Đã bao giờ máy tính của bạn gặp phải tình trạng đơ, chập chờn hay lag chưa? Rất có thể nó đã bị nhiễm virus rồi đó? Vậy virus máy tính là gì? Tác hại cũng như cách khắc phục máy tính bị nhiễm virus như thế nào? Không để các bạn phải chờ lâu, hãy cùng supperclean.vn tìm giải đáp qua thông tin chia sẻ dưới đây nhé!
Contents
Khái niệm virus máy tính là gì?
Đây là một loại mã độc hay các đoạn mã chương trình được thiết kế để xâm nhập bất hợp pháp vào máy tính cá nhân. Sau khi được cài thành công, virus sẽ tự động nhân thành nhiều bản và lây lan với mục chính chính là: xóa dữ liệu, lấy cắp thông tin, làm hư hỏng ổ cứng,…
Lịch sử virus máy tính khá phức tạp. Ban đầu, chúng được viết bởi những người am hiểu về lập trình nhằm chứng tỏ khả năng của bản thân. Tuy nhiên, virus ngày càng trở nên nguy hiểm hơn khi chúng được tin tặc lợi dụng để trục lợi cá nhân.
Hiện nay, có đến hơn 90% các loại virus nhắm vào Windows bởi hệ điều hành này được dùng phổ biến và có số lượng nhiều trên thế giới. Cũng có ý kiến cho rằng tính bảo mật của Windows không tốt so với các hệ điều hành khác nên có nhiều lỗ hổng để virus xâm nhập. Tuy nhiên, nếu như các hệ điều hành khác cũng trở nên thông dụng như Windows thì số lượng virus xuất hiện cũng phải tương đương.
Tác hại của virus máy tính là gì?
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, virus không chỉ đơn thuần khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi máy tính bị chập chờn, đơ, lag hay làm hư hỏng phần cứng mà chúng còn phá hủy hệ thống, phá hủy dữ liệu, mã hóa thông tin nhằm mục đích tổng tiền. Nguy hiểm nhất là việc đánh cấp dữ liệu, nhất là các thông tin liên quan đến tài liệu kín của doanh nghiệp và thông tin về số thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân.
Điển hình như vụ của một hacker người Việt tên là Ngô Minh Hiếu đã từng phải ngồi tù 7 năm tại Mỹ khi dùng virus máy tính để xâm nhập trái phép vào nhiều hệ thống khác nhau, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin về thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,… của rất nhiều công dân Mỹ và bán lại cho nhóm tội phạm trực tuyến. Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng đến tài sản mà còn đe dọa đến an toàn tính mạng của nạn nhân.
Tóm lại, virus gây ra nhiều tác hại cho người dùng. Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để bảo vệ máy tính khỏi virus.
Các con đường lây lan của virus máy tính là gì?
Virus lây nhiễm qua nhiều cách thức khác nhau và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Có thể kể đến những con đường phổ biến như:
Lây nhiễm truyền thống
Máy tính có thể bị lây nhiễm virus thông qua điện thoại, USB hay các ổ cứng gắn bên ngoài khác. Khi những thiết này nhiễm virus và kết nối với máy tính thì chắc chắn máy tính cũng sẽ nhiễm virus nếu không có biện pháp bảo vệ.
Lây nhiễm qua Email (thư điện tử)
Email là hình thức liên lạc và trao đổi thông tin thông dụng hiện nay. Virus sẽ tìm đến toàn bộ danh sách email và tự động gửi hàng loạt. Khi người dùng nhận được email và click vào nội dung, link đính kèm hay file đính kèm thì virus sẽ nhanh chóng lây lan sang máy tính.
Vì vậy, hãy cẩn thận khi mở những email gửi từ địa chỉ mà bạn không biết hoặc không uy tín.
Lây nhiễm qua mạng Internet
Đây là hình thức chính và phổ biến nhất hiện nay. Máy tính có nguy cơ bị nhiễm virus khi:
- Tải các phần mềm hoặc file có gắn virus: Khi bạn download những file bị nhiễm virus thì có khả năng cao chúng sẽ lây nhiễm sang máy tính của bạn.
- Máy tính bị nhiễm virus quảng cáo: Có rất nhiều trường hợp tin tặc đã chèn mã độc và đặt quảng cáo trên những trang web tin cậy để dụ người dùng click. Khi nhấp vào những quảng cáo đó thì nguy cơ cao là máy tính của bạn sẽ nhiễm virus.
- Truy cập hoặc tải file trên các trang web độc hại, bị gắn mã độc.
- Lây nhiễm qua các thiết bị kết nối không dây như NFC, Bluetooth: Chia sẻ dữ liệu thông qua các thiết bị kết nối này có thể khiến cho thiết bị của bạn bị nhiễm virus. Vì vậy, hãy tắt khi không sử dụng và chỉ nên chia sẻ với các thiết bị mà bạn cảm thấy an toàn.
- Thiết bị có nhiều lỗ hổng bảo mật cũng khiến cho việc phát tán virus trở nên dễ dàng hơn.
Các loại virus máy tính phổ biến nhất hiện nay
Classic virus
Đây là những chương trình độc hại được viết lại hệ điều hành hoặc phần mềm trong máy tính. Classic virus không gây hậu quả quá nghiêm trọng với máy tính.
Trojan Horse
Là một loại virus nguy hiểm; thường giả mạo các tệp tin hoặc được cài trong một phần mềm hữu ích nào đó. Khi bạn mở tệp tin hoặc cài đặt phần mềm, chúng sẽ chạy ẩn trên máy tính và đánh cắp thông tin.
Thông thường, chương trình này sẽ được cài trên các phần mềm miễn phí, không rõ nguồn gốc hoặc các phần mềm crack. Trojan không có khả năng tự nhân bản và phát tán đi. Chúng chỉ phát tán khi người dùng chia sẻ phần mềm crack với nhau.
Worm (Sâu máy tính)
Sâu máy tính có khả năng tự nhân bản nhanh chóng mà không cần sự tác động từ phía người dùng. Worm sẽ xâm nhập thông qua các tin nhắn facebook hoặc địa chỉ email. Sau đó, chúng sẽ tự nhân bản (tạo ra bản sao) và gửi đến tất cả những người trong danh sách liên hệ của bạn.
Sâu máy tính thường mạo danh dưới dạng một tệp video với tiêu đề hấp dẫn hoặc một file. Chúng cũng có thể ăn cắp mật khẩu của bạn một cách dễ dàng. Vì vậy, hãy thận trọng khi click vào những tệp tin không rõ nguồn gốc để tránh bị lây nhiễm virus.
Spyware
Được biết đến là một phần mềm gián điệp chạy ẩn trong máy tính. Spyware sẽ thu thập thông tin và theo dõi thói quen sử dụng của bạn rồi gửi về máy chủ. Những thông tin thu thập được dùng với mục đích quảng cáo.
Spyware được phát tán kèm với những phần mềm miễn phí.
Cách kiểm tra máy tính có bị nhiễm virus không?
Virus thường ẩn sâu trong thiết bị nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như: tốc độ máy tính giảm, cài đặt ứng dụng và hệ thống bị thay đổi mà không phải do bạn thực hiện, xuất hiện các thông báo lạ, plugin trình duyệt cài đặt tự động mà không cần thông qua sự cho phép của người dùng, xuất hiện các dịch vụ lạ mà bạn chưa từng biết đến, không thể truy cập vào một số chương trình hay trực tuyến được,…
Bên cạnh đó, hiện nay cũng xuất hiện một số chương trình quét virus máy tính online/ offline giúp người dùng dễ dàng phát hiện virus như: Kaspersky, Comodo Antivirus,…
Cách phòng chống và diệt virus cho máy tính
Cài đặt phần mềm diệt virus cho máy tính
Việc cài đặt các ứng dụng diệt virus cho máy tính là rất cần thiết bởi nó không chỉ tiện dụng mà còn mang đến sự an toàn thông tin cao. Hơn nữa, các phần mềm còn liên tục được cập nhật dữ liệu nên có khả năng nhận biết nhiều loại virus cũng như các virus máy tính mới nhất hiện nay.
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều tên tuổi phần mềm nổi tiếng, có thể kể đến như:
- Do Việt Nam phát triển: CMC, D32, Bkav,…
- Do nước ngoài phát triển như: BitDefender, Kaspersky, ESET, Norton-Symantec,….
- Do Microsoft phát hành như: Windows Defender, Microsoft Security Essentials,… (áp dụng từ hệ điều hành win 7 trở lên)
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn tới bạn đọc cách diệt virus trên máy tính win 10 bằng phần mềm Windows Security sẵn có trong hệ điều hành. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tại thanh taskbar, bạn nhập từ khóa “Windows Security” vào ô tìm kiếm và mở công cụ ra.
Bước 2: Nhấn chọn vào mục “Virus & threat protection”.
Bước 3: Nhấn chuột vào mục “Scan options”.
Bước 4: Tích vào mục “Windows Defender Offline Scan”.
Bước 5: Chọn mục “Scan Now” rồi xác nhận lại “Scan” để thực hiện quét virus.
Đợi khoảng vài phút là được.
Dùng tường lửa cá nhân
Đây là cách phòng chống virus máy tính được rất nhiều người lựa chọn. Tường lửa cá nhân (Firewall) được cung cấp bởi ISP có tác dụng bảo vệ máy tính trước virus cũng như các phần mềm độc hại. Khi dùng tường lửa, các thông tin ra/ vào máy tính sẽ được kiểm soát một cách vô thức hoặc có chủ ý.
Khi phần mềm độc hại được cài trong máy tính có hành vi kết nối Internets, tường lửa sẽ đưa ra cảnh báo giúp người dùng vô dùng vô hiệu hóa hoặc loại bỏ chúng. Từ đó, giúp giảm nguy cơ bị kiểm soát bởi các phần mềm độc hại.
Cập nhật những bản vá lỗi hệ điều hành
Các lỗ hổng bảo mật là nguyên nhân chủ yếu để tin tặc lợi dụng và phát tán các virus hay phần mềm độc hại. Vì vậy, người dùng nên thường xuyên cập nhật bản vá lỗi thông qua website Microsoft Update (dùng cho tất cả các phần mềm của hãng) hoặc Windows Update (dành riêng cho Windows). Điều này sẽ giúp vá các lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn nguy cơ bị phát tán virus độc hại.
Một số biện pháp khác
Dù đã sử dụng tất cả các phần mềm hay các phương thức trên nhưng máy tính vẫn có khả năng bị lây nhiễm virus do mẫu virus mới chưa được phần mềm cập nhật. Trong trường hợp này, người dùng cần phải tìm các biện pháp khắc phục khác để bảo vệ an toàn dữ liệu và hệ điều hành của mình như:
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sự khác thường của máy tính: Ví dụ, nếu máy tính hoạt động chậm mà không phải do phần cứng thì có thể do virus gây nên. Lúc này, bạn nên cập nhật dữ liệu mới nhất cho phần mềm hoặc dùng 1 phần mềm khác để quét hệ thống.
- Kiểm soát những ứng dụng đang hoạt động: Sử dụng hệ thống Task Manager hoặc 1 phần mềm khác để kiểm tra hoạt động của các phần mềm trong hệ thống ngay sau khi phát hiện điều bất thường của thiết bị.
- Loại bỏ một số tính năng tự động không cần thiết của máy để giảm nguy cơ bị lây nhiễm virus.
- Dùng các phần mềm quét virus trực tuyến.
- Ngoài ra, nếu thường xuyên sử dụng USD, hãy tìm kiếm các cách hoặc phần mềm phù hợp để bảo vệ USB khỏi virus từ máy tính.
Bài viết tham khảo: Ship COD là? cách thức và bảng giá dịch vụ mới cập nhật
Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ virus máy tính là gì và các cách bảo vệ máy tính khỏi sự tấn công của virus. Nếu bạn thấy bài viết trên của chúng tôi hay và bổ ích, đừng quên Like và chia sẻ tới bạn bè nhé!