ luôn khác xa với những gì mà họ nói.
- Những bạn nữ có vẻ ngoài bánh bèo, nhẹ nhàng, dễ thương, khéo ăn nói nhưng lại tỏ ra ở mức độ quá đà thường hay bị đánh giá là thảo mai.
- Những người luôn tỏ ra thân thiện, gần gũi, tốt bụng, ân cần, quan tâm người khác; luôn hâm mộ, khen ngợi, yêu quý người đối diện; bạn thân đi đâu cũng phải có nhau nhưng trong lòng thì không hề yêu quý người đó chút nào. Họ sẵn sàng nói xấu sau lưng; nếu có cơ hội thì luôn tìm cách hãm hại, đâm sau lưng bạn bè.
- Những người thảo mai thường có ánh mắt khá ranh và lanh lợi. Khi nói chuyện, họ rất ít khi nhìn trực tiếp vào người đối diện mà ánh mắt của họ luôn liếc dọc, liếc ngang và nhìn mọi thứ xung quanh.
- Thảo mai cũng được dùng để nói về những gian thương, buôn bán gian lận, treo đầu dê nhưng bán thịt chó.
- Người thảo mai luôn muốn thu hút sự chú ý của người khác nên thường có hành hành động thái quá, lố bịch.
Một số ý nghĩa khác của thảo mai
Thực tế, thảo mai còn được biết đến là một vị thuốc quý trong y học. Đó là một loại quả có hình dáng khá giống như tim gà, cùi mềm, có màu đỏ, nhiều nước và có vị chua chua ngọt ngọt. Trong quả thảo mai có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng điều trị các chứng bệnh như ho, thiếu máu do khí hư hay bị táo bón, khó tiêu,…
Ngoài ra, thảo mai còn được hiểu là sự khôn ngoan, khéo léo trong giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh. Đó là lối ứng xử thấu đáo, tinh tế và rất được lòng tất cả mọi người.
Tính cách thảo mai gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
Người đời có câu “Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn”. Vì vậy, dù bạn có giả tạo, thảo mai đến đâu thì cũng có một lúc nào đó, bản chất thật, con người thật của bạn sẽ bị người khác làm cho lộ diện. Khi đó, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu với những người xung quanh. Tất cả mọi người ngày càng xa lánh bạn, không muốn nói chuyện, tiếp xúc với bạn nữa. Bởi vậy, hãy sống thành thật với mọi người, hãy dùng sự chân thành của bản thân để gây ấn tượng với người khác. Có như vậy, bạn mới nhận được sự yêu quý, trân trọng từ những người xung quanh.
Có nên tiếp xúc nhiều với người thảo mai không?
Khi đã hiểu rõ thảo mai là gì, nhiều người thắc mắc không biết có nên tiếp xúc nhiều hay với người thảo mai hay không? Vậy bạn suy nghĩ gì về câu hỏi này?
Một người thảo mai sẽ luôn xuất hiện với những hành động tốt đẹp và cử chỉ thân thiện trước mặt mọi người. Nhưng bạn sẽ không biết được sau lưng họ đã chê bai, nói xấu bạn những gì. Họ luôn có những cử chỉ quan tâm nhưng sau lưng lại hèn hạ tìm cách hãm hại người khác.
Với những người thảo mai, giả tạo, chúng ta luôn có tư tưởng bài xích, không muốn tiếp xúc với họ. Điều này cũng dễ hiểu thôi! Tuy nhiên, không phải ai thảo mai cũng đều là người xấu. Bạn nên nhìn nhận, đánh giá họ từ nhiều khía cạnh khác nhau rồi mới quyết định xem có nên tiếp tục mối quan hệ đó không nhé!
Một số câu nói châm biếm về người có tính cách thảo mai
- Đồng xu thì có hai mặt nhưng chỉ có duy nhất một mệnh giá. Người một mặt sao lại nỡ hai lòng.
- Cứ làm ác quỷ nhưng sống thật với bản thân. Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn ác quỷ, dơ bẩn.
- Những lời nói của người thảo mai nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì đó cũng là những lời chúc mừng không đáng tin cậy.
- Đời đã đủ hối hả, bon chen rồi! Vậy sao còn xuất hiện những kẻ giả tạo, nhỏ nhen làm gì?
- Người thật thà thường không dẻo miệng, khéo léo. Kẻ giả tạo lại thường nói điều hay.
- Đừng bao giờ đối quá tốt với ai nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ con người họ. Nếu không bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi họ tháo bỏ mặt nạ ra.
- Bản chất bạn, mình đã thấu. Hay do bạn quá xấu nên phải dùng mặt nạ để che đậy.
Bài viết tham khảo: Phanh xích lô có nghĩa là gì? Giải đáp ngay hot trend mới này
Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thảo mai là gì, ý nghĩa cũng như cách sử dụng nó sao cho phù hợp nhé!