Vô cảm là gì? Tìm hiểu chi tiết về bệnh vô cảm hiện nay

Hện nay xã hội đang phát triển một cách mạnh mẽ khiến cho con người ta trở nên tất bật, bộn bề. Từ đó mối quan hệ giữa người với người cũng dần trở nên xa lạ dẫn đến tình trạng vô cảm. Vậy vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và cách khắc phục căn bệnh vô cảm này như thế nào?

Bệnh vô cảm là gì?

Vô cảm chính là một loại cảm xúc của con người, đặc trưng bởi sự thờ ơ, không quan tâm với các sự kiện và các vấn đề xung quanh; đặc biệt là những vấn đề gây tổn hại về thể chất hoặc là tinh thần cho con người. Tóm lại thì người vô cảm là người không có cảm xúc trước nỗi đau của người khác, thiếu đi sự đồng cảm, chia sẻ và không oán hận trước những sự bất công của xã hội.

Vô cảm - trạng thái cảm xúc của con người
Vô cảm – trạng thái cảm xúc của con người

Về cơ bản thì vô cảm không phải là bệnh mà nó chỉ là một trạng thái cảm xúc và thái độ của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, sự thờ ơ, vô cảm này có thể gây ra nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và cả xã hội. 

Các nhà nghiên cứu đã xác định và mô tả các kiểu vô cảm như sau: 

  • Sự vô cảm về cảm xúc: Đặc trưng bởi sự thiếu cảm xúc tích cực và cả cảm xúc tiêu cực.
  • Sự vô cảm về hành vi: Đặc trưng bởi việc thiếu các hành vi tự khởi xướng.
  • Sự vô cảm chung: Đặc trưng bởi ít động lực, phản ứng cảm xúc kém và thiếu đi sự tham gia xã hội.

Biểu hiện của vô cảm là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của sự vô cảm:

  • Thờ ơ, lãnh cảm, bàng quan và không có cảm xúc với mọi vấn đề xung quanh cuộc sống.
  • Thiếu đi sự đồng cảm với đau khổ, khó khăn của mọi người, muôn vật và muôn loài xung quanh.
  • Hời hợt trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vật hoặc với mọi vấn đề xung quanh.
  • Thấy người tốt bị ức hiếp không ra tay bảo vệ; thấy kẻ ác làm điều xấu cũng không lên tiếng.
  • Không có ý định giúp người khác và luôn cho rằng đó không phải việc của mình. Họ sợ phiền hà nên thường lựa chọn bỏ qua, ngay cả khi có người cầu xin sự giúp đỡ ở trước mặt.
  • Luôn cảm thấy trống rỗng, mất cảm xúc đối với mọi thứ, kể cả là bản thân. Họ không buồn phiền khi bị chê trách và cũng không cảm thấy vui khi được khen ngợi.
  • Luôn chỉ đề cao lợi ích của bản thân. Tuy nhiên cũng có những người thậm chí chỉ “sống cho có”, họ thậm chí còn không cả quan tâm đến chính mình.
Biểu hiện rõ nét của sự vô cảm
Biểu hiện rõ nét của sự vô cảm
  • Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, không biết lắng nghe cũng như giúp đỡ người khác.
  • Làm tổn thương những người xung quanh bằng những lời nói vô cảm hoặc độc địa của mình.
  • Cảm thấy gượng gạo khi phải nói chuyện với người khác, lạc lõng trống rỗng khi phải đến những nơi đông người.
  • Không quan tâm đến mọi người xung quanh. Ví dụ như cha mẹ ốm cũng không biết hỏi thăm, giúp đỡ… Họ dửng dưng với mọi người và với cả chính người thân của mình.
  • Luôn cảm thấy nghi ngờ xung quanh và không có niềm tin vào bất cứ điều gì.
  • Không có cảm xúc trước những đau đớn của người khác. Ví dụ: người khác bị bạo lực cũng không can ngăn mà còn xúi dục để cho cuộc chiến diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Không có định hướng, khát vọng và không cảm thấy hy vọng nhiều vào bất cứ điều gì.

XEM THÊM: Thất tình là gì? Bật mí cách giúp bạn vượt qua nỗi đau thất tình

Nguyên nhân của sự vô cảm là gì?

Theo các chuyên gia thì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự vô cảm và nó được chia thành 3 nhóm như sau:

Nguyên nhân từ chính bản thân

Sự vô cảm xuất phát từ chính bản thân mỗi người
Sự vô cảm xuất phát từ chính bản thân mỗi người

Sự vô cảm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người và nguyên nhân phổ biến là:

  • Một lối sống ích kỷ, muốn được hưởng thụ và thực dụng; ít đồng cảm với nỗi đau và sự mất mát của những người khác.
  • Chứng kiến ​​sự vô cảm của người khác và không có chính kiến ​​riêng có thể dẫn đến thái độ và cảm xúc tương tự.
  • Nhiều người trở nên chai sạn bởi liên tục bị tổn thương, lừa dối dẫn đến việc mất niềm tin vào cuộc sống.
  • Tính tình nhút nhát, thu mình lại và thiếu dũng khí nên luôn lo sợ việc giúp đỡ nạn nhân có thể gây ảnh hưởng đến bản thân. Và dần dần sẽ mất đi sự đồng cảm và trở nên lạnh lùng, vô cảm với mọi thứ.

Nguyên nhân từ gia đình

Sự vô cảm hình thành từ cách giáo dục của gia đình
Sự vô cảm hình thành từ cách giáo dục của gia đình

Cách nuôi dạy của gia đình cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tính cách cũng như nhân sinh quan của mỗi người. Do đó ngoài nguyên nhân từ bản thân mỗi người thì thái độ vô cảm còn có thể xuất phát từ gia đình, cụ thể như:

  • Phương pháp nuôi dạy con cái không đúng cách có thể dẫn đến sự vô cảm, thờ ơ.
  • Gia đình không có lối sống đúng chuẩn, cha mẹ sống ích kỷ, thờ ơ và thiếu cảm thông với người khác.
  • Gia đình không quan tâm đến con cái dẫn đến trẻ không được nuôi dạy và giáo dục đúng cách. Nếu như không có sự hướng dẫn của gia đình thì trẻ rất dễ nảy sinh những thói quen xấu và từ đó hình thành nên sự thờ ơ, vô cảm với xã hội.
  • Cha mẹ chỉ chú trọng đến việc học chứ không trau dồi nhân cách và dạy dỗ con những đức tính tốt như: quan tâm, đồng cảm, chia sẻ… với những người xung quanh. Về lâu dài thì trẻ có thể trở nên thờ ơ và không thể hiểu được nỗi đau khổ của người khác.
  • Cha mẹ nuông chiều và hầu như thỏa mãn mọi yêu cầu của con cái một cách vô điều kiện cũng khiến cho trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho.

XEM THÊM: Ý nghĩa từ làm thinh là gì? Bàn luận về cách sống “làm thinh”

Nguyên nhân từ xã hội

Trong những năm gần đây thì thái độ thờ ơ, vô cảm đang lây lan rất nhanh trong đám đông, đặc biệt là ở giới trẻ. Bên cạnh nguyên nhân từ bản thân và gia đình thì nó còn bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý xã hội như:

Sự vô cảm bắt nguồn từ yếu tố tâm lý xã hội
Sự vô cảm bắt nguồn từ yếu tố tâm lý xã hội

Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý, ảnh hưởng rất lớn vào việc lan truyền những thái độ vô cảm. Hầu hết thì các bạn trẻ đều có xu hướng chú trọng đến những giá trị vật chất mà quên đi việc nuôi dưỡng tâm hồn và hướng bản thân đến những nhân cách tốt đẹp.

Nhiều người thành công sớm nên trở nên tự cao, tự đại, kiêu ngạo và thiếu đi sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Trong tình hình bùng nổ thông tin như hiện nay thì nhiều bạn trẻ chạy theo lối sống của một số nhân vật có thế lực mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

Tác hại của sự thờ ơ vô cảm là gì?

Vô cảm gây ra những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật
Vô cảm gây ra những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật

Vô cảm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội:

  • Đối với cá nhân thì thái độ vô cảm tàn phá tâm hồn khiến cho bản thân mỗi người mất đi những cảm xúc vốn có. Từ đó trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác. Những người vô cảm cũng dễ có những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật bởi họ không hề biết thương xót, đồng cảm hay chia sẻ.
  • Nếu vô cảm xảy ra ở gia đình và tập thể, xã hội thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Trong những năm trở lại đây, không khó để chúng ta chứng kiến việc mọi người vô cảm, bỏ mặc những người gặp nạn… Chính sự dửng dưng và thờ ơ của những người xung quanh đã khiến cho người gặp nạn không được cứu giúp kịp thời, dần dần mất đi hy vọng và niềm tin với cuộc sống.
  • Sâu xa hơn thì sự vô cảm khiến cho xã hội bị tụt hậu, suy đồi bởi những giá trị đạo đức không được coi trọng và từ đó gây nguy hại đến tính mạng con người. Bên cạnh đó thì thái độ dửng dưng và thờ ơ ở giới trẻ còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời thì các bạn trẻ rất dễ bị rối loạn nhân cách khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

XEM THÊM: Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?

Cách đối phó với lối sống vô cảm là gì?

Về phía bản thân

Mỗi cá nhân cần học cách yêu thương mọi người
Mỗi cá nhân cần học cách yêu thương mọi người

Mỗi chúng ta cần phải biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi và học hỏi những bài học trong cuộc sống; biết yêu thương mọi người xung quanh. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải học hỏi những tấm gương đạo đức trong xã hội.

Về phía gia đình

Gia đình chính là nơi hình thành nên nhân cách của con người. Vì vậy muốn con cái trở nên tốt thì gia đình phải là nơi yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mọi thành viên trong gia đình sống phải quan tâm và san sẻ với nhau. Khi con còn nhỏ thì cần dạy con cách nhận biết cảm xúc của người khác. Hướng dẫn con hiểu được nguồn gốc của những cảm xúc đó cũng như sức ảnh hưởng của nó đến với mọi người từ đó điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình. 

Các nhà tâm lý học đã đưa ra khuyến cáo rằng: Gia đình cần phải thay đổi thói quen dạy con bởi nhiều phụ huynh thường chỉ ra lệnh mà không hề quan tâm đến suy nghĩ của con. Học cách lắng nghe, thấu hiểu con cái chính là việc mà cha mẹ phải làm đầu tiên. Con cái chỉ là có thể hiểu được mọi việc một cách rõ ràng khi được cha mẹ hướng dẫn một cách cụ thể.

Về phía nhà trường

Nhà trường cần giáo dục các em về cách ứng xử với mọi người
Nhà trường cần giáo dục các em về cách ứng xử với mọi người

Trường học không chỉ là môi trường trang bị cho con người ta những kiến thức ở trong sách vở mà còn trang bị cả về nhân cách và đạo đức làm người. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mực đến giới trẻ thì kết quả đạt được sẽ rất khả quan. 

Mặt khác nhà trường cũng nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết cách quan tâm đến mọi người. Giáo dục kỹ năng sống bằng cách khơi dậy tinh thần dám đấu tranh vì lẽ phải trong mọi học sinh. Đây cũng là nơi xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu tình nghĩa nhưng vẫn hết sức mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cái xấu và cái ác.

XEM THÊM: Dũng cảm là gì? Biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện lòng dũng cảm

Về phía xã hội

Xã hội nên quan tâm nhiều hơn đến giới trẻ, tạo ra nhiều cơ hội giúp cho các em được sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ đó giúp họ biết cách quan tâm, yêu thương và giúp đỡ đỡ mọi người.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vô cảm là gì. Sự vô cảm đang trở thành vấn đề mà toàn xã hội phải quan tâm. Sự thờ ơ, vô cảm đã hủy hoại tâm hồn con người, lấy đi ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao năng lực thì mỗi cá nhân cần biết phát triển nhân cách và hướng đến những giá trị đạo đức bền vững nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *