Dũng cảm là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có lòng dũng cảm. Vậy dũng cảm là gì? Làm cách nào để có thể trở nên dũng cảm hơn? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Contents
Dũng cảm là gì?
Dũng cảm chính là sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách; dám đương đầu với mọi hiểm nguy để bảo vệ và vươn đến cái thiện, chính nghĩa cũng như những chân lý tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy trái nghĩa với dũng cảm là gì? Trái nghĩa với dũng cảm chính là: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn…
Người mang trong mình sự dũng cảm sẽ dám vượt qua những nỗi sợ của chính bản thân để đương đầu với những khó khăn, thử thách; thậm chí là có thể đặt mình trong nguy hiểm để vươn đến cái thiện. Lòng dũng cảm là sự tổng hợp của những phẩm chất tốt đẹp của con người như: Ưa chuộng chân lý, sáng suốt, sẵn sàng hành động để đạt được những mục tiêu.
Mở rộng hơn thì dũng cảm ở đây không phải là sự liều lĩnh bởi thực chất liều lĩnh chính là hành động một cách thiếu sáng suốt hoặc là khi họ đang rơi vào đường cùng. Vì vậy mà liều lĩnh thường dẫn lối con người tới những việc làm sai trái, mù quáng hay thậm chí là đặt bản thân vào nguy hiểm. Còn lòng can đảm, dũng cảm thì đòi hỏi bản thân phải có suy nghĩ thấu đáo, chín chắn, có ý chí cũng như là sự quyết tâm.
Biểu hiện của lòng dũng cảm là gì?
Dũng cảm giúp cho con người củng cố được niềm tin, nghị lực và vững lòng trước sóng gió. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được chúng thông qua những biểu hiện như sau:
Trong cuộc sống
Dũng cảm trong cuộc sống thực ra được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Đôi khi đó chỉ cần là một việc làm nhỏ cũng đã thể hiện được lòng dũng cảm trong con người bạn. Một bài biểu hiện cụ thể của việc dũng cảm trong cuộc sống như:
Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
Dũng cảm là khi bạn vượt qua được nỗi sợ của chính bản thân mình. Nói rộng ra thì dũng cảm là lúc bạn dám bước ra khỏi vòng an toàn để đương đầu với những khó khăn, thử thách hay là hiện thực hóa ước mơ, hoài bão của mình.
Ví dụ: Ước mơ của bạn là trở thành một doanh nhân tài giỏi. Tuy nhiên bạn lại sợ những sai lầm và thất bại. Điều này khiến cho bạn e dè khi bắt đầu thực hiện một điều gì đó. Ngay cả khi đã lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình thì sự hèn nhát cũng sẽ níu chân chúng ta lại. Đây chính là lúc mà bạn cần đến sự dũng cảm, can đảm.
Lòng dũng cảm giúp bạn không dễ dàng bỏ cuộc trước những “sóng cả” hay thậm chí là những “cơn bão” của cuộc đời. Mọi thành quả lớn đều sẽ bắt đầu từ những bước chân nhỏ. Nếu như bạn sợ hãi mà không bước những bước chân đầu tiên thì bạn sẽ không thể vượt qua được chính bản thân mình. Như vậy thì bạn cũng sẽ không bao giờ đạt được thành công.
XEM THÊM: Bản lĩnh là gì? Dấu hiệu nhận biết, vai trò và cách rèn luyện bản lĩnh
Sẵn sàng giúp đỡ người khác
Dũng cảm là khi bạn dám đứng lên để bảo vệ và giúp đỡ những người yếu thế. Đã có rất nhiều những tấm gương thể hiện cho lòng dũng cảm như: Nam sinh viên Nguyễn Văn Nhã đã quên mình cứu 3 bạn nữ khỏi đuối nước… Nói rộng hơn thì dũng cảm còn có thể được thể hiện thông qua hành động hy sinh vì tập thể, vì tổ chức, vì đất nước hay vì nhân loại.
Lời nói chân thành và tiếp thêm động lực
Không cần phải thực hiện những hành động anh hùng, xả thân cứu người thì mới được coi là dũng cảm. Đôi khi dũng cảm chỉ đơn giản là một lời an ủi, động viên nhưng nó lại mang sức mạnh cứu rỗi cả một con người. Điểm khác biệt ở đây chính là bạn có đủ can đảm để nói ra được điều ấy hay không bởi không phải ai cũng làm được như vậy.
Ví dụ như khi bạn đang chìm đắm trong cảm giác stress về cuộc sống, công việc nhưng đúng lúc ấy lại bạn nhận được lời động viên từ mẹ. Chính mẹ của bạn cũng đang phải trải qua nhiều áp lực nhưng việc dũng cảm đối mặt với mọi thứ, tìm kiếm những điều tích cực và giúp con có thêm động lực, niềm tin là điều thực sự tuyệt vời.
Trong công việc
Trong công việc thì lòng dũng cảm được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Dám nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến của bản thân: Môi trường văn phòng công sở vốn được biết đến với nhiều tình huống phức tạp khiến cho con người ta dễ căng thẳng. Sự dũng cảm đôi khi được thể hiện qua việc bạn có dám đứng lên để nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến của bản thân hay ý kiến mà bạn cho là đúng hay không. Đây chính là một biểu hiện của lòng dũng cảm, can đảm mà mỗi người nên có.
- Không ngại khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc: Khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Người dũng cảm sẽ không vì những rào cản này mà nản chí hay bỏ cuộc mà họ sẽ biến chúng trở thành cơ hội để có thể rèn luyện bản thân hay là “bàn đạp” để đến gần hơn với thành công. Khi bạn cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề, hoàn thành các công việc và nhiệm vụ được giao phó thì chắc chắn bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực và những thành quả đáng giá.
- Dũng cảm thừa nhận sai lầm: Điểm khác biệt giữa những người dũng cảm, can đảm và những người tự kiêu, tự đại trong công việc đó chính là có dám thừa nhận sai lầm của bản thân hay không. Chấp nhận thiếu sót của bản thân cũng cần rất nhiều sự dũng cảm và không phải ai cũng làm được.
XEM THÊM: Chân ái là gì? Ý nghĩa từ chân ái | Làm sao để tìm được chân ái?
Ý nghĩa của lòng dũng cảm là gì?
Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp bởi nó giúp cho ai có được nó sẽ trở nên mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ được trong chính cuộc sống của bản thân mình. Nó được thể hiện thông qua nhiều mặt như: học tập, làm việc, đời sống, xã hội… Người có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có những hành động và nghĩa cử cao đẹp. Từ đó tạo nên một cuộc sống văn minh và đẹp đẽ hơn.
Dũng cảm người ta sẽ bình tĩnh, sáng suốt hơn trong khi giải quyết các vấn đề hay khi gặp phải những khó khăn, thử thách. Vì vậy mà người có lòng dũng cảm trở nên đáng tin cậy và cũng là điểm tựa tinh thần cho mọi người xung quanh. Nếu như xã hội có nhiều người dũng cảm thì sẽ giúp cho nền văn minh có sự tiến bộ vượt trội nhưng vẫn đảm bảo giữ được sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Đó chính là một xã hội tử tế và công bằng.
Cách rèn luyện tinh thần dũng cảm là gì?
- Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn: Trước tiên bạn hãy thử đối mặt với những tình huống đáng sợ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn.
- Hành động dứt khoát: Rèn luyện bản thân để đưa ra những quyết định nhanh chóng và hành động theo quyết định của bạn.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn: Trong cuộc sống có muôn vàn những khó khăn, thử thách. Để vượt qua chúng thì bạn cần phải có tính kiên nhẫn. Vì vậy hãy rèn luyện sức chịu đựng và sự kiên nhẫn trong những tình huống khó khăn.
- Học hỏi từ những người dũng cảm: Tìm kiếm những người đã vượt qua thử thách khó khăn và học hỏi từ họ. Tìm hiểu về câu chuyện của họ và cách họ đã giải quyết các tình huống khó khăn để bạn có thể duy trì động lực cũng như cảm hứng.
- Làm những điều bạn sợ hãi: Cố gắng làm những điều mà bạn bạn đang sợ hãi và đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân. Khi làm được những điều này và vượt qua được nỗi sợ hãi thì bạn sẽ cảm thấy tự tin và dũng cảm hơn rất nhiều.
- Tập trung vào mục tiêu: Để dũng cảm thì bạn cần có mục tiêu rõ ràng và tập trung nỗ lực để có thể đạt được mục tiêu đó. Nếu như bạn biết mình đang làm gì và tại sao bạn làm việc đó thì bạn sẽ có thêm tự tin và can đảm để đạt được nó.
- Lòng tự trọng: Tin tưởng vào khả năng của bản thân và đánh giá bản thân dựa trên những nỗ lực và thành công của bạn chứ không phải là dựa trên những đánh giá hoặc suy nghĩ tiêu cực của người khác.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự mình đối mặt được với những tình huống khó khăn. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc là những người có kinh nghiệm để có thêm động lực và giúp bạn trở nên dũng cảm hơn.
- Luôn cởi mở để học hỏi: Lòng dũng cảm không chỉ đến từ những kinh nghiệm mà nó còn đến từ việc bạn học hỏi và cải thiện bản thân mình. Vì vậy hãy cởi mở để học hỏi từ chính những sai lầm và thử thách của mình. Như vậy thì bạn mới có thể dũng cảm hơn và đạt được mục tiêu của mình.
- Thử thách bản thân: Để trở nên dũng cảm thì bạn cần thường xuyên thử thách bản thân và vượt qua giới hạn của chính mình. Hãy tìm những thách thức mới để bản thân đối mặt và vượt qua chúng. Điều này sẽ giúp cho bạn củng cố niềm tin vào bản thân và trở nên dũng cảm hơn.
- Làm việc chăm chỉ: Để trở nên dũng cảm thì bạn cần làm việc chăm chỉ và kiên trì để đạt được mục tiêu của mình. Hãy tập trung vào công việc và không ngừng nỗ lực để có thể hoàn thiện bản thân. Khi mà bạn làm việc chăm chỉ và đạt được thành công thì bạn sẽ cảm thấy tự tin và dũng cảm đối mặt với những thử thách, khó khăn.
- Giữ tâm trạng tích cực: Để dũng cảm thì bạn cần giữ tâm trạng tích cực và lạc quan. Hãy tập trung vào mặt tích cực và tìm cách để giải quyết các vấn đề khó khăn theo hướng tích cực. Khi giữ được tâm trạng tích cực thì bạn sẽ cảm thấy tự tin và dũng cảm hơn để đối mặt với mọi thứ.
- Học cách giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong những kỹ năng quan trọng để bạn trở nên dũng cảm hơn. Vì vậy bạn cần học cách phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện chúng với sự kiên trì và quyết tâm lớn nhất.
- Thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ: Để dũng cảm thì bạn cũng cần thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ. Tâm trạng tốt và sức khỏe tốt sẽ giúp cho bạn trở nên tự tin và bản lĩnh hơn. Vì vậy hãy dành thời gian cho những hoạt động thư giãn mà bạn yêu thích.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến dũng cảm là gì cũng như biểu hiện, ý nghĩa của lòng dũng cảm. Dũng cảm giúp chúng ta mạnh mẽ, tự tin, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vì vậy hãy rèn luyện cho mình đức tính này ngay từ bây giờ nhé!