Cách làm giò thủ ( giò xào ) chay mặn Bắc Nam ngon nhất

Giò thủ hay giò xào là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của gia đình Việt. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tham khảo cách làm giò thủ xào hai miền Bắc – Nam trong viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về món giò thủ

Giò thủ là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này được làm từ phần thịt đầu heo kết hợp với hành, tỏi, nấm hương/ mộc nhĩ với các loại gia vị (nước mắm, hạt tiêu,..). Các nguyên liệu sẽ được xào chín rồi mang gói và nén chặt trong khuôn. 

Món giò thủ béo ngậy, giòn sần sật hòa quyện với mùi thơm của hạt tiêu, nước mắt,… vô cùng hấp dẫn và ăn bắt cơm. Không chỉ vậy, chúng còn mang ý nghĩa thể hiện mong muốn về một năm mới bình an, vạn sự như ý, nhà cửa êm ấm và phúc lộc đầy nhà. 

Giò thủ là món ăn yêu thích của nhiều người dân Việt Nam 
Giò thủ là món ăn yêu thích của nhiều người dân Việt Nam

Giò có nguồn gốc từ khu vực miền Bắc rồi phổ biến khắp cả nước. Vì vậy, cách làm giò thủ tai heo miền Bắc và miền Nam khá giống nhau nhưng vẫn có một chút sự khác biệt về hương vị. Ví dụ, giò xào của miền Nam thường có vị ngọt nhiều so với cách làm của người Bắc. 

Cách làm giò thủ xào đơn giản tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g thịt má heo (có thể thay thế bằng thịt giò heo)
  • 200g lưỡi heo
  • 150g tai heo
  • 150g mũi heo
  • 100g nấm mèo
  • 100g nấm đông cô
  • Gia vị nấu: nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, đường/ bột ngọt,… 
  • 150g hành tím khô
  • Gừng tươi
  • Lá chuối
Chuẩn bị nguyên liệu làm giò thủ
Chuẩn bị nguyên liệu làm giò thủ

Cách làm giò thủ tại nhà

Cách làm giò thủ miền Bắc và Nam khá đơn giản và tương tự nhà, gồm có các bước sau: 

– Bước 1: Làm sạch thịt heo và các nguyên liệu

Phần thịt heo (nhất là phần mũi, tai và lưỡi) cần phải sơ chế thật kỹ. Nếu không thì món giò thủ sẽ bị hôi, ăn không ngon. Khi mua, bạn có thể nhờ người bán thịt làm sạch. Sau đó, mang về chà rửa với muối hạt, vỏ chanh để khử mùi và cạo sạch lông.

Để khử sạch mùi cho thịt heo, bạn có thể luộc sơ qua nước nóng với gừng và rượu nấu ăn. Sau đó, bắc một nồi nước lớn, cho gừng đập dập + hành tím để luộc chín phần thịt đã chuẩn bị. Khi chín tới thì vớt thịt ra chậu nước đá, thả thêm vài lát chanh để thịt được giòn và trắng. 

Các nguyên liệu còn lại thì xử lý như sau: 

  • Hành tím nhặt sạch vỏ rồi thái lát mỏng. 
  • Nấm mèo, nấm đông cô ngâm với nước ấm cho nở mềm ra rồi thái sợi nhỏ. 
  • Thịt sau khi ngâm nước đá thì vớt ra, để ráo nước rồi thái thành từng miếng nhỏ, mỏng. 
Sơ chế thịt heo thật sạch và cẩn thận để giò không bị hôi
Sơ chế thịt heo thật sạch và cẩn thận để giò không bị hôi

– Bước 2: Ướp và xào giò

Cách làm giò thủ ngon nhất là bạn nên ướp gia vị trước khi xào. Cho phần thịt heo đã thái mỏng vào chiếc tô lớn rồi ướp nước mắm + hạt tiêu (cho nhiều một chút) + hạt nêm + đường/ bột ngọt theo khẩu vị gia đình. Lưu ý, chỉ nên ướp nhạt thôi. Ướp hỗn hợp này tối thiểu khoảng 30 phút. 

Bắc chiếc chảo lòng sâu lên bếp, cho một ít dầu vào. Đợi dầu ăn nóng thì cho nấm mèo, nấm đông cô và phần thịt đã ướp vào xào trên lửa lớn. Đảo đều tay cho chín tới thì nhắc xuống. Trong quá trình xào, bỏ thêm vài hạt tiêu hột để món giò thơm hơn và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn. 

Cách làm giò thủ thơm ngon
Xào chín các nguyên liệu

– Bước 3: Gói giò

Đây là bước quan trọng nhất trong cách làm giò thủ bằng da heo hay tai heo. Trước tiên, hãy lót một lớp lá chuối vào khuôn rồi đổ phần thịt vừa xào vào. Nhân lúc giò còn nóng, hãy nhanh tay nén và ép chặt, càng chặt càng tốt.  

Nếu không có khuôn, bạn có thể dùng chai nhựa hoặc trải lá chuối ra mâm. Tiếp đó, gói giò như gói bánh chưng dài (bánh tét). Khi gói, cần phải gói thật chặt tay để giò ngon hơn. Hoặc cũng có thể dùng que nẹp ép chặt miếng giò. Đây chính là cách làm giò thủ không có nguồn hoặc bằng chai nhựa được ông cha ta áp dụng bao đời nay. 

Cash làm giò thủ không cần khuôn
Gói thật chặt tay để giò giữ được lâu hơn

Món giò thủ xào tai heo thành phẩm

Sau khi ép, bạn để giò bên ngoài cho nguội và ép hết mỡ trong giò ra (khoảng 1 ngày) thì tháo khuôn. Để nguyên phần lá chuối bên ngoài và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Thời gian bảo quản có thể lên đến 7 – 10 ngày tùy theo giò bạn gói có chắc tay hay không. Nếu giò có dấu hiệu bị nhớt là giò đã hỏng, không nên ăn. 

Khi ăn, cắt thành từng khoanh rồi cắt miếng vừa ăn. Món giò thủ tai heo có vị giòn sần sật của thịt và nấm mèo. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm và vị cay tê tê nơi đầu lưỡi. Món ăn này thường được ăn kèm với của hành/ củ kiệu muối hoặc dưa cải chua cho bớt ngấy. 

Món giò thủ thành phẩm
Món giò thủ thành phẩm

Cách làm giò thủ chay

Để làm món giò thủ chay, cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau: 

  • 2 muỗng cafe bột rau câu
  • 200g nấm đùi gà
  • 200g nấm đông cô
  • 2 cái nấm mèo khô
  • Hành tím băm nhuyễn
  • Các gia vị khác: muối, hạt nêm chay, nước mắm chay, dầu ăn thực vật,… 
Một số nguyên liệu chính làm giò thủ chay
Một số nguyên liệu chính làm giò thủ chay

Cách làm giò thủ chay cũng khá giống như giò thủ tai heo/ da heo. Cụ thể như sau: 

Bước 1: Làm sạch và sơ chế nguyên liệu

  • Nấm đùi gà cắt bỏ chân, làm sạch rồi cắt thành từng sợi vừa miệng ăn. 
  • Nấm đông cô tươi làm sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi cắt sợi nhỏ
  • Nấm mèo ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, cắt bỏ chân rồi cắt thành sợi nhỏ
  • Pha 2 muỗng bột rau câu trong 300ml nước nóng cho bột nở. 
Cách làm giò thủ chay tại nhà
Sơ chế các loại nấm

Bước 2: Xào nấm

  • Bắc chảo lòng sâu lên bếp, đợi dầu ăn nóng thì cho hành tím và tỏi băm vào xào cho dậy mùi thơm. 
  • Tiếp đó, cho nấm đùi gà + nấm đông cô vào xào khoảng 1 – 2 phút cho mềm thì cho nấm mèo vào đảo đều tay trên lừa vừa.
  • Khi thấy nấm đã mềm, hãy tăng lửa để nấm không ra nước. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
  • Khi nấm đã chín, bạn cho nước bột rau câu vào. Sau đó, cho hạt tiêu vào, đun sôi một lần nữa rồi tắt bếp. 
Xào chín nấm
Xào chín nấm

Bước 3: Đổ khuôn

Đổ phần nấm vừa xào vào núi nilon và bọc ngoài 1 lớp giấy bạc (như hình). Dùng thun buộc lại như ảnh minh họa. Hoặc cũng có thể dùng khuôn cho bó giò có hình thức đẹp mắt hơn!

Cách gói giò thủ bằng khuôn
Đợi bó giò nguội mới cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Trên đây là bài viết chia sẻ cách làm giò thủ tai heo và giò thủ chay. Chúc các bạn làm thành công món ăn này nhé!

Xem thêm:

20+ món ăn ngon ngày Tết  cổ truyền hiện đại 3 miền ăn là “mê”

Cách làm đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua món ăn “ghi điểm” số 1

5/5 - (1 bình chọn)

About QuangMinh

Tôi là Quang Minh- Tôi đem lại cho mọi người kiến thức, thông tin, giải trí, kinh nghiệm và trải nghiệm !!!

View all posts by QuangMinh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *