Chính kiến là gì? 5 biểu hiện dễ thấy nhất ở người có chính kiến

Sự khác biệt về tư duy, suy nghĩ và quan điểm tạo nên chính kiến của mỗi người. Vậy chính kiến là gì? Vai trò và dấu hiệu nhận biết người có chính kiến là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

Chính kiến là gì?

Chính kiến là ý kiến, quan điểm, lập trường và nguyên tắc của một cá nhân hoặc một tập thể trước sự việc nào đó đang xảy ra. Chính kiến cũng được hiểu là chủ kiến, là nhân tố để định hình nhân cách và hành vi của mỗi cá nhân. 

Khi phải đối mặt với quá nhiều ý kiến, chính kiến sẽ giúp ta bình tĩnh, kiên định với suy nghĩ và mục tiêu của bản thân. Dù ai “nói ngả nói nghiêng” thì ta vẫn luôn trung thành và tin tưởng chính mình. 

Chính kiến là lập trường của mỗi cá nhân
Chính kiến là lập trường của mỗi cá nhân

Người có chính kiến là gì?

Người có chính kiến là những người có lập trường bền vững, mạnh mẽ, không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại cảnh. Đôi khi, họ có thể từ chối chấp nhận bản thân mình làm sai. Tuy nhiên, không phải người có chính kiến đều rất bảo thủ và chỉ chăm chăm bảo vệ ý kiến cá nhân. Họ sẵn sàng chấp nhận và thay đổi nếu quan điểm bạn đưa ra đủ sức thuyết phục, có lý lẽ. 

Trái ngược với có chính kiến là không có chính kiến. Người không có chính kiến rất dễ bị ảnh hưởng, lung lay trước những lời đánh giá, phán xét hay ý kiến của người khác. Họ không có lập trường; sống theo kiểu “gió thổi chiều nào xoay chiều ấy”. Bởi vậy, họ rất khó có thể gặt hái thành công. 

XEM THÊM: Vô cảm là gì? Tìm hiểu chi tiết về bệnh vô cảm hiện nay

5 dấu hiệu thường thấy của người có chính kiến

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ khái niệm chính kiến là gì rồi phải không? Khá dễ dàng để nhận biết ai đó có chính kiến không nếu bạn biết hoặc quan sát họ trong thời gian dài. Mọi hành động, suy nghĩ và các thể hiện của họ sẽ giúp bạn nhận biết. 

Dưới đây là các đặc điểm thường gặp của người có chính kiến: 

Giữ vững lập trường trong mọi hoàn cảnh

Họ không dễ bị dao động bởi lời nói hay hành động của những người xung quanh. Họ giống như “chiếc kiềng ba chân”, luôn giữ vững mục tiêu và lý tưởng dù có bao nhiêu khó khăn, thử thách đang đón chờ. 

Giữ vững quan điểm của mình
Giữ vững quan điểm của mình

Không phải là người ấu trĩ, bảo thủ

Nếu chưa hiểu rõ chính kiến là gì, nhiều người cho rằng người có chính kiến thường rất bảo thủ. Bởi họ rất kiên định với quan điểm của mình và không để nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. 

Tuy nhiên, bạn đang hiểu sai về họ rồi đấy! Họ có lập trường vững vàng nhưng không có nghĩa sẽ từ chối lắng nghe mọi ý kiến từ người xung quanh. Thay vào đó, họ sẽ lắng nghe chọn lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp. 

Luôn suy nghĩ thấu đáo

Trước khi tin tưởng vào điều gì đó, họ đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu, phân tích và đưa ra lý lẽ chứng minh cho điều đó. Cũng bởi sự chuẩn bị chu toàn này mà họ rất tự tin vào quyết định của bản thân. 

Suy nghĩ thấu đáo
Suy nghĩ thấu đáo

Luôn xem xét lại bản thân

Người có chính kiến có năng lực “tự vấn” rất cao. Tự vấn có nghĩa là tự xem xét lại chính mình. Họ không bảo thủ, không chủ quan và không tự cho là mình luôn đúng. Họ sẵn sàng đối mặt với hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục và khai thông trí tuệ. Họ đón nhận thế giới này bằng tư duy khách quan chứ không phải chủ quan. 

XEM THÊM: Thất tình là gì? Bật mí cách giúp bạn vượt qua nỗi đau thất tình

Làm điều mình thích

Họ biết mình thích gì, muốn gì và cần làm gì để thực hiện điều đó. Họ không bao giờ sống theo sự sắp xếp của người khác hay gò ép bản thân làm điều mình ghét. Người có chính kiến cũng không bao giờ ghen tị với thành công của người khác. Bởi họ biết, mình cũng có thế mạnh riêng mà người khác không có được. 

Vì sao chúng ta cần sống có chính kiến?

Đối với cá nhân

  • Chính kiến là gì? Đó là cá tính, nét riêng và màu sắc riêng của mỗi cá nhân. Nó khiến bạn trở nên khác biệt và nổi bật trước đám đông. 
  • Khi đứng trước khó khăn và thức thách cuộc sống, chính kiến sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp và chạm đến thành công. Nếu không có chính kiến, chúng ta cũng chỉ đang ‘đẽo cày giữa đường”, không thể hoàn thành được mục tiêu gì. 
  • Chính kiến giúp bạn xác định giá trị của bản thân. Hơn nữa, những người có chính kiến thường rất đáng tin, có vai trò quan trọng để kết nối mọi người. Bản thân họ cũng nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh. 
Chính kiến là “chìa khóa” mở ra thành công
Chính kiến là “chìa khóa” mở ra thành công

Đối với xã hội

Chính kiến đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nó là nhân tố quan trọng giúp tạo ra những cá nhân giỏi, không ngại khó ngại khổ để không ngừng làm việc, cống hiến cho đời. 

Bí quyết trở thành người có chính kiến

Có chính kiến là một đức tính đẹp và cần có ở mỗi con người. Để rèn luyện phẩm chất này, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau của chúng tôi: 

  • Giữ cho bản thân đầu óc minh mẫn, tỉnh táo để kiên định với lập trường của bản thân. Hạn chế nghĩ về việc người khác bàn tán hay suy nghĩ như thế nào về việc làm của mình. 
  • Mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân về các khía cạnh khác nhau của vấn đề. 
  • Rèn luyện tư duy phản biện để bảo vệ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, cần hiểu rằng bảo vệ chính kiến bản thân không phải để phân biệt thắng – thua mà chúng ta đang thực hiện hóa sự khác biệt. 
  • Học cách chấp nhận sự khác biệt của những người khác trong cộng đồng. 
  • Phát triển bản thân, trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Bởi chỉ khi có tri thức, có sự suy nghĩ thấu đáo thì chúng ta mới có thể tin tưởng vào quyết định của bản thân và giữ vững điều đó. 
  • Sẽ có đôi lúc cảm xúc chi phối khiến bạn thay đổi quyết định của bản thân. Lúc này, hãy thật bình tĩnh, xem xét mọi chuyện để giải quyết chúng một cách lý trí nhất nhé!
  • Đừng cảm thấy e ngại khi thừa nhận bản thân mình sai. Điều này sẽ giúp bạn phát triển và hạn chế tối đa rủi ro hơn đấy. 

XEM THÊM: Nghị lực là gì? Biểu hiện, vai trò và cách rèn luyện ý chí nghị lực

Giữ cho bản thân sự tỉnh táo, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
Giữ cho bản thân sự tỉnh táo, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Chính kiến có phải là chứng kiến không?

Có rất nhiều người nhầm lẫn và dùng sai hai từ “chính kiến” – “chứng kiến”. Khái niệm chính kiến là gì đã được mình giải thích chi tiết ở trên. Vậy còn chứng kiến là gì? Nếu như chính kiến là quan điểm riêng của bản thân về một vấn đề nào đó thì chứng kiến lại đang ám chỉ quá trình quan sát trực tiếp một tình huống nào đó đang xảy ra. 

Ví dụ:

  • Tất cả mọi người đều khuyên An từ bỏ kế hoạch này vì mất nhiều thời gian, công sức và độ rủi ro cao. Tuy nhiên, An nhất quyết không từ bỏ và theo đến cùng. Đó là chính kiến. 
  • Lan đã theo dõi toàn bộ quá trình diễn ra của vụ tai nạn liên hoàn ở ngã tư đường Võ Chí Công. Đây là chứng kiến. 

Mong rằng thông tin chia sẻ trên của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm chính kiến là gì và các đặc điểm nhận biết người có chính kiến. Nếu thấy bài viết này hay và thú vị thì đừng quên like và chia sẻ chúng đến nhiều bạn đọc hơn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *