COL là gì? Tìm hiểu chi tiết từ a – z về COL trong kinh doanh

Để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì doanh nghiệp, tổ chức cần đảm bảo những giấy tờ cần thiết và COL là loại giấy tờ không thể thiếu. Vậy bạn có biết COL là gì trong kinh doanh không? Đối tượng và thủ tục được cấp COL là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

COL là gì?

COL là viết tắt của từ tiếng Anh “Certificate of License”, hiểu đơn giản là giấy chứng nhận cấp phép. Loại giấy này được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước cho chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó. Giấy chứng nhận cấp phép này sẽ được đăng ký và phải chịu trách nhiệm theo đúng những quy định của pháp luật.

COL là gì - giấy chứng nhận cấp phép kinh doanh
COL là gì – giấy chứng nhận cấp phép kinh doanh

Vai trò quan trọng của COL

COL là loại giấy tờ bắt buộc phải có trong kinh doanh cho thấy có tồn tại sự phát triển của doanh nghiệp. COL mang lại giá trị lớn về mặt quản lý công việc tại các cơ sở kinh doanh đăng ký. 

Nhà nước đã ra chính sách và ban hành yêu cầu các cơ sở kinh doanh cần phải hoàn tất các thủ tục hành chính để xin xác nhận giấy cấp phép. Khi đã được cấp giấy xác nhận thì chủ doanh nghiệp mới có đủ điều kiện, giấy tờ hành chính để thực hiện công việc kinh doanh của mình một cách hợp pháp. 

Thời hạn của COL trong kinh doanh

Giấy chứng nhận cấp phép kinh doanh sẽ có thời hạn từ vài tháng cho đến vài năm theo như quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

 

Thời hạn COL từ vài tháng đến vài năm
Thời hạn COL từ vài tháng đến vài năm
  • Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước khi đăng ký giấy chứng nhận cấp phép thì sẽ được cấp theo đúng quy định của pháp luật. 
  • Đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ cần phải có thời gian để đánh giá và thẩm vấn. 
  • Đối với những hộ kinh doanh cá nhân thì sẽ được cấp giấy chứng nhận cấp phép có thời hạn thông thường là từ 50 năm hoặc là theo nhu cầu của chủ cơ sở đăng ký. 
  • Trong trường hợp đang kinh doanh mà hết thời hạn giấy phép thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục gia hạn tiếp theo.

Đối tượng được cấp COL trong kinh doanh 

Tổ chức – doanh nghiệp trong nước 

Khi có nhu cầu kinh doanh thì các tổ chức – doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng các điều kiện và thủ tục mà cơ quan Nhà nước đã đề ra. Tổ chức – doanh nghiệp trong nước phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu để được cấp giấy phép ban hành.

COL cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh
COL cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh

Ví dụ: 

  • Nếu như doanh nghiệp kinh doanh loại ẩm thực, nhà hàng thì cần phải xin giấy phép chứng nhận cấp phép cho loại hình kinh doanh này. Mục đích là để xác nhận rằng doanh nghiệp đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Nếu như bạn kinh doanh các loại rượu, bia… thì cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu bia. 

Tất cả các loại hình kinh doanh của một cá nhân hay bất kì một tổ chức nào đó thì cũng cần thực hiện điều kiện được cấp phép trước khi đi vào hoạt động.

Tổ chức kinh doanh nước ngoài

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018 thì tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cấp phép thực hiện các hoạt động như sau: 

  • Có nhu cầu cung cấp các dịch vụ thương mại, logistics để liên kết giữa thị trường nước ngoài với Việt nam; có các điều ước quốc tế mà ở đó Việt Nam là thành viên tham gia .
  • Thực hiện đầy đủ các quyền về phân phối, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hay xuất, nhập khẩu… 
  • Cung cấp các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ trung gian…

Lợi ích khi được cấp COL trong kinh doanh 

  • Các hoạt động của doanh nghiệp khi tiến hành trong quá trình kinh doanh dưới sự cấp phép của nhà nước thì sẽ được nhà nước bảo vệ. Quá trình này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất nó rất quan trọng nhằm thuận tiện và hiệu quả hơn trong việc kinh doanh. 
  • Giấy chứng nhận cấp phép thể hiện rằng doanh nghiệp đó có tư cách hợp pháp. Từ đó khẳng định được sự uy tín và đảm bảo đáp ứng được các điều kiện đề ra. Góp phần hạn chế tối thiểu những rủi ro khi tiếp cận với khách hàng. 
COL thể hiện doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
COL thể hiện doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
  • Thể hiện rõ những hoạt động và loại hình dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Từ đó tạo sự tin tưởng để những giao dịch, kinh doanh, buôn bán… được diễn ra dễ dàng, nhanh gọn. Bên cạnh sự tin tưởng với khách hàng thì nó còn tạo sự tin tưởng đối với các đối tác, doanh nghiệp lớn khi có nhu cầu mở rộng, hợp tác phát triển và thúc đẩy thị trường. 
  • Khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh cơ sở thì doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi từ Nhà nước như: được vay vốn, bảo vệ hay hỗ trợ khi gặp khó khăn… 
  • Nếu như doanh nghiệp làm trong lĩnh vực buôn bán xuất nhập khẩu hàng hoá, vận tải quốc tế… thì giấy chứng nhận COL sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng xuất được hóa đơn đỏ của các loại mặt hàng. 
  • Doanh nghiệp còn có nhiều thời gian xây dựng cũng như phát triển mô hình kinh doanh nhờ sự uy tín của giấy phép và bảo lãnh của pháp luật.

Thủ tục xin cấp COL trong kinh doanh 

  • Bước 1: Lựa chọn hình thức kinh doanh

Đây là bước quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũng như giá trị lợi nhuận mang lại. Từ đó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình cũng như cơ cấu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cần xác định được hình thức kinh doanh
Doanh nghiệp cần xác định được hình thức kinh doanh

Vì vậy mà việc lựa chọn này đòi hỏi cần xác định và dựa trên nhiều yếu tố của chủ doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh nào. Nên nghiên cứu và xem xét một cách hợp lý và cụ thể nhất trước khi đưa ra quyết định. 

  • Bước 2: Đặt tên và xác định địa điểm kinh doanh 

Theo như quy định của pháp luật thì tên của các doanh nghiệp không được phép trùng nhau. Tức là, nếu bạn muốn đặt tên doanh nghiệp mình là ABC nhưng có một công ty khác đã đăng ký tên doanh nghiệp là ABC trước rồi thì bạn không được đăng ký và sở hữu cái tên này nữa. 

Ngoài ra thì địa điểm hoạt động doanh nghiệp cũng cần nêu rõ và cụ thể. Nó không phải là những tòa nhà để ở mà phải là những cơ quan với đầy đủ điều kiện làm việc theo đúng mục tiêu.

  • Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ 
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp phép
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp phép

Với mỗi cá nhân, doanh nghiệp xin giấy chứng nhận cấp phép thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về loại đăng ký khác nhau. Do đó các chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu và chuẩn bị các loại giấy tờ được yêu cầu theo đúng pháp luật. 

  • Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp phép 

Khi đã hoàn tất các thủ tục và đảm bảo đầy đủ các giấy tờ liên quan thì chủ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ lên các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để được tiếp nhận và chờ xét duyệt. 

Sau khi xem xét và tiếp nhận hồ sơ thì sẽ mất khoảng 5 – 7 ngày để giải quyết và hoàn tất thủ tục hợp lệ. Lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được kết quả.

XEM THÊM:

Như vậy bạn đã hiểu được COL là gì rồi đúng không nào? Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại giấy tờ này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *