Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng của thép

Thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng với nhiều loại thép khác nhau như thép tròn, thép tấm, thép hình chữ I,… Việc nắm rõ trọng lượng của thép sẽ giúp chủ đầu tư xác định được khối lượng hàng cần thiết, tránh trường hợp nhầm lẫn dẫn đến thiếu sót. Vậy trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng của từng loại thép như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây của chúng mình nhé!

trong-luong-la-gi
Tìm hiểu về trọng lượng và các cách tính trọng lượng của thép

Trọng lượng là gì? 

Trong Vật Lý, trọng lượng được định nghĩa là cường độ (độ lớn) lực hút Trái Đất tác dụng lên vật. Lực hút tác dụng lên vật đó được gọi là trọng lực. 

Vậy đơn vị đo trọng lượng là gì? Đơn vị dùng để đo trọng lượng là Newton, được ký hiệu là chữ N. 

Công thức tính trọng lượng:

P = m.g

Trong đó: 

  • P: Trọng lượng của vật (N)
  • m: Khối lượng của vật (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường tại vị trí đặt vật (m/s2). Tại Trái Đất, giá trị của g thường được làm tròn là 10m/s2. Tại Mặt Trăng, g có giá trị khoảng 1.62m/s2.
trong-luong-la-gi
Trọng lượng là gì?

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có trường hợp sử dụng thuật ngữ “trọng lượng” để chỉ cân nặng của vật hay hàng hóa. Ví dụ, thay vì nói “khối lượng của tấm thép này là 20kg” thì người ta lại nói là “trọng lượng của tấm thép này là 20kg”. 

Bài viết tham khảo: Trọng lượng riêng là gì? Tìm hiểu trọng lượng riêng của thép

Các cách tính trọng lượng thép

Trong thực tế, thép được chia thành nhiều hình dạng khác nhau như thép v, thép tròn, thép tấm, thép hình chữ H, thép hình chữ I,… Vì vậy, mỗi loại thép sẽ có công thức khác nhau. Dưới đây là công tính tính một số loại thép được chúng tôi tổng hợp:

Lưu ý một số ký tự viết tắt: 

  • W: Độ rộng của thép
  • T: Độ dày của thép
  • L: Chiều dài của thép
  • T: Độ dày của thép (mm)
  • A: Chiều dài cạnh của thép (mm)
  • A1 và A2 lần lượt cạnh số 1 và cạnh số 2 thép
  • O.D: Đường kính ngoài
  • I.D: Đường kính trong. 

Thép tấm

Trọng lượng (kg) = T (mm) * W (mm) * L (mm) * 7.85.

Thép hộp hình vuông 

Trọng lượng (kg) = [4 * T (mm) * A (mm)  – 4T2(mm)] * 7.85 * L (mm) * 0.001. 

Thép ống hình chữ nhật

Trọng lượng (kg) = [ 2 * T (mm) * (A1 + A2) (mm) – 4 * T2(mm)] * L (mm) * 0.001 * 7.85. 

Thép ống tròn

Trọng lượng (kg) = 0.003141 * T (mm) * [O.D (mm) – T (mm)] * L (mm) * 7.85.

Thép cây đặc tròn

Trọng lượng (kg) = 0.0007854 * O.D (mm) * O.D (mm) * L (m) * 7.85. 

Thép cây đặc lục lăng 

Trọng lượng (kg) = 0.000866 * I.D (mm) * L (m) * 7.85

Thanh la

Trọng lượng (kg) = 0.001 * W (mm) * T (mm) * L (m) * 7.85

cac-cong-thuc-tinh-trong-luong-cua-thep
Các công thức tính trọng lượng của thép

Bảng tra trọng lượng của một số loại thép

trong-luong-thep-tron
Bảng tra trọng lượng của thép tròn
bang-tra-trong-luong-thep-hop-co-lon
Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn
bang-tra-trong-luong-thep-hop-vuong-thep-hop-ma-kem
Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông, thép hộp chữ nhật mạ kẽm
trong-luong
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ I
bang-tra-trong-luong-thep-hinh-chu-u
Bảng tra trọng lượng của thép hình chữ U
bang-tra-trong-luong-thep-ong-tron
Bảng tra trọng lượng thép ống tròn

Bài biết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? khối lượng tịnh trên bao bì là gì

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc trọng lượng là gì và một số công thức tính trọng lượng thép. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *