Dám hay giám – Nên dùng như thế nào cho chính xác?

Nên dùng dám hay giám là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn học sinh bởi hai từ này có cách phát âm rất giống nhau. Vậy cách sử dụng “dám” và “giám” như thế nào cho chính xác? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình đáp án chính xác nhé!

Vì sao có sự nhầm lẫn giữa “dám” và “giám”?

Việc nhầm lẫn và dùng sai dám hay giám chủ yếu do người học không hiểu rõ ngữ nghĩa của chúng. Bởi chúng là hai từ đồng âm (có cách phát âm giống nhau) nhưng ý nghĩa khác biệt hoàn toàn và được sử dụng trong hoàn cảnh nhất định. 

Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dám và giám
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dám và giám

Dám hay giám – Cách sử dụng chính xác

Để sử dụng cho đúng, chúng ta cần hiểu rõ ngữ nghĩa của chúng. Cụ thể như sau: 

  • Dám: Là động từ chỉ ý chí, năng lực của người nào đó có thể thực hiện một việc nào đó. Ví dụ: dám làm, dám nghĩ, dám nói,… 
  • Giám: Cũng là động từ nhưng ám chỉ hành vi theo dõi, quan sát một việc gì đó hoặc chỉ một chức vụ nhất định. Ví dụ: giám sát, tham giám, giám khảo, giám đốc,… 
Cách sử dụng “dám” và “giám”
Cách sử dụng “dám” và “giám”

Bài tập vận dụng

Ví dụ: Hãy tìm từ chính xác trong các cặp từ sau đây: 

  1. Dám nghĩ hay giám nghĩ
  2. Dám đốc hay giám đốc
  3. Dám làm hay giám làm
  4. Dám khảo hay giám khảo
  5. Chứng giám hay chứng dám

Lời giải:

Vận dụng kiến thức chia sẻ trong phần “Dám hay giám – Cách sử dụng chính xác”, ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên như sau: 

  1. Dám nghĩ 
  2. Giám đốc
  3. Dám làm
  4. Giám khảo
  5. Chứng giám

XEM THÊM: 

Mong rằng qua bài viết “Dám hay giám – Nên dùng như thế nào cho chính xác?” sẽ giúp bạn đọc sử dụng chúng đúng hoàn cảnh! Nếu bạn còn phân vân về chính tả của cặp từ nào thì hãy bình luận vào dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *