Trong công việc hay trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn chúng ta gặp không ít người tỏ thái độ bất mãn, không vui về một việc gì đó. Vậy bạn có hiểu bất mãn là gì không? Nguyên nhân, cách đối phó với người có thái độ bất mãn trong công việc như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Bất mãn là gì?
Trong từ điển tiếng Việt thì “bất mãn” vừa được xem là tính từ, vừa được xem là động từ. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng từ này theo ý nghĩa riêng.
- Khi là động từ thì “bất mãn” chính là những phản ứng khó chịu, thờ ơ, bất hợp tác của con người đối với điều gì đó hay là với ai đó do không được thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Khi là tính từ thì “bất mãn” chính là thái độ, tâm trạng thể hiện sự không hài lòng của con người trước sự việc hay cá nhân nào đó.
Ví dụ: Trong cuộc sống hàng ngày vợ bất mãn vì chồng không san sẻ công việc nhà hay con cái bất mãn vì bố mẹ quá cứng nhắc… Trong học tập thì học sinh bất mãn vì thầy cô không làm đúng với trách nhiệm của mình. Trong công việc thì nhân viên bất mãn vì công ty không bao giờ trả lương đúng hẹn…
Khái niệm bất mãn trong công việc là gì?
Bất mãn thường xuyên xảy ra trong công việc và sự nghiệp của mỗi người. Vậy trong công việc thì bất mãn là gì? Đó là một cảm giác thể hiện một thái độ tiêu cực, không vui vẻ của một cá nhân về môi trường làm việc hay công việc hiện tại.
Trong thế giới kinh doanh thì sự bất mãn là một thực trạng thường xuyên xảy ra và thường thì các chủ doanh nghiệp không thể nào loại bỏ triệt để được chúng. Bởi sự bất mãn có thể xuất phát từ chính doanh nghiệp hoặc cũng có thể xuất phát từ bản thân người làm việc. Nó khiến họ thường có cảm giác không hài lòng và bất hợp tác. Điều quan trọng cần làm lúc này là doanh nghiệp phải dành thời gian để tìm hiểu gốc gác của sự bất mãn đó và đưa ra các phương hướng khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân bất mãn trong công việc là gì?
Nguyên nhân chủ quan
- Không yêu thích công việc dẫn đến tình trạng chán nản, thường xuyên muốn từ bỏ. Khi được giao nhiệm vụ dồn dập thì họ sẽ tỏ thái độ bất mãn, chán ghét.
- Nhân viên thường có cảm giác họ không nhận được mức lương hay đãi ngộ tương ứng với những gì mà mình đã bỏ ra. Tuy nhiên đây là một vấn đề nan giải bởi về cơ bản thì nó liên quan nhiều đến cách nhìn nhận cũng như quan điểm của từng cá nhân.
- Ngại đương đầu với những thử thách, khó khăn, lúc nào cũng chỉ thích an nhàn. Chính vì vậy mà khi gặp phải việc khó, chưa làm bao giờ hay các sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra sẽ khiến cho họ không vui.
- Nhân viên bất mãn do khó biểu lộ được bản thân. Ví dụ như là không dám đứng thuyết trình trước đám đông, thấy bản thân kém cỏi, không làm được việc lớn…
XEM THÊM: Khách sáo là gì? Nguồn gốc hình thành từ “khách sáo”
Nguyên nhân khách quan
- Không được công nhân công lao và không được trả lương xứng đáng với những gì mà họ đã bỏ ra cũng là nguyên nhân lớn khiến cho nhiều nhân viên bất mãn trong công việc. Bởi nhiều nhân viên đã cống hiến cho công ty trong một thời gian dài, họ đã nỗ lực không ngừng nhưng cuối cùng lương không tăng hay thậm chí còn thấp hơn so với những người mới vào làm.
- Công ty hạn chế sự thăng tiến và phát triển của nhân viên. Điều này khiến họ cảm thấy chán nản và bất mãn. Vậy nên khi doanh nghiệp quá thờ ơ và không coi trọng nhân viên thì dễ khiến họ không hài lòng.
- Năng lực lãnh đạo, quản trị của cấp trên kém cũng là điều khiến cho nhiều nhân viên bất mãn.
Bất mãn trong công việc gây ảnh hưởng gì?
- Sự nhiệt huyết với công việc: Nhân viên bất mãn, không hài lòng với công việc thường ít có mối liên hệ tình cảm hoặc là sự tận tâm với người quản lý của họ. Đồng thời họ cũng dần đánh mất đi sự nhiệt huyết cũng như đam mê ban đầu.
- Năng suất giảm: Hiệu suất làm việc của từng nhân viên sẽ tác động trực tiếp đến năng suất tổng thể của công ty. Vì vậy những nhân viên đang cảm thấy bất mãn sẽ có xu hướng thảo luận về các vấn đề của họ hơn là tập trung vào nhiệm vụ. Điều này có thể khiến cho mọi người mất tập trung và lan truyền thái độ tiêu cực trong văn hóa của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến năng suất cũng như chất lượng công việc bị suy giảm.
- Tăng tỷ lệ nghỉ việc: Một trong những cách quản lý nhân sự đang có thái độ bất mãn, không hài lòng với công việc mà nhiều doanh nghiệp áp dụng là buộc họ phải nghỉ việc. Điều này có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi những nhân viên có hiệu suất cao. Nếu như tỷ lệ nhân viên nghỉ việc bắt đầu tăng lên thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của người lao động cũng như khả năng giữ chân nhân viên của công ty.
- Gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp: Những lời nói hay hành động của nhân viên có thể khiến cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh hay là ứng viên tiềm năng có nhận thức tiêu cực về công ty.
Cách đối phó với thái độ bất mãn là gì?
Không đưa ra quyết định xử lý vội vàng
Bạn có thể sẽ nóng giận khi chứng kiến một nhân viên thể hiện sự bất mãn với công ty hoặc công việc. Tuy nhiên trước khi có phán xét hoặc quyết định cụ thể thì người lãnh đạo cần tìm hiểu căn nguyên, câu chuyện phía sau sự bất mãn đó. Tìm hiểu và phân tích những thông tin có liên quan đến môi trường làm việc của nhân viên đó rồi đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Không chờ đợi quá lâu
Mặc dù cần xem xét tình hình cụ thể rồi sau đó mới đưa ra cách giải quyết. Tuy nhiên bạn cũng không nên để tình trạng này diễn ra quá lâu. Bởi tại nơi làm việc thì việc lây lan cảm xúc là điều không thể tránh khỏi, thậm chí nó còn rất nhanh và mạnh. Nếu như một nhân viên trở nên bất mãn thì ngay lập tức họ sẽ đi kể cho đồng nghiệp thân thiết nghe và tất nhiên là những người kia cũng sẽ có xu hướng bất mãn về một điều gì đó sau khi được nghe.
Giữ sự chuyên nghiệp
Rất nhiều lãnh đạo khó giữ được tâm thế bình tĩnh trước những nhân viên luôn có sự bất mãn với mình hoặc là với công ty, công việc. Tuy nhiên việc mất bình tĩnh đôi khi khiến cho mọi thứ trở nên tệ hơn. Hãy giữ cho mình một tâm thế lãnh đạm và xử lý theo cách chuyên nghiệp nhất.
Bạn cần có cuộc trò chuyện riêng tư để giải thích ngọn ngành hành động, thái độ bất mãn của nhân viên đó tại nơi làm việc là không đúng. Thẳng thắn trao đổi để xem họ đang gặp phải vấn đề gì, cần sự giúp đỡ gì…
Ứng xử như vậy, vừa giúp bạn dễ dàng gỡ rối vấn đề, vừa khiến cho nhân viên cảm thấy nể phục hơn.
XEM THÊM: Ngày Tam Nương là gì? Tìm hiểu từ a – z về ngày Tam Nương
Truyền cảm hứng và động lực cho các nhân viên khác
Không dễ dàng để đối phó với các tình huống nhân viên tỏ thái độ bất mãn với công ty. Vì vậy hãy cố gắng vừa xoa dịu họ, vừa có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này đến với các nhân viên còn lại.
Người lãnh đạo suy cho cùng không phải chỉ tập trung phát triển công ty mà cũng nên chủ động đầu tư vào việc xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch, văn hóa doanh nghiệp… Như vậy khi nhân viên nhìn vào đó thì họ có thể cảm nhận được niềm tin, sự tươi sáng và những gì mà công ty mang lại cho họ.
Như vậy bạn đã hiểu được bất mãn là gì rồi đúng không nào? Với những người có thái độ bất mãn thì chúng ta nên tìm cách xử lý nhanh chóng với sự chuyên nghiệp nhất để không làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhé!