Chúng ta thường nghe nhiều đến từ “vô tri” trong cuộc sống thường ngày và mạng xã hội như: cười vô tri, nói năng vô tri,… Vậy vô tri là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn khám phá ngay nhé!
Contents
Vô tri là gì?
Để hiểu rõ vô tri là gì, ta sẽ đi cắt nghĩa các từ cấu thành. Theo đó, “vô” có nghĩa là không, không có gì cả; còn “tri” là tri thức, sự hiểu biết. Như vậy, vô tri là không biết, không có hiểu biết, không có trí tuệ. Đôi khi, vô tri còn được dùng chỉ sự vô cảm, không có cảm xúc, không quan tâm đến mọi chuyện, không có sự rung động hay lòng thương.
Thông thường, vô tri hay được dùng chỉ sự vật như bàn ghế, cỏ cây, hoa lá,… vì chúng đều không có nhận thức. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của xã hội, ý nghĩa và phạm vi sử dụng của vô tri cũng lớn hơn, được dùng để chỉ con người.
Người vô tri là những người không có hiểu biết, không có khả năng suy luận hoặc suy xét để tìm ra các giải quyết cho vấn đề. Họ không có khả năng nhận biết vô thường, không biết cách phân biệt được đâu là chánh pháp, chân lý và sự sướng – khổ trong cuộc sống.
Từ “vô tri” trở nên nổi tiếng từ khi nào?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ ý nghĩa vô tri là gì rồi phải không? Từ “vô tri” thường sử dụng đi kèm với một hành động cụ thể như: phát ngôn vô tri, cười vô tri,… Chúng đều mang ý nghĩa chỉ những hành động không có ý nghĩa, không có gì thú vị mà cũng cười hoặc nói khiến người khác khó hiểu.
“Vô tri” không phải là từ ngữ mới và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng bắt đầu rầm rộ và được dùng phổ biến hơn sau khi chương trình thực tế Hai ngày một đêm phát sóng. Trong gameshow này, nam diễn viên điện ảnh Kiều Minh Tuấn bị các thành viên khác nói là có nụ cười vô tri. Dù không có miếng hài nào nhưng anh chàng vẫn cười rất khoái chí và vui vẻ khiến mọi người “ngớ người”. Thi thoảng anh Tuấn còn có những hành động và câu nói hết sức vô tri đến “cạn lời”.
Nụ cười vô tri của Kiều Minh Tuấn khiến khán giả có một câu nói rất thú vị như sau: “Chỉ cần Lê Dương Bảo Lâm dưới nói thì Kiều Minh Tuấn sẽ dám cười”.
Cũng từ chương trình này mà từ “vô tri” trở thành trend và được đông đảo gen Z sử dụng để trêu đùa nhau. Ví dụ như: Con bé này cười vô tri quá!, Sao mày cười vô tri vậy!,…
XEM THÊM: Ngày hắc đạo là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngày hắc đạo chi tiết nhất
Có nên sống vô tri hay không?
Mình không khuyến khích lối sống vô tri nhưng trong một số trường hợp, chúng thực sự hữu ích. Hãy nhìn như dưới bức hình minh họa dưới đây: Khi chúng ta đang trong một hành trình du lịch, “một người vô tri” không nhớ gì về deadline sắp “dí ngập mặt” có một chuyến du lịch vui vẻ và thỏa mãn. Ngược lại, người còn lại vì luôn nghĩ đến deadline nên luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng.
Bởi vậy, đôi khi sự vô tri cũng có lợi. Và trong một số trường hợp, chúng ta có tận dụng chúng để cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhé!
Ý nghĩa vô tri là gì trong Phật Giáo?
Theo đạo lý của Đạo Phật, con người được tạo nên bởi ngũ uẩn, gồm có:
- Sắc: Là cơ thể, phần sinh lý
- Thọ: Cảm giác
- Tưởng: Tri giác
- Hành: Các hiện tượng tâm lý như thương, ghen, yêu, ghét, buồn, vui,…
- Thức: Là nơi chứa đựng thọ và tri, có chức năng cất giữ nên thức có ý nghĩa là tàng thức.
Kinh pháp của Phật dạy rằng nhận thức và tư duy của người vô tri luôn hướng về ái dục và đi kèm với tà kiến. Chỉ có trí tuệ, chánh tư duy mới có thể phân biệt được đúng – sai, sự vô thường trong cuộc sống. Bởi vậy, Phật luôn răn dạy con người phải thực hiện chính kiến, có tư duy để có tri thức, không bị dính sâu vào sắc dục.
XEM THÊM: Ngày Tam Nương là gì? Tìm hiểu từ a – z về ngày Tam Nương
Những câu nói vô tri nhất hành tinh
- Nếu đang chuẩn bị khoan tường mà bố bảo “khoan” thì nên tiếp tục khoan hay là dừng khoan?
- Quả dưa hấu và quả dừa rơi vào đầu, quả nào đau hơn?
- Em đi mua chả, hỏi cô chủ quán chả có ngon không. Cô trả lời “Chả ngon” thì là ngon hay không ngon.
- Tại sao người ta thường chửi là ngu như bò mà lại uống sữa bò cho thông minh hơn.
- Ngủ và Thức là hai từ trái nghĩa nhau. Vậy tại sao thức dậy với ngủ dậy lại là từ đồng nghĩa?
- Nếu ngu mà biết mình ngu vậy thì là có ngu hay không ngu?
- Tại sao chữ “dài” nó lại ngắn hơn chữ “ngắn” vậy?
- Tại sao keo dính được mọi thứ mà nó lại không dính trong chai đựng keo?
- Nếu cuộc đời bất công với tất cả mọi người thì chẳng phải là nó đang công bằng với tất cả mọi người đúng không?
- Tại sao 5:5=1 nhưng bạn chia 5 cái kẹo cho 5 người khác thì bạn lại không còn cái kẹo nào?
- ‘Đứng lại, đừng chạy tên trộm kia’: Không một tên trộm nào thông minh đến nỗi “dừng lại” khi đang bị truy đuổi cả.
- ‘Thả tôi ra’: Dù biết chắc chắn sẽ không được thả nhưng hầu hết các nạn nhân luôn nói câu này.
- ‘Nó không cắn đâu’: Câu nói nghi ngờ nhất mỗi khi sang nhà hàng xóm chơi.
- ‘Tôi đã đọc và đồng ý với điều khoản….’: Bao nhiêu người đã làm điều này hay chỉ tích bừa cho có.
- ‘Nhắc bài bạn là hại bạn’: Giáo viên nào cũng ra rả câu nói này cả ngày nhưng có mấy học sinh nghe theo.
- ‘Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi và không chép bài bạn’: Cũng có người tuân thủ nhưng không nhiều.
- ‘Cấm trẻ em dưới 18 tuổi’: Càng cấm lại càng gia tăng sự tò mò.
Supperclean.vn mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vô tri là gì trên Facebook. Nếu bạn có bất kỳ góp ý gì thì hãy để lại bình luận vào bên dưới cho mình biết nhé!