Dấu hiệu điều tra là gì? Cách nhận diện dấu hiệu điều tra

Dấu hiệu điều tra đóng vai trò quan giúp xác định, phân tích các tình tiết liên quan đến vụ án nhằm đưa ra kết quả chính xác và công tâm nhất. Vậy, dấu hiệu điều tra là gì? Dấu hiệu điều tra có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Hãy để supperclean.vn giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Điều tra là gì?

Điều tra là hoạt động tìm kiếm, phân tích nhằm tìm ra sự thật cho vụ án một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ nhất. Mục đích của điều tra là làm cơ sở phục vụ cho công tác xét xử của cơ quan có thẩm quyền.

Điều tra là hoạt động phân tích, tìm kiếm nhằm tìm ra sự thật nào đó
Điều tra là hoạt động phân tích, tìm kiếm nhằm tìm ra sự thật nào đó

Dấu hiệu điều tra là gì?

Dấu hiệu điều tra là những thông tin, bằng chứng được cơ quan điều tra sử dụng để phân tích và giải quyết vụ án. Dấu hiệu điều tra có thể là thông tin, hành vi đáng ngờ, vật chứng và bất cứ yếu tố nào liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ án.

Ví dụ về dấu hiệu điều tra: Vụ án cô gái 25 tuổi quê Tiền Giang bị nam thanh niên sát hại và p.h.â.n x.á.c phi tang. Sau khi tiếp nhận thông tin từ gia đình nạn nhân, Cơ quan Công an đã tiến hành khám xét phòng trọ của nạn nhân và phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Xe máy, đồ dùng cá nhân, quần áo vẫn còn nguyên trong phòng trọ, không có sự xáo trộn. => Chứng tỏ tin nhắn nạn nhân nhắn cho người nhà thông báo mình chuẩn bị về quê là do người khác thực hiện.
  • Công an tiến hành rà soát camera quanh khu vực phòng trọ của nạn nhân và nhận thấy đối tượng Nguyễn Đăng Khoa có biểu hiện bất thường. => Nguyễn Đăng Khoa là đối tượng đáng nghi. Lực lượng phá án đã tiến hành truy bắt Khoa để làm rõ vụ án.
Dấu hiệu điều tra là những tang chứng, vật chứng phục vụ cho công tác điều tra
Dấu hiệu điều tra là những tang chứng, vật chứng phục vụ cho công tác điều tra

Có những loại dấu hiệu điều tra nào? Phân loại dấu hiệu điều tra

Theo đó, dấu hiệu điều tra được chia thành các loại sau:

  • Bằng chứng vật chất: Bao gồm các dấu vết, mẫu thử, vật chứng,… có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu của Cơ quan có thẩm quyền.
  • Hành vi đáng ngờ: Các hành vi bất thường như lo lắng, không kiểm soát cảm xúc khi đề cập đến vấn đề nào đó,…
  • Thông tin: Sự không nhất quán hoặc trái ngược trong lời khai của các bên liên quan, lời khai của nhân chứng, thông tin về mối quan hệ xã hội của đối tượng,…

Ý nghĩa, vai trò của dấu hiệu điều tra là gì?

  • Xác minh sự ẩn giấu đằng sau một vụ án hoặc tình huống pháp lý.
  • Cung cấp thông tin, bằng chứng quan trọng hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của cơ quan thẩm quyền, đảm bảo sự công bằng trong hệ thống pháp luật.
  • Dấu hiệu điều tra giúp cải thiện hiệu quả làm việc của cảnh sát, thẩm phán và các cơ quan khác khi xử lý vụ án.
  • Bảo vệ quyền lợi cho người bị hại và trừng trị kẻ xấu. Từ đó giúp đảm bảo an ninh công cộng, gia tăng sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật, nhà nước.
Vai trò, ý nghĩa của dấu hiệu điều tra
Vai trò, ý nghĩa của dấu hiệu điều tra

Cách nhận biết dấu hiệu điều tra là gì?

Quan sát bằng chứng hiện vật

  • Kiểm tra bằng chứng hiện vật như mẫu thử, dấu vết, vật dụng gây án của hung thủ,… và các bằng chứng hiện vật khác có liên quan.
  • Xác định mối liên hệ giữa bằng chứng hiện vật với các thông tin, sự kiện liên quan đến vụ án.

Phân tích lời khai của các đối tượng liên quan

  • Phân tích lời khai của các đối tượng liên quan để tìm kiếm thông tin quan trọng, phục vụ cho công tác điều tra.
  • Xác minh tính xác thực của thông tin từ lời khai của các đối tượng.

Quan sát hành vi của đối tượng

  • Quan sát, ghi chép các hành vi hoặc biểu hiện bất thường của các đối tượng liên quan đến vụ án.
  • Kết hợp với các dấu hiệu điều tra khác cùng óc phán đoán để đưa ra kết luận.

Ngoài ra, lực lượng điều tra còn ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu điện tử,… và nhiều kỹ thuật khác để phát hiện sự thật của vụ án.

Cách nhận biết dấu hiệu điều tra
Cách nhận biết dấu hiệu điều tra

Tiêu chí đánh giá tính chính xác của dấu hiệu điều tra là gì?

Dấu hiệu điều tra có giá trị khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tính liên quan: Dấu hiệu điều tra phải liên quan trực tiếp đến vụ án hoặc cung cấp thông tin quan trọng, có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề.
  • Tính đáng tin cậy: Dấu hiệu điều tra được thu nhập từ các nguồn đáng tin cậy.
  • Tính xác thực: Dấu hiệu điều tra phản ánh đúng hiện trạng, sự việc đã xảy ra.
  • Tính khách quan: Dấu hiệu điều tra không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm hay sự áp đặt từ các bên liên quan.
  • Tính đa chiều: Phản ánh nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau về vụ án.
  • Tính hợp pháp: Việc thu nhập, sử dụng dấu hiệu điều tra phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định pháp luật.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về dấu hiệu điều tra là gì và một số kiến thức khác liên quan. Mong rằng sẽ mang đến cho quý bạn đọc của supperclean.vn nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *