Bạn thường bắt gặp thuật ngữ công nguyên khi đọc các thông tin liên quan đến lịch sử nhưng lại không hiểu hết về nguồn gốc, ý nghĩa của cụm từ này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trước Công nguyên là gì và sau công nguyên sẽ là gì cũng như tìm hiểu về các dấu mốc năm Công nguyên. Cùng theo dõi nhé!
Contents
Công nguyên là gì?
Khái niệm Công nguyên xuất hiện lần đầu tiên vào giữa thế kỉ thứ 6, được đưa ra bởi tu sĩ Dionysius Exiguus quê ở Scythia Minor, nay thuộc địa phận Romania và Bulgaria. Tuy được công khai vào giữa thế kỷ thứ 6 nhưng khái niệm này không được nhiều người chấp nhận, phải cho đến những năm 800 thì định nghĩa này mới bắt đầu được lan rộng.
Công nguyên là từ có nguồn gốc từ tiếng Latinh ở thời Trung Cổ, được gọi là Anno Domini (viết tắt là AD). Thuật ngữ này nhằm đánh số năm trong Lịch Gregorius và Lịch Julius. Ở Việt Nam từ này được dịch ra là Công Nguyên và thường được mọi người ghi tắt là CN.
Theo định nghĩa được Dionysius Exiguus đưa ra, Công nguyên được coi là kỷ nguyên bắt đầu (là đơn vị tính bằng năm) tính theo năm mà chúa Giêsu ra đời. Đặc biệt theo lịch công nguyên để tính ngày lễ Phục Sinh thì không có năm 0 mà được bắt đầu từ năm 1.
Hiện nay bộ lịch Gregorian do Giáo hoàng Gregorio XIII đưa ra vào năm 1582 là bộ lịch Tây lịch (hay Dương lịch) thông dụng nhất và đang được chúng ta sử dụng. Theo lịch này một năm sẽ được chia làm 12 tháng và cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận, ngày nhuận sẽ được thêm vào tháng 2.
Quy ước tính năm Công nguyên, Trước công nguyên
Năm Công nguyên, Trước công nguyên được quy ước theo kiểu đối xứng, năm 1 TCN tương ứng với năm 1 CN. Dựa vào quy ước này người ta lấy đó làm cơ sở để xây dựng bộ lịch và người đầu tiên sử dụng nó chính là tu sĩ Beda. Theo quy ước thì ta tính năm 1 thay vì năm 0 cho năm bắt đầu, có nghĩa là tiếp sau năm 1 TCN sẽ chính là năm 1 CN.
Trước Công nguyên là gì?
Như chúng ta đã biết ở trên thì bộ lịch Công nguyên dựa trên năm sinh của Chúa Giêsu và được coi là năm 1, những năm trước đó như -1, -2… sẽ được gọi là năm trước Công nguyên. Ở nước ta từ này thường được viết gắn gọn và ký hiệu là TCN (trước Công nguyên).
Trước công nguyên tiếng Anh viết tắt là B.C (Before Christ – trước thiên chúa). Khi xem các sơ đồ lịch sử, tài liệu tham khảo của nước ngoài bạn có thể bắt bắt gặp ký hiệu BC này. Số năm trước công nguyên thì chưa ai có thể khẳng định được bởi không ai biết trước năm Chúa Giêsu ra đời thì có bao nhiêu năm trước đó.
Sau Công nguyên là gì?
Có khá nhiều người hoặc nhiều tư liệu cho rằng thời điểm sau khi chúa Giêsu ra đời là sau công nguyên, nhưng thực tế không phải vậy và định nghĩa này cũng sai hoàn toàn. Thực chất Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm Chúa Giêsu ra đời trở về sau và hiện tại nó vẫn đang được tiếp diễn hay nói cách khác là chúng ta đang sống ở Công nguyên.
Hiện tại thì lịch công giáo chỉ có thuật ngữ trước Công nguyên và Công nguyên chứ không hề có thuật ngữ Sau công nguyên. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều tài liệu sử dụng thuật ngữ sau công nguyên (SCN) nhưng thực tế là khái này chưa hề có và cách dùng này cũng là sai hoàn toàn.
Vậy chúa Jesus sinh ra vào năm nào?
Mặc dù hàng triệu người đều kỷ niệm ngày sinh của chúa Jesus vào ngày 25 tháng 12. Nhưng hầu hết các học giả đều cho rằng ông không được sinh ra vào ngày đó, hoặc thậm chí là vào năm 1 công nguyên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Giáo hội Công giáo La Mã đã chọn ngày 25 tháng 12 vì nhiều lý do. Đầu tiên là mối quan hệ của ngày này với ngày đông chí và Saturnalia. Đây là một lễ hội dành riêng cho vị thần La Mã Saturn. Và họ chọn ngày này để kỷ niệm sinh nhật cho chúa Jesus. Nhà thờ có thể đồng tổ chức lễ hội ngoại giao nổi tiếng và lễ kỷ niệm mùa đông của các tôn giáo khác.
Tuy nhiên, đến giờ vẫn không có ai biết chính xác là chúa Jesus sinh ra năm nào. Một số học giả cho rằng ông được sinh ra giữa 6 TCN và 4 TCN dựa trên câu chuyện Kinh thánh của Herod Đại đế. Theo câu chuyện, không lâu trước khi Herod sụp đổ, được cho là xảy ra vào năm 4 trước Công nguyên thì người cai trị Judea được cho là ra lệnh tử hình tất cả trẻ sơ sinh nam dưới hai tuổi sống ở vùng lân cận Bethlehem, nhằm giết chết chúa Jesus.
Một số học giả khác thì cố gắng tương quan đến “Ngôi sao Bê-lem” để xác định năm sinh của Chúa Jesus. Đây được cho là nơi đã báo trước ngày sinh của Chúa Jesus, với các sự kiện về thiên văn thực tế.
Ví dụ, trong một bài viết năm 1991 ở trên Tạp chí hàng quý của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia. Nhà thiên văn học Colin Humphreys đã cho rằng ngôi sao huyền thoại thực sự là một sao chổi di chuyển chậm, mà các nhà quan sát của Trung Quốc đã ghi lại được trong năm 5 TCN.
Bài viết tham khảo: Cụm danh từ là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về cụm danh từ
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Trước công nguyên là gì và sau Công nguyên là gì cũng như tìm hiểu về dấu mốc của năm Công nguyên.