Dùng bổ sung hay bổ xung mới đúng? Hướng dẫn phân biệt và sử dụng

Sai chính tả là câu chuyện muôn thuở mà mỗi chúng ta ai cũng phải gặp. Trong đó, phải kể đến lỗi không phân biệt được bổ sung hay bổ xung là đúng? Vậy đâu mới là đáp án chính xác cho câu hỏi này? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn nhé!

bổ sung hay bổ xung
Bổ sung hay xung?

Bổ sung hay bổ xung là đúng?

Trước khi giải đáp xem từ bổ sung hay bổ xung đúng chính tả, chúng ta sẽ giải thích ý nghĩa cụ thể của từng từ nhé!

Bổ sung là gì? 

Theo từ điển tiếng Việt, bổ sung có nghĩa là thêm vào cho đủ. 

Ví dụ:

  1. Bổ sung thêm những ý này vào bài luận văn.
  2. Bổ sung thêm thông tin doanh nghiệp vào thư quảng cáo. 
  3. Bổ sung nguồn vốn trước khi thực hiện. 
  4. Sửa đổi và bổ sung điều lệ. 

Bổ xung là gì?

Trong từ điển tiếng Việt không có từ “bổ xung”. Như vậy, “bổ xung” là một từ vô nghĩa. Tuy nhiên, khi tách riêng từng từ cấu tạo thì chúng lại có ý nghĩa cụ thể. 

Bổ sung hay bổ xung viết đúng chính tả?

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng từ “bổ sung” là từ viết đúng chính tả, còn “bổ xung” là từ viết sai chính tả. Nguyên nhân nhân sâu xa của lỗi sai này là do không biết cách phân biệt giữa s và x. 

Sưng hay xưng viết đúng?

Ngoài câu hỏi “viết bổ sung hay bổ xung” thì giữa sưng hay xưng là từ viết đúng cũng nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả. 

Theo đó, cả “sưng” và “xưng” đều viết đúng. Ý nghĩa cụ thể của chúng như sau: 

* Sưng: Một bộ phần nào đó của cơ thể bị phồng to lên do máu dồn đến vị trí bị viêm hoặc bị chấn thương.

Ví dụ: 

  1. Khóc sưng mắt.
  2. Vết thương sưng lên to tướng. 

* Xưng: Tự gọi mình là gì đó khi giao tiếp với người khác.

Ví dụ: 

  1. Xưng là cháu. 
  2. Tự xưng mình là anh hùng.

Sung hay xung viết đúng?

Cả “sung” và “xung” đều có nghĩa và được dùng trong các hoàn cảnh cụ thể.

* Sung: 

  • Đây là loại cây có cùng họ với cây đa, quả mọc thành từng chùm, khi ăn có vị hơi chát. Ví dụ: quả sung, cây sung,… 
  • Đảm nhận một chức vụ hoặc một cương vị nào đó giống như một thành viên trong tổ chức. Ví dụ: sung vào đội ngũ cán bộ,… 
  • Nhập vào để làm của công. Ví dụ: sung quỹ,… 

* Xung: 

  • Tức giận. Ví dụ: Chưa ai nói gì đã nổi xung rồi!
  • Khắc nhau. Ví dụ: Hai đứa mày xung khắc nhau quá!
  • Tác dụng trong khoảng thời gian rất ngắn. Ví dụ: tín hiệu xung,…

Vậy nhảy sung hay xung là đúng? Trong trường hợp này, “nhảy sung” là từ viết đúng chính tả. 

sung hay xung đúng chính tả
Sung hay xung?

Cách phân biệt s và x

Không có bất kỳ quy tắc chung nào để phân biệt s và x. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt được chúng dựa trên một số mẹo sau: 

  • X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (như xuềnh xoàng, xoay sở,…) còn s chỉ xuất hiện trong một số ít các tiếng có âm đệm (như soạng, soát, suất,..)
  • X đi với các vần “oa, uê, oă, oe” nhưng s lại không. 
  • Các từ láy âm thường sử dụng “x”. Ví dụ: lòa xòa, bờm xờm,… 
  • S và x thường không cùng xuất hiện trong một từ láy. 

Ngoài việc nắm rõ các mẹo trên, để phân biệt s và x, các bạn hãy cố gắng nắm rõ nghĩa của từ và rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều, viết nhiều.

Bài viết tham khảo: Hắt xì hơi theo giờ và ngày có ý nghĩa gì? Nó có báo hiệu gì không?

Hy vọng qua bài viết sẽ sẽ giúp các bạn hiểu rõ bổ sung hay bổ xung mới viết đúng chính tả. Nếu bạn có góp ý hay câu hỏi gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *