Vẽ chân dung là gì? Hướng dẫn cách vẽ chân dung người cơ bản nhất

Vẽ chân dung là xu hướng được nhiều người yêu thích, nhất là những tác phẩm với nét vẽ bút chì mộc mạc và đơn giản. Bạn có thể tự họa một bức tranh để tặng cho người thân hay bạn bè cũng không quá khó. Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu chi tiết cách vẽ chân dung đơn giản trong bài viết dưới đây nhé!

Vẽ tranh chân dung là gì?

Đây là cách vẽ tập trung chủ yếu vào khuôn mặt của nhân vật để mô tả các đặc điểm về hình dáng, diện mạo và biểu cảm của đối tượng. Bên cạnh đó, tranh chân dung cũng có thể bao gồm các phần khác của cơ thể, phông nền hay bối cảnh xung quanh để lột tả sâu hơn đặc điểm của đối tượng. Tuy nhiên, khi nhắc đến tranh chân dung, người ta sẽ nghĩ nhiều hơn về vẽ khuôn mặt hoặc nửa thân trên (từ ngực trở lên). 

Hình ảnh chân dung cô gái
Hình ảnh chân dung cô gái

Phân loại tranh vẽ chân dung

Chân dung cận mặt

  • Tập trung cận vào khuôn mặt của một người hoặc nhóm người cụ thể để khắc họa tâm lý, biểu cảm của nhân vật. 
  • Tùy theo cách vẽ của từng họa sĩ và mong muốn của nhân vật chính mà tác giả sẽ tạo điểm nhấn riêng. Thường là những góc đẹp của khuôn mặt sẽ được khai thác triệt để. 

Chân dung có hậu cảnh

  • Với kiểu chân dung này sẽ kết hợp giữa khuôn mặt nhân vật và cảnh vật phía sau. Biến bức tranh trở thành một câu chuyện, những chi tiết hậu cảnh sẽ làm nổi bật hình ảnh nhân vật. 
  • Hậu cảnh phía sau mang tính chất tả thực, miêu tả đời sống thường ngày của nhân vật. 

Chân dung đời thường

Với loại tranh này, biểu cảm của nhân vật cực kỳ chân thật và tự nhiên, không có sự chuẩn bị hay sắp xếp vô tình nào cả. 

Chân dung tự họa

Vẽ chân dung tự họa là một cách vẽ vô cùng độc đáo và thú vị của người họa sĩ. Thay vì vẽ theo mẫu ảnh, họ sẽ tự vẽ chính mình thông qua một tấm gương. Từng đường nét, cảm xúc trên gương mặt đều có thể dễ dàng nắm bắt thông qua tấm gương. Tuy nhiên, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy qua gương luôn bị ngược. Đây chính là điểm khó nhất cho các họa sĩ khi tự họa. 

XEM THÊM: Hướng dẫn cách vẽ cây chuối đơn giản

Chân dung trừu tượng

Đây là những bức tranh chân dung nghệ thuật với các họa tiết lạ hoặc hình khối độc đáo. Mục đích của kiểu chân dung này là khiến người xem khó có thể nắm bắt được nội dung của bức tranh. Ngoài ra, còn có chân dung tập thể, chân dung cận mặt vẽ chì,… 

Chân dung trừu tượng
Chân dung trừu tượng

Hướng dẫn cách vẽ chân dung đơn giản

Với những người mới làm quen với vẽ tranh chân dung sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất có lẽ là bài chân dung sau khi hoàn thiện bị cứng nhắc và không có hồn. Nhưng đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước vẽ chân dung chuẩn để có bức tranh chân dung đẹp nhất. 

Bước 1: Đo tỉ lệ khuôn mặt

Để vẽ ảnh chân dung, trước tiên ta sẽ đo tỉ lệ chính của đầu người mẫu. Bao gồm tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của đầu bằng mắt thường hoặc bằng bút chì. Sau đó, đánh dấu 4 nét trên đỉnh – dưới cùng – bên phải – bên trái của đầu. Lưu ý, không nên đánh dấu quá gần với mép giấy. 

Xác định tỉ lệ gương mặt
Xác định tỉ lệ gương mặt

Bước 2: Chia tỉ lệ gương mặt

Tiếp theo trong cách vẽ chân dung người, ta sẽ chia tỉ lệ gương mặt. Khoảng cách từ đường chân tóc đến mép dưới của cằm có thể chia thành 3 phần bằng nhau như sau:

  • Từ đường chân tóc đến đường dưới lông mày
  • Từ đường dưới lông mày đến phần chân mũi
  • Từ phần chân mũi đến vị trí cằm. 

Tiếp đó, ta sẽ xác định chi tiết các bộ phận trên gương mặt sao cho cân đối và hài hòa như sau: 

  • Trán: Là khoảng cách được tính từ chân mày đến chân tóc.
  • Mắt: Bằng ⅓ khoảng cách tính từ lông mày đến chân mũi. Khoảng cách giữa hai mắt bằng ⅕ chiều rộng khuôn mặt. Độ dài một con mắt bằng ⅕ chiều rộng khuôn mặt. 
  • Miệng: Nằm ở vị trí ⅓ chân mũi đến cằm. Độ rộng miệng nên rộng hơn so với cánh mũi. 
  • Tai: Tương đương với chiều cao từ ngang lông mày đến chân mũi. 
  • Hai bên thái dương: Mỗi bên thái dương có độ rộng bằng khoảng ⅕ chiều rộng của gương mặt. 
  • Mũi: Khoảng cách giữa hai cánh mũi rộng hơn so với khoảng cách giữa hai mắt. 
  • Tóc: Tính từ vị trí chân tóc cho đến đỉnh đầu. 

Ngoài ra, cần lưu ý các đường trục khuôn mặt ở các hướng khác nhau: 

  • Khi cúi mặt xuống thì trán dài, phần cằm và mũi ngắn hơn. 
  • Khi ngẩng mặt lên thì cằm dài, phần trán và mũi sẽ ngắn hơn. 
Xác định vị trí và khoảng cách giữa các bộ phận trên gương mặt
Xác định vị trí và khoảng cách giữa các bộ phận trên gương mặt

Bước 3: Vẽ đôi mắt

Khi vẽ tranh chân dung, bạn cần phải chú đến đôi mắt. Bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, giúp bức tranh của bạn trở nên sinh động, hấp dẫn và trông có hồn hơn. Các chi tiết của đôi mắt bao gồm:

  • Con ngươi: Đây là bộ phận quan trọng nhất của đôi mắt. Có dạng hình tròn , thường có màu đen, nâu, xám,… tùy theo từng khu vực. 
  • Lòng trắng: Kích thước giữa lòng đen (con ngươi) và lòng trắng cần có sự tương đương, cân đối. Nếu lòng trắng chiếm tỉ lệ lớn khiến đôi mắt trông hơi lươn lẹo, không có sự lương thiện. Thường trẻ nhỏ có tỉ lệ lòng đen nhiều hơn lòng trắng so với người lớn. 
  • Mí mắt: Gồm có 2 mí là mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể có 1 mí hoặc mí lót. Người lớn tuổi hoặc phải lao động nặng thì phần mí mắt dưới dễ thấy hơn. 
  • Lông mi: Người da vàng thường ngắn, không cong. Da đen thì khá dày và không cong. Người da trắng khá dài, cong. Đôi mắt có phần lông mi rậm giúp tạo chiều sâu cho mắt. 
  • Lông mày: Đàn ông thường có lông mày, thể hiện sự nam tính. Phụ nữ nên vẽ lông mày nhạt, thanh mảnh và hơi cụp xuống sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng, nữ tính. Lông mày xếch lên tạo cảm giác cứng đầu, có cá tính và hơi đanh đá. Lông mày rậm và dài trông hơi dữ, không có sự mềm mại. 
Vẽ đôi mắt
Vẽ đôi mắt

Bước 4: Vẽ mũi

Khi vẽ chân dung, mũi cũng là một chi tiết quan trọng mà chúng ta nên chú ý.

  • Sống mũi: Người da vàng có phần sống mũi thấp, hơi tẹt, không nổi rõ trên khuôn mặt. Ngược lại, người da trắng và đen lại có phần xương mũi gồ lên. 
  • Đỉnh mũi: Đỉnh mũi nhọn ở người da trắng và tròn ở người da màu. Một số người có phần mũi hếch lên hoặc khoằm xuống. 
  • Cánh mũi: Nên vẽ nhỏ và hài hòa với tổng thể gương mặt sẽ đẹp hơn.
  • Lỗ mũi: Lỗ mũi càng nhỏ và không bị lộ hoặc lộ ít sẽ đẹp hơn. 
Vẽ mũi
Vẽ mũi

Bước 5: Vẽ miệng

Miệng của mỗi người sẽ có sắc thái khác nhau. Khi cười mỉm, miệng sẽ có độ cong nhất định. Khi cười to, miệng sẽ trở thành đường cong liền. 

Bước 6: Hoàn thiện 

Cuối cùng, vẽ hoàn thiện các bộ phận khác cho gương mặt là xong. 

XEM THÊM: [Hướng dẫn] Cách vẽ cây xương rồng cute đơn giản cho các bé

 

Một số bức vẽ tranh chân dung đẹp

Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Hình ảnh chân dung cô gái
Hình ảnh chân dung cô gái
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến
Một số cách vẽ tranh chân dung phổ biến

Trên đây là bài viết chia sẻ cách vẽ chân dung cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên kết hợp với sự chăm chỉ luyện tập sẽ giúp bạn đạt được thành quả như ý muốn. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé! Supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận các góp ý từ phía bạn đọc để hoàn thiện bài viết tốt nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *