“Duy ngã độc tôn” – câu nói thể hiện cái tôi cá nhân của mỗi con người. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu duy ngã độc tôn là gì. Nguồn gốc, ý nghĩa của “duy ngã độc tôn” là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về câu nói này nhé.
Duy ngã độc tôn là gì?
Duy ngã độc tôn thực chất là một vế của thành ngữ: “Thiên thượng thiên hạ/Duy ngã độc tôn/Nhất thiết thế gian/Sinh lão bệnh tử”.
Vậy duy ngã độc tôn được hiểu như thế nào cho đúng? Câu nói này mang lại ý nghĩa là dù ở bất kì đâu thì chỉ có ta là tôn quý, là duy nhất. Cách nói này của Đức Phật Thích ca Mâu Ni được cho là có chút tự phụ. Tuy nhiên thì nhiều tài liệu cho thấy rằng Ngài là một người đã giác ngộ, chứng thập chân lý và thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề. Cho đến hiện tại thì chưa một ai có thể làm được điều tương tự như vậy. Do đó, Đức Phật chính là người tôn quý, có đức hạnh và trí tuệ bậc nhất thế gian. Nói Ngài là “độc tôn” cũng không có gì là tự phụ cả bởi Ngài đã không còn sự phiền não, sầu đau của thế gian.
Nguồn gốc của thành ngữ duy ngã độc tôn là gì?
Vào năm 29 tuổi thì Thích Ca Mâu Ni – con trai của Vua Tịnh Phạn ở Kapilavastu, miền Bắc Ấn Độ đã phải chịu nhiều đau khổ của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật và cái chết. Ông đã lựa chọn từ bỏ cuộc sống vương giả của mình và trở thành một nhà sư. Nhiều năm tu hành thì cuối cùng ông cũng đắc Đạo và sáng lập ra Phật giáo.
Tương truyền thì Thích Ca Mâu Ni sinh ra từ sườn phải của mẹ, đó là bà Maya. Ngài bước đi bảy bước và dưới mỗi bước chân nở ra một đóa hoa sen. Đến bước thứ bảy thì dừng lại và một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” tức là “Ta là duy nhất trên trời và thế giới.”
Đây chính là truyền thuyết về sự ra đời của Thái tử Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo.
Ý nghĩa của duy ngã độc tôn là gì?
Ý của câu này rất dễ bị hiểu nhầm bởi Đức Phật đã nói: “Ta là duy nhất trên trời và thế giới.”
Thực tế thì Đức Phật là người có giác ngộ cao nhất trên thế gian nên dĩ nhiên Đức Phật sẽ không nói những lời hẹp hòi như vậy. Ý nghĩa của những lời này là Đức Phật đang muốn nói đến tất cả chúng sinh chứ không phải chỉ bản thân mình. Chữ “ta” ở đây thực chất là để chỉ Phật tánh của muôn loài; là chân tướng của muôn loài.
Vấn đề lớn nhất trên thế giới này không phải là hiểu thế giới mà chính là biết mình là ai. Không một ai có thể giải đáp được bí ẩn muôn thuở này mà chỉ có chính chúng ta mới biết được. Đó chính là lý do vì sao mà Đức Phật có thể nói “Ta là duy nhất trên trời và thế giới”.
Vạn vật trên đời này là do chúng sinh tự tạo ra và không có ai có thể thống trị vạn vật. Chính vì vậy mà số phận của mỗi chúng ta đều do chính mình mà ra. Người nào gieo nhân nào thì ắt sẽ bị quả báo ấy. Đức Phật hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể làm chủ vận mệnh của chính bản thân mình. Không nên bị những thói hư tật xấu của bản thân điều khiển mà hãy hiểu một chân lý là: “Số phận là tạo ra bởi chính chúng ta, và chúng ta tìm kiếm phước lành cho chính mình.”
XEM THÊM:
Như vậy bạn đã hiểu được duy ngã độc tôn là gì rồi đúng không nào. Câu nói này là hiện thân của Đức Phật. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng sự bình an, thanh nhàn trong tâm hồn mới khiến cho con người ta sống hạnh phúc và bình an. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết được cập nhật mới nhất trên supperclean.vn.