Thủy triều là gì? Các loại thủy triều? Nguyên nhân sinh ra thủy triều

Thủy triều là hiện tượng tự nhiên xảy ra phổ biến trong cuộc sống của con người. Vậy thủy triều là gì? Thủy triều có đặc điểm gì? Nguyên nhân gây ra thủy triều là gì? Hãy cùng supperclean.vn khám phá nhé!

Thủy triều là gì?

Thủy triều là hiện tượng dâng lên, hạ xuống của mực nước biển theo chu kỳ thời gian. Đây là hiện tượng tự nhiên, gắn liền với cuộc sống của con người từ bao đời nay.

Khi mực nước biển dâng lên mức cao nhất, đạt đến đỉnh sóng, gọi là triều cao hay triều lên. Khi mực nước biển hạ xuống mức thấp nhất, nằm ở phần đáy sóng, gọi là triều thấp hay triều xuống.

Thủy triều là hiện tượng lên, xuống theo chu kỳ thời gian của mực nước biển
Thủy triều là hiện tượng lên, xuống theo chu kỳ thời gian của mực nước biển

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì?

Thủy triều xuất hiện do tác động của lực hấp dẫn giữa mặt trăng, mặt trời với trái đất và quá trình tự xoay quanh trục của trái đất. Sự tác động đồng thời của các yếu tố này khiến thủy quyển có dạng hình cầu dẹt bị kéo cao ở hai miền tạo thành hình elip.

Lực hấp dẫn làm cho thủy triều dâng cao và có hình dạng giống như hình elip. Khi đó, một đỉnh của hình elip sẽ nằm trực diện mặt trăng, gọi là miền lớn thứ nhất.

Đồng thời, khi trái đất xoay quanh trục sẽ hình thành lực ly tâm và tác động lên thủy triều. Lực ly tâm tác động khiến thủy quyền phình ra. Đỉnh thứ hai của hình elip nằm ở phía đối diện với miền nước lớn thứ nhất, gọi là miền nước lớn thứ hai, đi qua tâm của trái đất.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác gây nên thủy triều như trọng lực, lực thủy triều, cường độ lực hút trái đất, gió, áp suất khí quyển, địa hình vùng ven biển,…

Thủy triều hình thành chủ yếu do lực hấp dẫn giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng
Thủy triều hình thành chủ yếu do lực hấp dẫn giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng

Các giai đoạn của thủy triều

Như vậy, bạn đã hiểu rõ khái niệm và nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều là gì rồi phải không? Vậy thủy triều có những giai đoạn nào? Thủy triều được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và tên gọi khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Triều lưu, triều ngập, con nước lớn: Hiện tượng này xuất hiện khi nước biển dâng lên nhanh chóng làm ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền chỉ trong vài giờ.
  • Triều rút, con nước ròng: Đây là hiện tượng nước rút xuống, làm lộ ra vùng gian triều.
  • Triều cao, triều cường: Đây là thời điểm mực nước dâng lên cao nhất.
  • Triều thấp: Là khi nước biển hạ xuống mức thấp nhất.

Các loại thủy triều

Thủy triều được chia thành 2 loại, đó là:

  • Bán nhật triều: Đây là hiện tượng nước biển dâng cao 2 lần trong ngày, tức là mỗi ngày sẽ có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Các đỉnh triều của hai lần nước dâng không đều nhau, gồm có mực nước lớn thấp và mực nước lớn cao. Bán thủy triều thường chỉ xảy ra tại khu vực xích đạo; thời gian 2 lần triều lên xuống cách nhau khoảng 12 tiếng 25 phút.
  • Nhật triều: Nhật triều là hiện tượng mực nước biển lên xuống 1 lần trong ngày, tức là có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống, tạo thành nước ròng thấp và nước ròng cao. Thời gian nhật triều lên xuống mỗi ngày cách nhau khoảng 24 giờ. Ví dụ khi triều xuống lúc 9h sáng hôm nay thì hôm sau sẽ xuống lúc 10h sáng.
Nhật triều là hiện tượng nước biển lên xuống một lần trong ngày
Nhật triều là hiện tượng nước biển lên xuống một lần trong ngày

Thủy triều có lợi hay có hại?

Thủy triều vừa có lợi vừa có hại. Vậy lợi ích và tác hại của thủy triều là gì?

Lợi ích của thủy triều

  • Thủy triều dâng cao mang theo nhiều chất dinh dưỡng cho đất liền, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
  • Cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu.
  • Ngư dân có thể lợi dụng thủy triều trong việc đánh bắt cá tôm và khai thác các nguồn tài nguyên biển khác. Từ đó góp phần tăng cường thu nhập, ổn định kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Thủy triều hỗ trợ rửa chua, rửa mặn các vùng đất ngập mặn; làm sạch ao tù. Điều này giúp người dân có thêm nhiều diện tích để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao đời sống kinh tế.
  • Thủy triều mang lại nhiều giá trị trong vận tải, thủy điện, thủy lợi, phát triển du lịch biển, tạo nên nhiều cảnh quảng độc đáo, thu hút khách du lịch.
Thủy triều mang lại nhiều lợi ích, góp phần phát triển kinh tế
Thủy triều mang lại nhiều lợi ích, góp phần phát triển kinh tế

Tác hại của thủy triều

  • Mang lại nhiều thiên tai cho người dân như lũ lụt, phá hủy cơ sở hạ tầng, gây thiệt hại về tài sản của người dân.
  • Triều cường kéo theo dòng nước mạnh, sóng lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân. Đồng thời, có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho tàu thuyền đang di chuyển trên biển.
  • Triều cường đỏ, triều cường đen xâm chiếm đất liền, hủy hoại môi trường biển, làm chết nhiều loài sinh vật sống dưới nước.

Giải đáp các câu hỏi thắc mắc về thủy triều

Năng lượng thủy triều là gì?

Năng lượng thủy triều là dạng năng lượng được tạo ra bởi sự lên xuống tự nhiên của nước biển. Mặc dù chưa được sử dụng rộng rãi nhưng năng lượng thủy triều có tiềm năng trong việc sản xuất điện trong tương lai.

Thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo biển sinh sản với số lượng lớn. Khi tảo ở biển hoặc cửa sông tích tụ nhiều khiến vùng nước đó bị đục hoặc chuyển màu (đỏ, đen, hồng, xanh,…).

Thủy triều đỏ còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Tùy từng loại tảo mà thủy triều đỏ sinh ra lượng độc tố nhiều hay ít, làm suy giảm lượng oxy trong nước và khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt.

Không chỉ gây hại cho sinh vật biển, thủy triều đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải sinh vật biển bị nhiễm độc tố của tảo biển.

Hiện tượng thủy triều đỏ
Hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen thực chất là hiện tượng dầu tràn ra biển mà không kịp xử lý. Lớp dầu bị tràn lắng đọng xuống đáy biển, tạo thành lớp trầm tích dày đặc. Khi có điều kiện, chúng sẽ tràn vào bờ, hủy hoại hệ sinh thái và các sinh vật sống ở đó.

Thủy triều mạnh nhất khi nào?

Thủy triều mạnh nhất khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng nhau. Khi đó tạo nên hiệu ứng đồng tâm giữa hai lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng.

Vào chu kỳ trăng non hoặc trăng mới, sức hút của mặt trời và mặt trăng kết hợp khiến nước biển lên cao hơn và hạ thấp xuống hơn một cách mạnh mẽ.

Lực thủy triều là gì?

Lực thủy triều là lực biểu kiến kéo vật thể ra xa tâm của vật thể khác do sự khác biệt về cường độ trong trường hấp dẫn từ vật thể kia. Loại lực này sinh ra do trường hấp dẫn tác động lên vật thể bởi một vật thể khác. Bởi vậy, lực thủy triều được xem là hiệu ứng thứ cấp của trường hấp dẫn.

Biên độ triều là gì?

Biên độ triều là mức chênh giữa mức triều xuống và mức triều lên. Biên độ triều được chia thành 2 loại là:

  • Biên độ triều lên: Mức chênh giữa đỉnh triều và chân triều kề trước so với đỉnh triều đó.
  • Biên độ triều xuống: Mức chênh giữa đỉnh và chân triều kề sau so với đỉnh triều đó.

Mục đích của việc theo dõi thủy triều là gì?

Theo dõi thủy triều để có tận dụng các lợi ích do nó mang lại và đề phòng rủi ro không đáng có xảy ra
Theo dõi thủy triều để có tận dụng các lợi ích do nó mang lại và đề phòng rủi ro không đáng có xảy ra

Theo dõi thủy triều mang lại nhiều lợi ích đối với con người và môi trường. Cụ thể như sau:

  • Điều hướng, quản lý giao thông vận tải để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Khai thác nguồn tài nguyên đa dạng tại khu vực ven biển như thủy sản, năng lượng tái tạo,..
  • Hỗ trợ cho quá trình bảo tồn, phát triển hệ sinh thái khu vực ven biển.
  • Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.
  • Hỗ trợ cho công tác quản lý, phòng tránh rủi ro thiên tai như sóng thần, bão, lũ lụt,…

XEM THÊM: Sát sao là gì? Sát sao – sát xao – xát xao từ nào đúng chính tả?

Trên đây là bài viết chia sẻ thủy triều là gì, nguyên nhân, lợi ích và tác hại của thủy triều. Mong rằng với những thông tin mà supperclean.vn đã cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thủy triều để có thể tận dụng lợi ích mà hiện tượng này mang lại, đồng thời có biện pháp phòng tránh rủi ro.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *