Charles Michel De L’épée – “Cha đẻ” của ngôn ngữ diệu kỳ là ai?

Được biết đến là “Cha đẻ người điếc”, Charles Michel De L’épée đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp những người khiếm thính được  học tập, được đối xử công bằng hơn trong xã hội. Vậy Charles Michel De L’épée là ai? Ông đã có những đóng góp gì cho nhân loại? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Charles Michel De L’épée là ai? 

Charles Michel De L’épée là một nhà giáo dục từ thiện của Pháp sống ở thế kỷ XIX. Ông đã người đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm sai lầm cho rằng người khiếm thính không có khả năng học hỏi. Để chứng tỏ điều đó, làm được điều đó, Charles đã nghiên cứu và phát triển bảng chữ cái và phương pháp giảng dạy dành cho người khiếm thính. Cống hiến to lớn đó làm thay đổi cuộc sống của nhiều người khiếm thính, giúp họ được tôn trọng và đối xử công bằng hơn trong xã hội. 

charles michel de l'épée
Charles Michèle De L’epée là ai?

Tiểu sử Charles Michel De L’épée

Charles (24/11/1712 – 23/12/1789) sinh ra trong một gia đình khá giả ở Versailles – khu vực có quyền lực chính trị hùng mạnh nhất lúc bấy giờ ở Châu Âu. Cha ông là kiến sư đã từng tham gia xây dựng thành phố mới Louis XIV của vua Pháp đương thời. 

Ngay từ khi còn nhỏ, ông luôn mong muốn trở thành một linh mục. Tuy nhiên vào thời điểm đó, người Công giáo Pháp đang đấu tranh với phong trào cải cách Jansenism nên Tổng giám mục Paris đã từ chối không phong chức tước cho ông. Charles đã chuyển sang học Luật và sống tại Paris. Dù có xuất thân giàu có nhưng ông có một trái tim lương thiện. Ông dành cả cuộc đời để làm các hoạt động công ích, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương. Sau một thời gian dài làm luật sư, ông bị tước giấy phép hành vì bị cho là kẻ ngoại giáo. 

Bài viết tham khảo: Else lasker-schüler | Nữ thi sĩ vĩ đại được Google vinh danh

Cơ duyên Charles Michel De L’épée đến với ngôn ngữ của người khiếm thính

Charles đến với ngôn ngữ kỳ diệu của người khiếm thính một cách bất ngờ. Vào những năm đầu của thập kỷ 1760, ông kết bạn với người giáo sĩ tên là Vanin. Thông qua Vanin, ông biết đến hai cô gái sinh đôi bị điếc bẩm sinh – người mà Vanin đang dạy kèm. Sau này khi Vanin mất, ông đảm nhận dạy thay cho cặp song sinh này. 

Ở Pháp lúc bấy giờ, nhiều người cho rằng người điếc là vô dụng, không có tư duy phát triển nên không có bất kỳ trường lớp hay giáo trình giảng dạy này dành cho người khiếm thính. Thậm chí, họ còn phải chịu nhiều sắc lệnh như: cấm sở hữu tài sản, cấm kết hôn và thường chỉ có trẻ em trong gia đình thượng lưu mới có cơ hội để học viết, học đọc. 

Nhưng Charles Michèle De L’epée không đồng tình với định kiến đó. Trong quá trình giảng dạy cho cặp song sinh, ông nhận thấy giữa hai cô gái có sự giao tiếp và am hiểu nhau thông qua các cử chỉ bằng tay. Đó là một dạng ngôn ngữ cơ thể nhưng còn khá nguyên thủy và sơ khai. 

charles michel de l'épée
Charles “bén duyên” với ngôn ngữ của người khiếm thị trong hoàn cảnh nào?

Tuy vậy nhưng nó đã làm thay đổi cái nhìn của ông về giới hạn học tập của người khiếm thính. Ông đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu và giúp đỡ cho hai chị em. Ông đã dạy cho họ sử dụng một dạng tín hiệu bằng tay để thay thế cho âm của mỗi chữ cái và đã nhanh chóng đạt được thành công ngoài mong đợi.  

Sau thành công bước đầu, ông đã quyết định theo đuổi sự nghiệp dạy học cho người khiếm thính và phát triển ngôn ngữ riêng cho họ. 

Ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính

Đi ngược với định kiến sai lầm về người khiếm thính, Charles đã nghiên cứu và giúp họ chứng minh được năng lực của bản thân. Chính phương pháp này là nền móng cho ngôn ngữ ký hiệu để người khiếm thính có thể giao tiếp sau này. 

Charles Michèle De L’epée cho rằng để người khiếm thính có thể hiểu nhanh nhất là giúp họ thể hiện ngôn ngữ của chính minh. Với lòng nhân ái và quan điểm dân chủ, không kỳ thị, không phân biệt đối xử mà ông đã dạy ngôn ngữ ký hiệu đó cho những đứa trẻ khiếm thính trong mọi tầng lớp xã hội. 

Tuy nhiên, ngôn ngữ Pháp khá phức tạp khiến Charles gặp rất nhiều khó khăn để đưa ra cách biểu thị ý nghĩa cho ngôn ngữ này. Nhưng với sự quyết tâm và không ngừng cố gắng, ông đã tạo thành công hàng loạt các ký hiệu bằng tay và một số từ vựng dựa trên tiếng La Tinh. 

ngôn ngữ kí hiệu
Bảng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính

Trường học đầu tiên dành cho người khiếm thính

Không chỉ là người đầu tiên sáng tạo ra ngôn ngữ riêng dành cho người khiếm thính, Charles Michel De L’épée còn là người đầu tiên sáng lập ra trường công lập dành cho người khiếm thính tại Pháp. 

Vào năm 1760, ông đã sử dụng toàn bộ khối tài sản thừa kế của mình để thành lập ngôi trường dành cho những người bị điếc bẩm sinh. Ngôi trường có tên gọi là Institution Nationale des Sourds-Muets à Paris. Sau đó, trường bắt đầu nhận tài trợ từ phía Chính Phủ và được đổi tên thành Institut National de Jeunes Sourds de Paris. 

Chẳng bao lâu, lời đồn về phương pháp giảng dạy của Charles Michèle De L’epée lan rộng ra toàn nước Pháp. Đức giám mục của thành phố Bordeaux đã gửi một cậu bé bị khiếm thính đến theo học tại trường. Đó chính là Abbe Roch-Ambroise Sicard – người sẽ kế thừa sự nghiệp của Charles sau khi ông qua đời. Sau này, chính Abbe đã thành lập trường khiếm thính thứ hai tại Bordeaux vào năm 1786. Tiếp đó, cũng có rất nhiều người khác đến Paris để học tập phương pháp này và truyền bá ra khắp Châu Âu. 

charles michel de l'épée
Một buổi dạy học của Charles

Những thành tựu mà Charles Michel De L’épée đã đạt được

Charles Michel De L’épée là người hùng của nhân loại. Những đóng góp của ông không chỉ làm thay đổi cuộc đời của người khiếm thính mà còn khơi dậy văn hóa nhân đạo, sự công bằng và thiện chí của nước Pháp. Việc làm cao cả của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Tiêu biểu là  Sicard – người đã thành lập trường khiếm thính thứ 2 lúc bấy giờ tại Bordeaux. 

Bên cạnh đó, Thánh Giuse II (giáo chủ La Mã đường thời) cũng đã từng đến thăm trường. Thậm chí, Vua Louis XVI đã từng hỗ trợ trường về tài chính. Một phái đoàn Quốc Hội Pháp đã từng đến thăm. 

Năm 1789, Charles Michèle De L’epée qua đời ở Paris; lăng mộ của ông được đặt trong nhà thờ Saint Roch (Paris). Năm 1838, một tượng đài bằng đồng được dựng lên tại khu mộ của ông. Sau cuộc cách mạng Pháp, các thành viên trong cơ quan Lập Pháp đã tiếp quản ngôi trường của ông vào năm 1791. Tên tuổi của Charle được ghi vào danh sách những người sáng lập trường và được vinh danh là “người hảo tâm của nhân loại”. 

charles michel de l'épée
Tượng của Charles đặt tại nơi ông an nghỉ

Trong suốt cuộc đời của mình, Charles đã viết rất nhiều cuốn sách. Tiêu biểu nhất là cuốn “Epee viết Institution des chauds-muets par la voie des signes methodique” được xuất bản vào năm 1776. Ông cũng viết cuốn ““Dictionnaire general des signes” nhưng được hoàn thành bởi Abbe Roch-Ambroise Sicard. Sau khi kế thừa sự nghiệp của thầy, Sicard đã trở thành sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ ký hiệu khiếm thính của Pháp và Mỹ. 

Charles Michel De L’épée được Google vinh danh

Mặc dù đã đi xa nhưng tấm lòng bác ái của Charle vẫn cháy mãi trong cộng đồng người khiếm thính và toàn nhân loại. Bởi vậy mà vào ngày 24/11/2018 vừa qua, Charles Michèle De L’epée được Google vinh danh nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 306 của ông. Đó như một lời tri ân, cảm tạ những cống hiến to lớn của ông đối với nhân loại. 

google
Charles Michel De L’épée được Google vinh danh vào ngày 24/11/2018

Giao diện được cập nhật là hình ảnh 6 cô bé, cậu bé dễ thương đang giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, thay vì sử dụng lời nói, các bạn nhỏ đã sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để biểu đạt suy nghĩ của mình. Đó chính là bộ ngôn ngữ ký hiệu do Charle sáng tạo. 

Bức tranh vô cùng giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh với người xem. Những cô bé, cậu bé xuất hiện với gương mặt tươi tắn, tượng trưng cho cuộc sống hồn nhiên, công bằng và tràn đầy tình yêu thương. Đó là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn có được. 

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về người anh hùng của nhân loại Charles Michel De L’épée. Nếu bạn có  góp ý hay chia sẻ thêm về bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *