Ẩn dụ – hoán dụ là gì? Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ | Lấy ví dụ

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ quan trọng và được sử dụng rất phổ biến trong quá trình học tập của học sinh. Vậy ẩn dụ là gì? Hoán dụ là gì? Cách phân biệt hai biện pháp tu từ này như thế nào? Mời các bạn cùng tìm kiếm qua bài viết này nhé!

Những kiến thức liên quan về phép hoán dụ

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là cách gọi tên của sự vật, sự việc hay hiện tượng này bằng tên của sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình trong cách diễn đạt.

Ví dụ về hoán dụ: Nam là chân sút số 1 của tập thể lớp 10A6.

hoán dụ là gì
Soạn bài hoán dụ

Tác dụng của phép hoan du la gi?

Hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học. Nó giúp cho lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi hơn.

Bài viết tham khảo: Cụm danh từ là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về cụm danh từ

Các kiểu hoán dụ

Có 4 hình thức hoán dụ cơ bản, cụ thể như sau:

* Dùng cái bộ phận để nói về cái toàn thể:

Với phép hoán dụ này, người diễn đạt có thể lấy các bộ phận cơ thể như: chân, tay, đầu,… để liên tưởng đến toàn bộ cơ thể. Hay dùng một mùa để thay thế cho năm, dùng thành phần để liên tưởng đến kết cấu tổng thể,…

Ví dụ: “Những chiếc áo xanh tình nguyện đang trên đường đến với Mù Căng Chải – một huyện nghèo của tỉnh Yên Bái”.

=> “Những chiếc áo xanh” chỉ những bạn tình nguyện viên.

* Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

Hiểu đơn giản là người diễn đạt sẽ sử dụng những sự vật có tính bao quát hơn, có ý nghĩa rộng hơn để nói những sự vật, sự việc hay hiện tượng bị bao trùm trong đó.

Ví dụ:

“Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh.”

=> Dùng từ “trái đất” để nói về đất nước, về toàn bộ con người Việt Nam – những con người, sự vật trong Trái Đất.

hoán dụ là gì
Các kiểu hoán dụ

* Dùng đặc điểm, dấu hiệu của sự vật để gọi tên cho sự vật:

Phép hoán dụ này được hình thành dựa trên những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng,… để nói về chủ nhân của nó.

Ví dụ: “Cô gái có mái tóc màu đen tuyền đứng dưới gốc cây kia trông xinh quá”.

=> “Mái tóc màu đen tuyền” là một dấu hiệu để nhận biết một người.

* Lấy cái cụ thể nói về cái trừu tượng.

Phép hoán dụ này được hình thành dựa trên những cái cụ thể, dễ nhìn thấy, dễ hiểu, dễ cảm nhận để nói về những cái còn trừu tượng, còn mơ hồ, chưa rõ nghĩa nhằm giúp người nghe, người đọc có thể hiểu rõ hơn.

Ví dụ:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng”.

=> “Một ngôi sao”, “một thân lúa chín” là những sự vật cụ thể dùng để nói về những cái trừu tượng hơn. Đó là sự đơn độc, cô đơn, lẻ loi, không có sự đoàn kết, gắn bó.

Những kiến thức liên quan về pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người diễn đạt sẽ dùng tên của sự vật, sự việc hay hiện này để gọi teenn cho sự vật, sự việc hay hiện tượng khác. giữa hai đối tượng này có nét tương đồng về một đặc điểm nào đó như: màu sắc, trạng thái, tính chất,…

Hay nói cách khác, ẩn dụ là cách thức thay đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng A bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng B. Trong đó, A và B có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ về ẩn dụ: Giọng hát của anh ấy rất ngọt, làm say đắm lòng người.

ẩn dụ là gì
Kiến thức về biện pháp tu từ ẩn dụ

Tác dụng của phép ẩn dụ là gì?

Tương tự như hoán dụ, phép ẩn dụ được dùng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho cách diễn đạt, giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc và người nghe hơn.

Các phép ẩn dụ

* Ẩn dụ hình thức

Hai sự vật, hiện tượng được đề cập đến có nét tương đồng nhau về hình thức.

Ví dụ:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

=> “Khuôn trăng” dùng để chỉ mặt trăng rất tròn trịa. Nguyễn Du đã lấy đặc điểm đó của mặt trăng để nói về khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu của Thúy Vân.

* Ẩn dụ cách thức

Đây là hình thức đặt vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Ẩn dụ cách thức giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu một cách khéo léo, tinh tế.

Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”.

=> “Nguồn”: Hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta đến ngày hôm nay.

* Ẩn dụ phẩm chất

Những sự vật, hiện tượng được nói đến trong phép ẩn dụ có nét tương đồng nhau về phẩm chất.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”.

=> “Người Cha” là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ. Giữa Bác Hồ và người Cha có rất nhiều điểm tương đồng nhau về phẩm chất. Bác chăm lo cho các chiến sĩ chu đáo, tận tình như người Cha đang chăm sóc cho người con của họ vậy.

* Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Với hình thức ẩn dụ này, một sự vật, hiện tượng đáng ra được cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng những từ ngữ được sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

=> Ở đây, đáng ra tiếng lá đá rơi sẽ được cảm nhận bằng thính giác (tai), nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng thị giác (mắt) thông qua các từ ngữ như: mỏng, nghiêng.

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Vì sao có sự nhầm lẫn giữa phép hoán dụ và ẩn dụ?

Khi đã hiểu rõ ẩn dụ và hoán dụ là gì, bạn có thể nhận thấy một số điểm tương đồng giữa hai biện pháp tu từ này như sau:

  • Đều gọi tên của sự việc, sự vật hay hiện tượng này bằng tên của sự việc, sự vật hay hiện tượng khác.
  • Đều sử dụng phép liên tưởng
  • Có tác dụng tăng sức gợi cảm cho câu văn, thu hút sự quan tâm, chú ý của người đọc, người nghe.

Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Dù có khá nhiều điểm tương đồng nhau, song cơ sở liên tưởng của hai biện pháp tu từ này lại hoàn toàn khác nhau:

  • Ẩn dụ được hình thành dựa trên cơ sở của sự tương đồng. Hai sự vật, hiện tượng này dù không có sự liên quan gì với nhau nhưng giữa chúng lại có nhiều điểm giống nhau. Do vậy mà người ta có sự chuyển đổi giữa các sự vật, hiện tượng đó.
  • Hoán dụ được hình thành dựa trên cơ sở của sự tương cận. Đó là sự liên tưởng gần gũi, gắn bó giữa hai sự vật, hiện tượng được nói đến.
phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Cách phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Khi làm bài tập liên quan đến phép ẩn dụ và hoán dụ, các bạn nên làm theo hai bước sau:

  • Bước 1: Từ thông tin đề bài cho, bạn cần phải tìm ra các yếu tố bị ẩn đi hay tên gọi ban đầu của nó dựa vào ngữ cảnh đề bài.
  • Bước 2: Xét mối liên hệ giữa hai yếu tố để khẳng định nó là hoán dụ, hay là ẩn dụ.

Bạn cũng có thể phân biệt hoán dụ và ẩn dụ dựa theo mẹo sau: Bản chất của ẩn dụ là so sánh ngầm. Vì vậy, khi ta khôi phục hình ảnh A và B, hãy thử đặt một phép so sánh giữa chúng. Nếu thấy hợp lý thì đó sẽ là mối quan hệ tương đồng, tức là ẩn dụ. Ngược lại nếu phép so sánh đó không hợp lý, không có nghĩa thì đó sẽ là phép hoán dụ.

Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ.  Vì vậy, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào mẹo phân biệt này mà nên hiểu rõ bản chất của ẩn dụ là gì, hoán dụ là gì và sử dụng mẹo một cách linh hoạt để phân biệt chính xác nhất nhé.

Ví dụ: Xác định biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu thơ sau:

“Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

  • Bước 1: Khôi phục lại những yếu tố đã bị ẩn đi

Trong câu thơ trên, ta có thể nhận thấy cụm từ “áo chàm” là yếu tố đã bị ẩn đi. Hay nói cách khác là bị thay đổi tên gọi.

Chúng ta có thể khôi phục bằng cách liên tưởng đến hình ảnh người mặc áo chàm.

  • Bước 2: Thử phép so sánh để kết luận mối liên hệ giữa hai sự vật

Khi ta thêm từ so sánh để được câu hoàn chỉnh: “Áo chàm như người mặc áo chàm”. Nghe có vẻ khá vô lý, không có sức thuyết phục đúng không. Bởi một cái mang hàm ý bao quát (áo chàm) và một cái mang hàm ý cụ thể (người mặc áo chàm) sẽ không thể có mối quan hệ tương đồng với nhau. Do vậy, đây không thể phép ẩn dụ được mà nó là phép hoán dụ.

Bài viết tham khảo: Trước – sau công nguyên là gì? Kiến thức về mốc thời gian công nguyên

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hoán dụ là gì, ẩn dụ là gì và các phân biệt giữa hai biện pháp tu từ này. Đừng quên thường xuyên luyện tập, thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ để có thể đạt điểm số cao nhất của bài thi này nhé các bạn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *