Copywriter là gì? Những điều bạn cần biết về nghề copywriter

Copywriter trở thành cái tên “hot” và mang lại mức thu thập nhập hấp dẫn trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vậy Copywriter là gì? Cùng supperclean.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

copywriter là gì
Copywriter là làm gì?

Copywriter là gì?

Copywriter là người tham gia sáng tạo và chịu trách nhiệm sản xuất nội dung như: video, chữ, văn bản, âm thanh,… phục vụ cho hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. 

Sản phẩm do Copywriter tạo ra cần phải có sự sáng tạo, hấp dẫn, truyền đạt đúng nội đến khách hàng mục tiêu ở đúng thời điểm nhằm gây ấn tượng, xây dựng niềm tin và thúc đẩy hành động của đối tượng. Sử dụng ngôn từ làm “vũ khí”, Copywriter còn có nhiệm vụ tương tác, gia tăng tình cảm và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. 

copywriter là gì
Đó là những người chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung, văn bản, video,.. phục vụ cho hoạt động truyền thống của doanh nghiệp

Copywriter có thể làm việc độc lập, làm cho nhiều khách hàng cùng lúc. Hoặc cũng có thể làm việc như một nhân viên marketing trong tổ chức, công ty quảng cáo, đài truyền hình, phòng marketing,… của một doanh nghiệp.

Bài viết tham khảo: Kaizen là gì? Những điều đáng học hỏi thông quan phương pháp này

Phân loại Copywriter

Theo nội dung làm việc

Theo cách phân chia này, chúng ta có 7 kiểu Copywriter sau: 

  • Advertising Copywriter: Họ không cần phải viết nhiều, đôi khi chỉ là câu slogan với đôi ba chữ nhưng yêu cầu phải có sự sáng tạo liên tục. Đây là một công việc thú vị nhưng mang tính thách thức cao. Bạn sẽ phải sáng tạo không ngừng nghỉ, thấu hiểu tâm lý khách hàng để tạo ra những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. 
  • Sale Letter Copywriter: Đây là hình thức Copywriter truyền thống. Công việc chính của họ là viết thư gửi đến khách hàng để quảng cáo, bán sản phẩm. Họ cũng viết các văn bản dài cho website và báo chí. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, đảm bảo câu chữ từ đầu đến cuối bài viết phải có tính mạch lạc, rõ ràng và thuyết phục được người đọc. 
  • Brand Copywriter/Inhouse Copywriter: Đây là những chuyên gia trong mảng sáng tạo câu chữ, slogan cho thương hiệu. HỌ cũng được gọi là nhà báo trong giới Copywriter vì nhiệm vụ chính của họ là đưa tin về thương hiệu, viết mọi thứ mà bên thuê yêu cầu, dù là bài PR, thông cáo báo chí hay blog,… 
  • Content Copywriter/Publisher: Là những người có sức ảnh hưởng lớn, thường có kênh riêng để quảng bá, đăng sản phẩm, nội dung, tin tức mà họ muốn. HỌ không chỉ đơn thuần là người sản xuất nội dung mà còn biết tận dụng kinh nghiệm bản thân để tạo nên những sản phẩm chất lượng, mang phong cách của riêng mình. 
  • SEO Copywriter: Tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật SEO như: tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keywords trong tiêu đề,… MỤc đích lớn nhất của họ là tăng thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm cho bài viết. 
  • Digital Copywriter: Là những người sáng tạo nội dung kêu gọi người đọc sử dụng các nội dung như: email, display banner,… Nếu thành công, người dùng sẽ click vào banner hoặc mở email đăng ký mà họ hướng tới độc giả. Hay nói cách khác, công việc của họ là tạo ra các sản phẩm để tăng lượng conversion cho các công đoạn trong chiến dịch marketing trực tuyến. 
Digital Copywriter
Digital Copywriter là gì?
  • Technical Copywriter: Đây là các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. HỌ là người có kiến thức chuyên môn tốt, uy tín nên những sản phẩm họ tạo ra có tầm ảnh hưởng lớn và được đón nhận mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại Copywriter này là họ chỉ viết được những chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà họ am hiểu. 

Theo địa điểm làm việc

Được chia thành 3 loại sau: 

  • Agency Copywriter: Chuyên làm việc tại các agency về marketing và quảng cáo với môi trường làm việc tốt, đãi ngộ cao. HỌ cũng có cơ hội đảm nhận những dự án lớn nếu có kinh nghiệm. 
  • Corporate Copywriter: Là những người làm việc cố định trong doanh nghiệp, công ty yêu cầu gì thì họ phải làm cái đó. Tính chất công việc của Corporate Copywriter khá nhàm chán, không phải cạnh tranh quá nhiều và có mức thu nhập ổn định. 
  • Freelance Copywriter: Đây là những cá nhân làm việc độc lập, không thuộc bất kỳ một tổ chức nào cả. HỌ tự đứng ra để nhận dự án và hoàn thành dự án. Ưu điểm của loại  Copywriter này là có sự tự do, không bị gò buộc bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, Freelance Copywriter lại thiếu tính ổn định. 

Thu nhập của Copywriter là bao nhiêu?

Nhìn chung, thu nhập của nhân viên Copywriter khá đa dạng vì nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và từng lộ trình nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Intern Copywriter: MỨc lương dao động từ 3 – 5 triệu hoặc trả theo năng lực thỏa thuận. VỊ trí tuyển dụng này dành cho các bạn sinh viên năm 3, 4 hoặc sinh viên mới ra trường. 
  • Junior Copywriter: Đây là vị trí dành cho người có ít kinh nghiệm với mức lương khoảng 7 – 10 triệu, thậm chí có thể cao hơn tùy vào khả năng làm việc. 
  • Senior copywriter: Vị trí này dành cho những người có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm với mức lương khoảng từ 15 – 45 triệu/ tháng. 
  • Content Manager: Content Manager có mức lương khoảng 20 – 35 triệu/ tháng và yêu cầu người làm phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất là từ 2 – 3 năm. 
  • Content Director: Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng 20 – 40 triệu/ tháng và yêu cầu kinh nghiệm từ 2 – 3 năm. 
  •  Freelance Copywriter: Thu nhập của Freelance Copywriter khá đa dạng, tùy theo khả năng và óc sáng tạo của mỗi người. LƯơng của freelancer có thể tính theo giờ, theo phần trăm hoặc theo dự án. Và họ có thể kiếm được từ 15 – 30 triệu/ tháng, thậm chí là nhiều hơn rất nhiều. 

Nhiệm vụ của Copywriter là gì?

Khi đã hiểu rõ Copywriter là nghề gì, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết Copywriter sẽ phải làm gì đúng không? Thực tế, tùy từng cấp bậc mà công việc của Copywriter sẽ khác nhau. CỤ thể như sau:

Intern Copywriter

Đây là vị trí thực tập nên Intern sẽ đảm nhận các công việc sau:

  • Lên ý tưởng và viết nội dung
  • Hỗ trợ tìm kiếm, biên tập nội dung quảng cáo
  • Lập kế hoạch, quản lý nội dung
  • Nghiên cứu hiểu biết của người dùng.
  • Làm các công việc khác theo cấp trên yêu cầu. 

Junior Copywriter

  • Lên kế hoạch phát triển nội dung
  • Viết bài, quản lý nội dung bài viết theo yêu cầu
  • Tìm kiếm, thu thập và cập nhật xu hướng để xây dựng nội dung mới, hấp dẫn
  • Phát triển nội dung trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như: website, facebook,… 
  • Phối hợp với những bộ phận liên quan để hoàn thành công việc. 

Senior copywriter

  • Sáng tạo, chuyển đổi ý tưởng thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Viết bài cho nội dung internet, quảng cáo truyền hình, thông cáo báo chí, trang web,…. 
  • Sản xuất nội dung chất lượng giúp chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả
  • Theo dõi và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo sao cho đạt hiệu quả tốt nhất
  • Phối hợp với các bên liên quan để hoàn thành chiến dịch
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bám sát xu hướng để tạo ra các ấn phẩm chất lượng,…. 
copywriter là gì
Một số nhiệm vụ của Copywriter

Content Manager

  • Lên kế hoạch, xây dựng nội dung cho các kênh truyền thông. 
  • Phân tích và đưa ra định hướng nội dung cho các kênh social đáp ứng đúng mục tiêu. 
  • Lập kế hoạch xây dựng nội dung hàng tuần, hàng tháng cho các trang mạng xã hội,.
  • Đào tạo, hướng dẫn tất cả các thành viên trong nhóm để đáp ứng  tốt tất cả các yêu cầu.
  • Các công việc khác. 

Content Director

  • Tham mưu chiến lược phát triển cho lãnh đạo 
  • Lập kế hoạch chi tiết, sắp xếp, điều phối, phân công công việc cụ thể đối với từng phòng, ban trong bộ phận nội dung.
  • Chịu trách nhiệm trước sự vận hành của bộ phận nội dung với những bộ phận liên quan để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Theo dõi quá trình làm việc của nhân viên để đưa ra đánh giá cũng như quyết định về quyền lợi, nghĩa vụ của từng nhân viên,… 

Các tố chất cần có của Copywriter là gì?

Sử dụng ngôn ngữ thành thạo

Đây được xem là yếu tố cốt lõi, cần có của một Copywriter. Khi có khả năng ngôn ngữ tốt, việc diễn đạt ý tưởng sẽ trở nên dễ dàng, sâu sắc, thâm thúy và dễ tiếp cận khách hàng hơn. Khả năng ngôn ngữ bao gồm: vốn từ, ngữ pháp, phong cách diễn đạt, cú pháp,… 

Để có thể trau dồi khả năng ngôn ngữ cho bản thân, bạn cần phải đọc nhiều, viết nhiều ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. 

Khả năng tư duy ý tưởng

Kỹ năng này giúp Copywriter có thể triển khai ý tưởng thành một dàn bài hoàn chỉnh, có sức thuyết phục cao. Khả năng này được kiểm soát bởi yếu tố cảm xúc, tư duy logic và trải nghiệm của người viết đối với ý tưởng đó. 

Muốn trau dồi khả năng này, bạn cần phải mở rộng mối quan tâm của mình tới nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống để tăng trải nghiệm của bản thân và giải quyết vấn đề logic hơn. Đặc biệt, cần phải rèn luyện cho mình khả năng đồng cảm (đặt mình vào vị trí của người khác) để có cái nhìn đa chiều, chính xác và khách quan hơn. 

Khả năng nghe, đọc, hiểu

Công việc chính của Copywriter là sản xuất nội dung nhưng bạn cũng cần phải có khả năng tiêu thụ nội dung. Một ca sĩ muốn hát hay phải có khả năng nghe và cảm thụ. Tương tự vậy, một Copywriter viết tốt sẽ biết được những nội dung nào phù hợp với chủ đề được nói tới,… 

mạng xã hội
Kỹ năng tìm kiếm, đọc hiểu và phân tích thông tin

Kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Công cụ này sẽ giúp sản phẩm của Copywriter tiếp cận với nhiều độc giả hơn thông qua các công cụ tìm kiếm. Do vậy, người nội dung, Copywriter cần phải tối ưu hóa tiêu đề, dung lượng hình ảnh, video,… để nâng cao trải nghiệm cho người xem, giúp robot quét nội dung dễ dàng và lập chỉ mục nhanh hơn.

Ngoài những kỹ năng trên, Copywriter cần phải có thêm nhiều kỹ năng khác như: hiểu về email marketing, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ social media,… 

Học Copywriter ở đâu?

Copywriter là một nghề khá hot ở nước ta, xong lại không có bất kỳ trường lớp chính quy nào đào tạo chuyên ngành Copywriting. Các khóa học Copywriter online thì không đủ chuyên sâu. Nếu bạn còn đang băn khoăn và không biết nên theo đuổi công việc này như thế nào thì hãy tham khảo lộ trình học dưới đây nhé:

  • Lựa chọn một chuyên ngành học đào tạo tại các trường chính quy như: digital marketing, mỹ thuật, ngoại ngữ,… Đồng thời, hãy tham gia các khóa học ngắn hạn chuyên về Copywriting. 
  • Tự trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và cọ sát với thực tế bằng cách làm cộng tác viên cho các công ty chuyên về làm quảng cáo, tổ chức sự kiện,… 
  • Bạn cũng có thể tự học Copywriter online tại các website như: brandsvietnam. Time Universal,… 

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc Copywriter là gì và những thông tin hữu ích xoay quanh nghề nghiệp này. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ này sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn tìm được vị trí phù hợp với bản thân mình

Bài viết tham khảo: Điểm qua những filter hot trên instagram 2021 mà bạn nên biết

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *