Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế & xã hội của lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là gì? Đây là một đơn vị chính trị – kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này và những đặc điểm cơ bản của lãnh địa phong kiến, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh địa phong kiến là j?

Lãnh địa phong kiến là gì?

Quan hệ sản xuất phong kiến Tây Âu được hình thành với 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến – đó là tầng lớp quan lại, quý tộc, tăng lữ, vừa giàu có lại có quyền lực và nông nô – được hình thành từ từng lớp nông dân và nô lệ. Mỗi lãnh chúa phong kiến sẽ có vùng đất tự trị, cai quản riêng và được gọi là lãnh địa phong kiến. 

Vậy thế nào là lãnh địa phong kiến? 

Lãnh địa phong kiến là vùng đất vô cùng rộng lớn của lãnh chúa phong kiến. Vùng đất này gồm có nhiều phần đất như đất trồng trọt, đất nông dân cày cấy, rừng núi, đồng cỏ,… Ngoài ra, trong khu đất của lãnh chúa phong kiến còn có dinh thự, chuồng trại, nhà thờ, nhà kho, lâu đài, tường cao, hào sâu,… tạo thành những pháo đài kiên cố, rất khó để xâm nhập được. Chế độ này giống như một quốc gia thu nhỏ hay một khu vực biệt lập, khép kín, tự cung tự cấp, không giao lưu với thế giới bên ngoài. 

lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh địa được lãnh chúa xây dựng rất kiên cố, có lính gác, xung quanh có nhiều hào sâu và bẫy

Phần đất lãnh địa này được chia thành 2 loại chính: đất phần và đất thái ấp. Đất thái ấp là vùng đất tốt do lãnh chúa sở hữu, được dùng để xây lâu đài, dinh thự và nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu xa hoa của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại, gồm có đất canh tác, đầm lầy, ao hồ,… được lãnh chúa phân chia cho nông nô hoặc cho thuê cày cấy và thu tô thuế.

Bài viết tham khảo: Khái niệm trường từ vựng là gì? Ví dụ luyện tập về trường từ vựng

Đặc điểm cơ bản của lãnh địa phong kiến là gì? 

Về kinh tế

Đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến là: 

  • Đây là nền kinh tế đóng kín, tự cung – tự cấp, hoạt động giao thương với bên ngoài rất hạn chế. 
  • Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa là nông nô. Giai cấp này gắn chặt với ruộng đất và bị lệ thuộc vào lãnh chúa. Họ được lãnh chúa phân đất và đóng tô, thuế sau mỗi mùa vụ. 
  • Bên cạnh lĩnh vực sản xuất chính là nông nghiệp, lãnh địa cũng thực hiện nhiều ngành kinh tế khác như: rèn v.ũ k.h.í, dệt vải,…
  • Hoạt động giao thương với bên ngoài của lãnh địa rất hạn chế và không thường xuyên. Họ chỉ trao đổi với bên ngoài các mặt hàng không thể sản xuất được như sắt, muối, đồ trang sức, tơ lụa,.. 
muối
Muối là một trong số ít các mặt hàng thúc đẩy hoạt động giao thương “ít ỏi” trong lãnh địa phát triển

Về chính trị

Đặc điểm chính trị của lãnh địa là biểu hiện đặc trưng cho chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền phương Đông. Đời sống chính trị của xã hội này cụ thể như sau: 

  • Mỗi lãnh địa phong kiến sẽ là một đơn vị chính trị độc lập. Nơi đó được xây dựng như một pháo đài độc lập, bất khả xâm phạm, có bảo vệ, có hào sâu. 
  • Lãnh chúa cai trị lãnh địa của mình giống như vua của một nước. Có tòa án riêng, quân đội riêng, tiền tệ riêng, chế độ thuế riêng, cân đo lường riêng. Không ai có quyền được can thiệp vào hoạt động cai trị của lãnh chúa. 

Về xã hội

Đặc trưng về xã hội của chế độ phong kiến phân quyền Tây Âu được thể hiện rõ nét qua đời sống của hai giai cấp: lãnh chúa và nông nô. 

  • Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, sung sướng dựa trên việc bóc lột sức lao động và thu tô, thuế từ nông nô. Họ không phải làm gì, suốt ngày chỉ ăn chơi, tiệc tùng, cưỡi ngựa, bắn cung,… và sống trong những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn. 
lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh chúa có cuộc sống sung túc, xa hoa và giàu có
  • Nông nô bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Họ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội nhưng không có tiếng nói. Cuộc sống của họ đói nghèo, phải nộp tô nặng cho lãnh chúa, có khi đến ½ lượng hoa màu thu được. Ngoài ra, họ cũng phải chịu nhiều thứ thuế khác như: thuế cưới xin, thuế thân, thuế thừa kế tài sản,… Họ bị lãnh chúa đối xử bất công, tàn nhẫn.

Giai cấp lãnh chúa và nông nô được hình thành do đâu?

Khi đã hiểu rõ lãnh địa phong kiến là gì và đặc trưng cơ bản của xã hội này, vậy bạn có biết hai giai cấp chính của chế độ này được hình thành do đâu không? Cùng tìm hiểu nhé: 

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lãnh chúa và nông nô là do chính sách của người Giéc – man: 

  • Phá bỏ nhà nước cũ và thành lập nên nhiều vương quốc mới. 
  • Thủ lĩnh tự xưng vương và phong các tước vị như: nam tước, bá tước, công tước,… 
  • Chiếm đoạt ruộng đất của người Rô – ma cũ và chia cho nhau. 
  • Xóa bỏ các tôn giáo nguyên thủy. Thay vào đó là phát triển Ki – tô giáo. 
  • Xây dựng nhà thờ, dinh thự, lâu đài. 
  • Chiếm đoạt ruộng đất của người dân và tìm mọi cách để bóc lột người dân. 

Từ những chính sách hà khắc đã đã dẫn đến hệ quả như sau: 

  • Hình thành giai cấp lãnh chúa, gồm có quý tộc tu sĩ, quý tộc tăng lữ, quan lại,…. Những bộ phận này sau khi chiếm đoạt được nhiều ruộng đất sẽ tự xưng vua và cai quản lãnh địa riêng của mình. Họ vừa có đặc quyền lại rất giàu có. 
  • Tầng lớp nô lệ và nông dân bị cướp ruộng đất trở thành nông nô, phải sống lệ thuộc vào lãnh chúa. Mặc dù phải chịu nhiều tô, thuế nặng do lãnh chúa đặt ra nhưng nông nô vẫn phải cam chịu. Nếu không thì họ sẽ không có ruộng đất để cày cấy. 
lãnh địa phong kiến là gì
Cuộc sống của nông nô rất khổ cực, vất vả

Bài viết tham khảo: G9 là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc lãnh địa phong kiến là gì. Mọi câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *