Câu cầu khiến là gì? Dấu hiệu nhận biết, tác dụng và ví dụ minh họa

Trong giao tiếp hàng ngày và các tác phẩm văn học, chúng ta sử dụng nhiều loại câu khác nhau, đặc biệt là câu cầu khiến. Vậy câu khiến là gì? Tác dụng và cách nhận biết loại câu này như thế nào? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Câu khiến là gì?

Câu khiến hay gọi là câu cầu khiến, câu mệnh lệnh. Đây là kiểu câu được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày để khuyên bảo, ra lệnh hay đề nghị người khác làm việc gì đó. Thông thường, chúng được diễn đạt ngắn gọn, sử dụng ngữ điệu để nhấn mạnh hoặc kết thúc bằng dấu chấm than. Thực tế, chúng ta đã được làm quen với khái niệm câu cầu khiến là gì trong môn tiếng Việt lớp 3, 4 và 5. 

Định nghĩa câu cầu khiến
Định nghĩa câu cầu khiến

Ví dụ về câu cầu khiến:

  • Đừng làm việc riêng trong lớp!
  • Thôi đừng buồn! Bạn đã rất cố gắng rồi!
  • Nhặt giúp mình chiếc bút dưới chân cậu với!
  • Hãy nhớ phơi quần áo sau khi giặt xong nhé!

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết câu khiến là gì?

Đặc điểm của câu cầu khiến

  • Thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm nếu chủ thể không muốn nhấn mạnh ý kiến. 
  • Câu cầu khiến thường được trình bày súc tích, ngắn gọn và dùng nhiều trong văn nói. Trong một số trường hợp, người ta thường tối giản chủ ngữ để nhấn mạnh ý muốn nói. 
  • Thường sử dụng những từ như hãy, đừng chớ,… trước động từ và nào, đi,… sau động từ. 

Dấu hiệu giúp nhận biết câu cầu khiến

Để nhận biết câu cầu khiến, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau: 

  • Thường xuất hiện các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như đi, đừng, hãy, thôi nào,…. Ví dụ: Hãy im lặng ngay!, Đừng đi vào vùng cấm!, Hãy nghe lời và tuân thủ mệnh lệnh đi!,… 
  • Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc chấm với ngữ điệu mang tính chất khuyên bảo, ra lệnh hoặc đề nghị. Ví dụ: Hãy chăm chú nghe giảng!, Cả lớp giữ trật tự nào!, Đừng xem tivi nữa!, Ăn nhanh lên nào!,… 

XEM THÊM: Biến dị tổ hợp là gì Sinh 9 & 12? Nguyên nhân, ý nghĩa và bài tập

Vai trò câu cầu khiến là gì?

Tùy theo ngữ điệu, vai vế và mục đích giao tiếp mà câu cầu khiến có tác dụng khác nhau. Dưới đây là các tác dụng phổ biến của câu cầu khiến: 

Câu cầu khiến dùng để ra lệnh

Câu cầu khiến được dùng để ra lệnh cho những người nhỏ tuổi hoặc có chức vụ, địa vị nhỏ hơn mình. Tuy nhiên, ta nên chú ý sử dụng với ngữ điệu phù hợp để tránh dồn áp lực lên người nghe hoặc bị người khác đánh giá. 

Ví dụ: 

  • Tất cả phải hoàn thành báo cáo trong ngày hôm nay!
  • Em hãy mang bài làm lên cho tôi kiểm tra!
  • Team media phải hoàn thành video khuyến mại trong tuần này. 
  • Hãy mở cửa và luôn mỉm cười khi khách bước vào!

Câu cầu khiến đưa ra lời yêu cầu, đề nghị hoặc nhờ vả

Bạn có thể sử dụng câu cầu khiến để đề nghị hay yêu cầu ai đó làm theo ý mình. Ví dụ: 

  • Bạn nhớ trả vở cho mình vào chiều mai nhé!
  • Bạn bê hộ mình bình nước với!
  • Cất giúp mình quyển sách vào cặp với nhé!
  • Hãy bật điện lên cho sáng nào!

Câu cầu khiến có tác dụng như lời khuyên

Với những người thân thiết hay anh em trong gia đình, ta có thể sử dụng câu cầu khiến để khuyên bảo hoặc đưa ra lời khuyên hữu ích cho họ. 

Ví dụ: 

  • Đừng tự trách nữa! Cậu đã làm hết sức mình rồi!
  • Nhớ ăn uống khoa học và điều độ nhé!
  • Hãy giữ gìn sức khỏe nhé!
  • Thôi, không phải khóc! Hãy mạnh mẽ lên nào!
Các tác dụng của câu cầu khiến
Các tác dụng của câu cầu khiến

Cách đặt câu với câu cầu khiến

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm, vai trò của câu cầu khiến để vận dụng và đặt câu cho chính xác:

  • Bước 1: Xác định mục giao tiếp hay mục đích sử dụng câu cầu khiến là gì để cân nhắc lựa chọn từ ngữ phù hợp. 
  • Bước 2: Tùy chọn vào ngữ cảnh, người nghe để lựa chọn từ ngữ diễn tả yêu cầu cầu khiến phù hợp để đối phương cảm thấy khó chịu hay không được tôn trọng. 
  • Bước 3: Lựa chọn dấu câu và từ đệm kết thúc phù hợp. Nếu yêu cầu của bạn không nhằm mục đích nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm.
  • Bước 4: Đặt câu hoàn chỉnh, đọc lại và chỉnh sửa cho phù hợp. 

XEM THÊM: Lòng biết ơn là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của lòng biết ơn

Các lưu ý khi dùng câu cầu khiến

Khi sử dụng câu cầu khiến, chúng ta nên chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp để lựa chọn từ ngữ cũng như ngữ điệu nói phù hợp. Tránh để người đọc, người nghe hiểu sai về thái độ của mình cũng như gây mất lịch sự khi giao tiếp. 

Để hiểu rõ hơn, ta cùng so sánh hai ví dụ dưới đây: 

  • “Hồng, bật đèn lên!” => Thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ có cảm giác mình đang bị sai khiến chứ không phải giúp đỡ. 
  • “Hồng ơi, bật giúp mình cái đèn lên với!” => Thể hiện yêu cầu với thái độ lịch sử khi nhờ vả người khác giúp đỡ. Người nghe dễ dàng hiểu được ý nghĩa người nói muốn truyền đạt và vui vẻ giúp đỡ. 
Lưu ý khi dùng câu cầu khiến
Lưu ý khi dùng câu cầu khiến

Các dạng bài tập về câu cầu khiến

Dạng 1: Tìm và xác định các câu cầu khiến được sử dụng

Ví dụ: Hãy xác định câu cầu khiến trong các ví dụ dưới đây: 

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

  • Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. […]
  • Lằng nhằng mãi. Chia ra!
  • Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Câu cầu khiến được sử dụng là: “Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi” với ngữ điệu rất nhẹ nhàng để khuyên bảo các con và “Chia ra!” với ngữ điệu ra lệnh, gắt gọng. 

Dạng 2: Điền từ ngữ thích hợp để biến một câu trở thành câu cầu khiến. 

Ví dụ: Hãy biến câu sau thành câu cầu khiến “Cậu đi làm lúc 7h sáng”.

Lời giải: 

  1. Cậu hãy đi làm lúc 7h sáng.
  2. Cậu đi làm lúc 7h sáng đi!
  3. Thôi cậu đi làm lúc 7h sáng đi!

Dạng 3: Chỉ ra tác dụng của câu cầu khiến.

Ví dụ: Hãy cho biết tác dụng của các câu cầu khiến trong ví dụ dưới đây: 

  1. Hãy vứt rác đúng nơi quy định!
  2. Đừng uống rượu nữa nhé!
  3. Người dân không nên lái xe khi uống rượu.

Lời giải: 

  1. Ra lệnh, đề nghị
  2. Khuyên bảo 
  3. Ra lệnh

Dạng 4: Đặt câu hoặc viết đoạn văn sử dụng câu cầu khiến. 

Hy vọng qua bài viết này, supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về câu khiến là gì và một số kiến thức liên quan. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé!

3/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *