Kẻ tiểu nhân luôn đặt chữ LỢI lên vị trí đầu tiên, bất chấp mọi thủ đoạn chỉ vì lợi ích cá nhân. Vậy tiểu nhân là gì? Dấu hiệu nhận biết kẻ tiểu nhân là gì? Nên làm gì khi bị tiểu nhân hãm hại? Cùng supperclean.vn tìm hiểu nhé!
Contents
Tiểu nhân là gì?
Tiểu nhân là thuật ngữ chỉ kẻ bụng dạ nhỏ nhen, ích kỷ, thích soi mói, chấp nhặt những chuyện nhỏ nhất. Tiểu nhân là người có nhân cách kém, nghĩ một đằng làm một nẻo, không tuân theo các quy chuẩn đạo đức. Trước mặt người khác, kẻ tiểu nhân là người nhưng sau lưng lại là quỷ, thích dùng những thủ đoạn không chính đáng để đạt được mục đích cá nhân.
Khi làm việc chung với kẻ tiểu nhân, chỉ một chút thiếu thận trọng, bạn sẽ bị thua thiệt rất nhiều. Vì vậy, học cách phân biệt kẻ tiểu nhân với người quân tử là điều cần thiết, cho dù bạn ở bất kỳ môi trường nào.

Dấu hiệu nhận biết kẻ tiểu nhân là gì?
Thích đâm sau lưng người khác
Dấu hiệu thường thấy ở những kẻ tiểu nhân là trước mặt thì nói những lời dễ nghe nhưng lại âm thầm đâm sau lưng. Vì lợi ích, họ chấp nhận đánh đổi phẩm chất đạo đức, ngó lơ sự gào thét lương tâm.
Nguyên tắc sống của kẻ tiểu nhân là chuyện không vừa ý sẽ không bao giờ góp ý trực tiếp. Trước mặt thì giở trò giả tạo, dùng lời ngon tiếng ngọt để tâng bốc nhưng sau lưng thì bêu rếu, dè bỉu, hạ thấp danh dự của đối phương.

Thừa nước đục thả câu
Sự khác biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân là gì? Quân tử không bao giờ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác nhưng kẻ tiểu nhân chỉ chăm chăm chờ đợi đối phương sơ suất để trục lợi. Kiểu người này vô cùng nguy hiểm, không nên giao lưu hay kết bạn.
Hơn nữa, những kẻ tiểu nhân chẳng bao giờ có bạn thân thật sự. Họ chỉ toàn chia bè kết cấu để nhăm nhe hại người. Khi thấy đối phương kết giá trị lợi dụng, họ sẵn sàng nói xấu và vứt bỏ không thương tiếc.
Thích đặt điều, nói thêm bớt
Người ta thường nói: “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”. Tuy nhiên, những người thông minh sẽ không bao giờ đặt điều, nói có thành không và ngược lại. Bởi họ biết làm điều đó chẳng khác nào đang rước họa vào thân.
Tuy nhiên, những kẻ có tâm tính hẹp hòi, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình thì chẳng ngại làm điều đó. Họ sẵn sàng khơi chuyện, thêu dệt để hạ thấp người khác nhằm thỏa mãn sự ghen ghét của bản thân.

Thích dùng “đạo lý” để phán xét người khác
Đặc điểm chung của kẻ tiểu nhân là gì? Đó là những kẻ sống giả nhân giả nghĩa, tồn tại dưới dáng vẻ của những kẻ hiểu biết nhiều. Người này mở miệng là nói đạo lý, triết lý nhân sinh rồi đem người khác ra so sánh, đánh giá, bình phẩm và hạ bệ đối phương.
Khi mới tiếp xúc với kẻ tiểu nhân, bạn sẽ cảm thấy ngưỡng mộ vì sự hiểu biết rộng của họ. Nhưng tiếp xúc lâu, bạn sẽ thấy họ sống rất “hãm”, không bao giờ chịu công nhận ưu điểm của người khác. Họ chỉ nhắm vào khuyết điểm khiến đối phương cảm thấy tự ti và hoài nghi hơn về bản thân.
Thích nịnh nọt người khác
Kẻ tiểu nhân là một diễn viên đa tài, thay đổi cảm xúc nhanh chóng. Họ có thể nhiệt tình, dùng lời nói ngon ngọt khiến bạn rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Thế nhưng chỉ cần quay lưng, họ có sẵn sàng dè bỉu, chê bai, đánh giá, hạ thấp bạn.
Không chỉ vậy, những kẻ này còn có sở thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia. Trước mặt bạn, họ nói bạn hay và chê người khác dở. Nhưng trước mặt người kia thì bạn là kẻ chẳng ra gì.

Trốn tránh trách nhiệm
Sở trường của kẻ tiểu nhân là thoái thác trách nhiệm. Khi mắc sai lầm trong công việc, kẻ tiểu nhân một mực không thừa nhận và tìm thế thân giúp mình gánh nạn.
Những kẻ này rất mồm mép, có thể đổi trắng thay đen bất cứ lúc nào, khiến mọi người nhầm lẫn và lan truyền thông tin sai sự thực.
Không có chính kiến
Cách nhận biết kẻ tiểu nhân là gì? Những người này không có chính kiến, gió thổi chiều nào thì xoay chiều đó. Trong một tập thể, cấp trên thích ai thì kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi, kết thân với người đó. Ngược lại, nếu ghét ai thì họ sẽ tìm cách đả kích, nói xấu để cô lập đối phương.
Với những người không có giá trị lợi dụng, kẻ tiểu nhân sẽ không bao giờ gần gũi hay kết thân.
Thích thể hiện
Kẻ tiểu nhân rất giỏi trong việc kể công. Khi ai đó mắc lỗi, ngay lập tức họ sẽ báo cáo cấp trên và coi đó là “thành tích”.
Ngoài ra, kẻ tiểu nhân cũng rất hăng hái, nhiệt tình khi có lãnh đạo. Khi không có mặt lãnh đạo, họ rất thờ ơ, sao nhãng, không chú tâm đến công việc.

Sống vong ơn bội nghĩa
Bội tín bội nghĩa là đặc trưng của kẻ tiểu nhân, gian trá. Họ thoải mái tận hưởng sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên khi đối phương gặp nạn, họ không chỉ không giúp đỡ còn “giậu đổ bìm leo”, tìm cách hãm hại khiến ân nhân của mình rơi vào cảnh khốn khổ hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều dấu hiệu khác nhận biết kẻ tiểu nhân như đạo đức giả, tìm cách ly gián để trục lợi cá nhân, chỉ nghĩ cho bản thân, không quan tâm đến người khác,..
Đặc điểm nhận dạng khuôn mặt kẻ tiểu nhân là gì?
Theo nhân tướng học, hình ảnh kẻ tiểu nhân được khắc họa với các đặc điểm sau:
- Lông mày mỏng, ngắn: Là người bạc tình bạc nghĩa, sống vong ân bội nghĩa. Khi gặp khó khăn, bạn đừng bao giờ kỳ vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ họ.
- Xương mắt nhô cao, lông mày nhạt: Đây là dấu hiệu nhận biết đàn ông tiểu nhân theo nhân tướng học. Nam giới sở hữu đặc điểm này sống ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cho bản thân.
- Đuôi lông mày cụp và hơi xếch: Họ là người thâm hiểm, thường tính toán thiệt hơn, nếu không có lợi cho bản thân thì nhất quyết không làm. Bên cạnh đó, họ thích dùng mánh khóe, tiểu xảo để cản trở con đường phát triển của người khác.
- Gương mặt gầy và xương gò má nhô cao: Người đàn ông sở hữu đặc điểm này sống rất mưu mô, ham chức quyền, không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích cá nhân.
- Đầu mũi nhọn: Là người khéo miệng nhưng sống đểu giả. Lời nói của anh ta không có sự đáng tin.
- Cằm gầy, không có thịt: Là người ki bo, kẹt sỉ, tính tình nhỏ mọn, hay thù oán, sẵn sàng lấy oán báo ơn.
- Mắt láo liên, không nhìn vào người đối diện khi giao tiếp: Là người mưu mẹo, đạo đức giả,…
Vì sao không nên sống như kẻ tiểu nhân?
Sống tiểu nhân không chỉ gây hại cho người khác mà còn ảnh hưởng đến chính mình.
- Tạo ra môi trường độc hại: Kẻ tiểu nhân thích dùng mánh mé gây ra nhiều mâu thuẫn, xung đột trong tập thể. Từ đó, tạo ra môi trường độc hại, không có sự đoàn kết và hòa thuận trong tập thể.
- Hạ thấp độ uy tín của bản thân: Kẻ tiểu nhân sống ba phải, thích đặt điều, nói xấu người khác. Điều này khiến họ trở nên không đáng tin cậy, không được mọi người yêu quý và tôn trọng.
- Không hạnh phúc thật sự: Kẻ tiểu nhân luôn sống trong sự ganh ghét, bất mãn, đố kỵ với sự thành công của người khác. Họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, không hài lòng vì cuộc sống của mình nên khó có được hạnh phúc thật sự.
- Cản trở sự phát triển: Kẻ tiểu nhân thường tập trung nói xấu, đặt điều người khác thay vì phát triển bản thân. Điều này khiến họ ngày càng tụt lùi, không phát triển.

Nên làm gì khi bị tiểu nhân hãm hại?
Không nhân nhượng với kẻ tiểu nhân
Chúng ta không nên nhân nhượng với kẻ tiểu nhân. Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy. Với kẻ tiểu nhân, hãy đối đãi theo cách mà họ xứng đáng được nhận, đừng để bản thân hối hận.
Không nhu mì, mềm yếu
Kẻ tiểu nhân có xu hướng bắt nạt những người yếu đuối và sợ người cứng rắn. Vì thế, khi đứng trước kẻ tiểu nhân, bạn không nên tỏ ra sợ hãi mà cần mạnh mẽ, cứng rắn để đối phương biết bạn không dễ bắt nạt.
Tiểu nhân khác với kẻ ác. Họ trở nên thật thà, ít nguy hiểm hơn khi gặp người mạnh hơn mình.
Không nên tranh luận, nói đạo lý với tiểu nhân
Cách cư xử với tiểu nhân là gì? Bạn không nên tranh luận hay giảng giải đạo lý với họ. Bởi tiểu nhân thường nói chuyện không có đạo lý, bạn làm vậy chỉ khiến họ thêm hận bạn chứ không có lợi ích gì.
Vì vậy, đừng lãng phí công sức với những người như vậy. Việc của ai thì người nấy làm, đây là lựa chọn tối ưu nhất.

Giữ khoảng cách với tiểu nhân
Trong tập thể, bạn không nên tìm cách trả thù kẻ tiểu nhân bởi điều đó có thể khiến hình ảnh của bạn không đẹp trong mắt đồng nghiệp. Thay vào đó, hãy giữ khoảng cách với họ để tránh sự va chạm.
Đừng dễ dàng bộc lộ cảm xúc trước mắt họ, không nên để họ biết mọi điều về mình và cũng đừng nhận xét mọi người xung quanh trước mặt họ. Bởi những lời nói vô tư của bạn có thể trở thành “vũ khí” để kẻ tiểu nhân lợi dụng chống lại bạn. Khi họ có hành động vượt quá giới hạn, bạn cần cứng rắn và mạnh mẽ đáp trả để họ không dám có hành vi như vậy trong tương lai.
XEM THÊM: Quân tử là gì? Quân tử khác gì tiểu nhân? Dấu hiệu nhận biết
Hy vọng chia sẻ trên đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu họa tiểu nhân là gì, dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó với kiểu người này. Đối với kẻ tiểu nhân, bạn có thể lựa chọn đối mặt hoặc né tránh. Tuy nhiên, hãy đặt ra nguyên tắc cho bản thân, đừng làm mọi chuyện quá lên nhưng cũng đừng nhân nhượng; nếu không họ sẽ được đà lấn tới.