Chánh niệm là gì? Phương pháp thực hành chánh niệm

Trong Phật giáo thì chánh niệm chính là một trong Tám Bát Đạo, là phương pháp giúp con người giải thoát khỏi khổ đau và tìm kiếm sự giác ngộ. Để hiểu rõ hơn về chánh niệm là gì thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là một trong 8 phần quan trọng của Bát chánh đạo; là sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách vẹn toàn và không quên niệm; giúp bạn tập trung hơn, điềm tĩnh và sáng tạo hơn. Nói cách khác thì chánh niệm là sự biết rõ, thông tuệ được những gì đang xảy ra, đang có mặt. 

Trong Phật giáo Nguyên Thủy thì chánh niệm là trái tim của thiền tập; là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu đối với một thiền giả; là cốt tủy trong đạo Phật. Cho dù bạn theo bất cứ một pháp môn nào thì điều tiên quyết là phải thực hành cho mình có chánh niệm.

Chánh niệm là gì
Chánh niệm là gì

Vào khoảng năm 1945, Phật giáo Nguyên Thủy đã được thành lập ở Việt Nam và khi đó thì pháp chánh niệm mới được biết đến. Các phật tử tại Việt Nam hiểu theo công thức đơn giản của các chư vị thầy tổ Đại Thừa như sau: quán thọ là khổ, quán tâm là vô thường, quán thân bất định và quán pháp vô ngã. 

Lưu ý: Ngôn từ chuyên môn trong Kinh cần phải suy xét, tìm hiểu tỉ mỉ, cẩn thận, đúng đắn. Có như vậy thì mới có được cái hiểu đúng đắn và tu tập đúng đắn.

Lợi ích của việc sống chánh niệm là gì?

Khi chánh niệm tức là bạn đang rèn luyện khả năng tập trung. Nó không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần mà chánh niệm còn có thể giúp ích trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc hay các mối quan hệ và sức khỏe thể chất khác. Cụ thể, chánh niệm có những lợi ích như sau:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Hỗ trợ giảm cân nếu như bạn đang phải vật lộn với những biến đổi về cân nặng.
  • Giảm căng thẳng – vấn đề phổ biến trong xã hội có nhịp độ nhanh như hiện nay.
  • Giảm cảm giác cô đơn ở những người lớn tuổi.
  • Nâng cao khả năng tập trung, chú ý, tăng cường trí nhớ và giúp cho tinh thần trở nên minh mẫn, tỉnh táo hơn.
  • Kiểm soát được các cơn đau mãn tính, cải thiện đáng kể tình trạng đau đớn để bạn dễ dàng thực hiện được các hoạt động hàng ngày.
  • Ngăn ngừa tái phát trầm cảm bằng cách giúp cho người bệnh thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và những rối loạn chức năng đi kèm.
  • Tăng lượng chất xám trong não – bộ phận tham gia vào việc điều chỉnh cảm xúc, trí nhớ cũng như quá trình học tập, làm việc.
Chánh niệm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chánh niệm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách thực hành chánh niệm là gì?

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì việc thực hành chánh niệm sẽ giúp nhận diện niềm đau, nỗi khổ và chuyển hóa chúng. Ông đã nói: “Chánh niệm cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí chúng ta và thế giới”. 

XEM THÊM: Bình tĩnh là gì? Bình tỉnh hay bình tĩnh? Cách giữ bình tĩnh

Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm là gì? Thiền chánh niệm là một hình thức thiền phi tôn giáo. Về cơ bản thì nó giúp rèn luyện tâm trí để chúng ta có thể bình tĩnh tâm trí trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu chính của việc thiền này chính là đạt đến sự tự do trong tâm tưởng và thoát khỏi mọi đau khổ. 

Với thiền chánh niệm thì chúng ta có thể phát triển nhận thức về bản chất thực tế của bản thân và cuộc sống. Thông qua cách quan sát những gì đang xảy ra trong cơ thể, tâm trí, cảm xúc cũng như thế giới xung quanh chúng ta. Từ đó tìm kiếm được nguồn gốc của sự đau khổ. Cuối cùng chúng ta có thể biến đổi chúng và loại bỏ những đau khổ đó ra khỏi tâm trí và cuộc sống của mình.

Các bước thực hành thiền chánh niệm như sau:

Thiền thư giãn

Thiền thư giãn
Thiền thư giãn

Mục tiêu của thiền chánh niệm là quan sát bản thân mình một cách khách quan nhất. Tuy nhiên chúng ta không thể làm điều đó nếu như tâm trí ta bị kích động và không thể có tâm trí bình yên nếu như cơ thể căng thẳng. 

Để thực hành thiền thư giãn thì bạn hãy nhắm mắt lại và bắt đầu hơi thở của mình. Sau một vài phút thì chuyển chú ý đến cơ thể của bạn và bắt đầu từ đỉnh đầu của bạn. Khi bạn từ từ di chuyển sự chú ý của mình đến cơ thể thì hãy thực hiện một nỗ lực ý thức để giúp thư giãn các cơ bắp trong từng bộ phận khi bạn thở ra từng hơi (thực hiện trong thời gian khoảng 5 phút).

Thiền tập trung

Nếu như chúng ta muốn quan sát một cái gì đó ở mức độ sâu hơn thì chúng ta cần giữ sự chú ý của chúng ta về nó. Thiền tập trung giúp bạn có thể phát triển kỷ luật tinh thần một cách hiệu quả.

Thiền tập trung
Thiền tập trung

Nếu tâm trí của bạn bị kích động thì những quan sát của bạn chỉ là ở bề ngoài. Thiền tập trung sẽ giúp bạn ổn định lại tâm trí và quan sát mọi thứ ở mức độ sâu hơn. Quá trình này chính là chìa khóa để phát triển sự hiểu biết lớn hơn.

Để thực hành thiền định thì hãy bắt đầu đếm nhịp thở từ 1 – 5 trong tâm trí của bạn. Khi đếm đến 5 thì bạn lại bắt đầu lại. Hãy giữ sự chú ý của bạn tập trung vào không khí đi qua chóp mũi của bạn. Khi bạn cảm thấy tâm trí của mình mất phương hướng thì ngay lập tức đưa sự chú ý của mình trở lại với hơi thở.

Thiền tập trung có thể là một thách thức nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng hết sức để tập trung vào tiêu điểm của bạn. Tâm trí của bạn sẽ đi lang thang rất nhiều, đó là điều hết sức bình thường. Bạn chỉ cần tập trung và đưa nó trở lại không khí qua chóp mũi của bạn để tập trung tinh thần và tiếp tục rèn luyện.

XEM THÊM: Nhân sinh quan là gì? Quan niệm nhân sinh, thế giới quan là gì?

Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm
Thiền chánh niệm

Thực hành thiền chánh niệm chính là một sự rèn luyện của tâm trí. Nó giống như việc tập luyện trong phòng thể dục, rèn luyện tâm trí cũng mệt mỏi và tốn công sức giống như rèn luyện thể chất vậy.

Sau vài phút thiền tập trung thì bạn có thể chuyển qua thiền chánh niệm và tiếp tục quan sát hơi thở của mình. Tuy nhiên thay vì từng hơi thở thì bạn nên quan sát toàn bộ quá trình thở một cách thoải mái hơn chứ không ép buộc tâm trí của mình như làm với thiền tập trung. Khi những suy nghĩ phân tâm xuất hiện thì bạn hãy nhẹ nhàng đưa sự chú ý của bạn trở lại với cơ thể của mình.

Thiền định cảm xúc

Thiền nhận thức cảm xúc là bạn đang rèn luyện bản thân mình để quan sát cảm xúc của bản thân. Theo thời gian thì việc thiền sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc nhiều hơn và phát triển sức mạnh nội tâm lớn hơn.

Thiền định cảm xúc
Thiền định cảm xúc

Để thực hành thiền định cảm xúc thì trước tiên bạn hãy thực hiện các bài thiền thư giãn và tập trung. Khi bạn đã hoàn thành thiền định tập trung thì hãy tập trung vào cảm xúc của bạn. Hãy tự hỏi mình: Bạn đang cảm thấy gì? Bạn đang cảm thấy vui vẻ, buồn, giận dữ, cô đơn hay cảm thấy bị tổn thương, bồn chồn, buồn chán… 

Một số cảm xúc phát sinh từ chính nhận thức của bạn khá tinh tế và rất khó xác định. Nếu bạn cảm thấy sẵn sàng thì có thể khám phá những cảm xúc đó một cách sâu sắc hơn, nhìn vào và suy nghĩ về chúng cũng như nương theo cảm xúc của bản thân.

Thiền đi bộ

Thiền đi bộ
Thiền đi bộ

Nếu bạn cảm thấy quá bồn chồn khi ngồi thiền thì có thể chọn thiền đi bộ. Đi bộ thiền chính là một cách khác giúp làm dịu lại tâm trí cũng như cơ thể của bạn.

Cách để thực hành thiền đi bộ cũng rất đơn giản, tốt nhất là bạn nên đi đến những nơi yên tĩnh và phong cảnh đẹp. Bắt đầu đi bộ chậm, áp dụng các kỹ thuật tương tự được sử dụng trong thiền tập trung và thiền chánh niệm ở trên. Nhưng thay vì tập trung vào hơi thở thì bạn hãy tập trung vào bước chân của mình. Ngoài ra, bạn có thể tập trung vào toàn bộ cơ thể khi bạn đang đi bộ. Chú ý chuyển động của từng bộ phận trên cơ thể khi bạn bước đi.

Ngoài ra còn có một biến thể của thiền đi bộ đó là đi bộ chánh niệm. Các kỹ thuật như nhau nhưng bạn có thể thực hiện một buổi thiền ngay trong cuộc sống đời thường của mình như: đi dạo ở nơi làm việc, ở nhà, khi đi mua sắm… Nó không chỉ giúp ngăn chặn tâm trí của bạn trở lên kích động mà bạn có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày.

Viết thiền

Viết thiền
Viết thiền

Đây là một kỹ thuật để giúp mọi người lập trình lại tiềm thức của bản thân bằng cách ghi nhớ những khẳng định tích cực. Những lời khẳng định thường giúp bạn trở lên yêu thương, từ bi, thấu hiểu hơn. 

Thay vì đọc, nghe hoặc thiền thì bạn chỉ cần sao chép những lời răn dạy khẳng định về cuộc sống vào một cuốn sổ tay. Làm điều này khoảng 10 phút mỗi ngày. Sau một vài ngày thì bạn sẽ bắt đầu thấy những lời khuyên tốt cho cuộc sống bắt đầu ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của bạn.

XEM THÊM: Spotlight là gì? Bí quyết để chiếm trọn spotlight trong đám đông

Hoạt động chánh niệm

Ăn uống trong chánh niệm
Ăn uống trong chánh niệm

Bạn có thể biến bất kỳ hoạt động hàng ngày nào thành hoạt động chánh niệm. Hãy chọn một hoạt động đòi hỏi ít sự chú ý như: ăn cơm, rửa bát hoặc gấp quần áo…  Những hoạt động này thường xuyên đến mức chúng ta thực hiện nó hàng ngày mà không cần phải suy nghĩ. Bây giờ thì bạn có thể dùng chúng để phát triển chánh niệm cho bản thân.

Hãy bắt đầu công việc của mình bằng cách thật chậm rãi chứ đừng vội vàng hoàn thành chúng như bạn vẫn thường làm. Hãy chú ý thật kỹ đến mọi hành động mà bạn đang làm. 

Ví dụ: Ăn uống trong chánh niệm bằng cách tập trung ăn chậm và không bị phân tâm; kích thích giác quan chú ý đến việc ăn uống bằng mùi hương, màu sắc, kết cấu, âm thanh, hương vị…

Như vậy bạn đã biết chánh niệm là gì rồi đúng không nào. Trong cuộc sống khó tránh khỏi những lúc cảm thấy căng thẳng, stress… Tuy nhiên sống trong chánh niệm, tận hưởng những giây phút hiện tại sẽ là một liều thuốc dành cho bạn. Hiện có rất nhiều phương pháp để thực hành chánh niệm. Hãy chọn ra cho mình phương pháp phù hợp để thực hành ngay nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *