Mẻ là gì? Cách làm cơm mẻ đơn giản tại nhà

Mẻ là gia vị xuất hiện trong rất nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết con mẻ là con gì? Tác dụng của mẻ là gì và cách nuôi mẻ như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về con mẻ nhé!

Mẻ là gì?

Mẻ hay còn có tên gọi khác là cơm mẻ; là một loại gia vị cơ bản trong nền ẩm thực Việt. Gia vị truyền thống này có vị chua thanh cùng mùi thơm rất đặc trưng. Mẻ thường được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như: món lẩu, các món om, bún riêu, canh chua, ốc nấu đậu phụ chuối xanh, thịt trâu cơm mẻ… 

Hình ảnh cơm mẻ
Hình ảnh cơm mẻ

Tác dụng của cơm mẻ là gì? 

Cơm mẻ rất bổ dưỡng, giàu chất đạm, axit amin cùng vitamin. Mẻ không đơn giản là một gia vị làm hỗ trợ thêm hương vị đặc trưng cho các món ăn mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: giúp tăng tiết dịch vị, kích thích ăn ngon miệng hơn, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa.

Trong cơm mẻ có những gì?

Trong cơm mẻ sẽ bao gồm có các thành phần như: con mẻ, vi khuẩn lên men, nấm men và acid lactic. Cụ thể như sau:

  • Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích; tên khoa học của nó là Panagrellus redivivus. Nó có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát được bằng mắt thường. Com mẻ bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ cũng như thành hũ và các dụng cụ. 
  • Thức ăn chính của con mẻ là nấm men. Con mẻ có chứa hàm lượng protein cao; có chức năng hỗ trợ dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, con mẻ thực chất không hề đóng vai trò cốt yếu trong quá trình lên men của cơm hay bún mà nó chỉ báo hiệu cho con người biết rằng chất lượng của cơm mẻ có đạt chuẩn hay không.
Con mẻ bò trên thành hũ
Con mẻ bò trên thành hũ
  • Nấm men là thành phần thứ hai có trong cơm mẻ. Nó có dạng hình chùm, cung cấp các vitamin, đạm cũng như hỗ trợ sinh dưỡng cho con người. 
  • Vi khuẩn lactic là thành phần chính có trong cơm mẻ. Nó là loại trực khuẩn gram dương lên men kỵ khí. Nó có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường và từ đường chuyển hóa thành acid lactic. Chính acid lactic này tạo nên vị chua đặc trưng của cơm mẻ. 

Vi khuẩn này có tác dụng trong việc kích thích hệ tiêu hóa, tận dụng được chất bột, đường nên một số nhà khoa học đã ứng dụng nó vào việc nghiên cứu trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó,loại vi khuẩn này còn giúp tạo điều kiện môi trường pH thấp; gây ức chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột như Escherichia coli hoặc là Salmonella.

Cách nuôi mẻ như thế nào?

Mẻ rất được ưa chuộng bởi nó có vị chua thanh lại kích thích vị giác, đặc biệt là đối với người dân ở miền Bắc nước ta. Nếu như bạn không yên tâm về chất lượng của mẻ thì có thể tự làm để sử dụng ngay tại nhà mình. Cách làm cơm mẻ rất đơn giản nhưng bạn cần phải đảm bảo các dụng cụ sạch sẽ để tránh tình trạng nấm mốc. 

Cách làm mẻ với mẻ cái

Việc nuôi mẻ đơn giản chứ không quá khó khăn. Nếu như cảm thấy mẻ gần hết thì bạn chỉ cần để lại một ít trong hũ thủy tinh. Sau đó thì bạn cho thêm vào đó cháo gạo trắng (nấu đặc) hoặc là bún tươi, cơm nguội. Tiếp đến bạn đậy nắp kín để qua nhiều ngày rồi tiếp tục sử dụng khi thấy có dấu hiệu lên men với mùi và vị chua đặc trưng.

Cho thêm cơm vào hũ mẻ cái khi sắp hết
Cho thêm cơm vào hũ mẻ cái khi sắp hết

Cách làm mẻ không dùng mẻ cái

Khi làm lần đầu tiên mà bạn chưa có mẻ cái thì có thể tự làm. Lúc nào dùng gần hết thì để lại phần mẻ dư để làm tiếp tục như trên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 500 gram
  • Nước: 2 lít

Các bước thực hiện như sau:

  • Gạo vo sạch rồi cho nhiều nước vào nấu cơm giống như bình thường nhưng lưu ý là phải nấu nhão để làm mẻ.
Nấu cơm nhão
Nấu cơm nhão
  • Nước vo gạo bạn đun sôi, để thật nguội rồi cho vào hũ thủy tinh đã rửa sạch sẽ. Lưu ý: Đậy nắp lại thật kín tránh để không khí vào trong hũ.
  • Cơm chín thì bạn cho ra chén và để nguội hoàn toàn. Tiếp đến bạn cho cơm vào hũ nước vo gạo sao cho nước ngập mặt cơm.
Cho cơm nhão vào hũ nước vo gạo
Cho cơm nhão vào hũ nước vo gạo
  • Cuối cùng bạn đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát. Sau 2 tuần cơm lên men sẽ có vị chua đặc trưng.

Một số lưu ý khi sử dụng con mẻ là gì?

Khi sử dụng cơm mẻ thì bạn cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Không nên ăn quá nhiều mẻ bởi nó  có thể khiến cho cơ thể chúng ta dư ra một lượng axit lactic. Từ đó có thể gây nên một số triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng… Do đó đối với những người mà mắc các bệnh về dạ dày thì nên tránh ăn hoặc là tránh ăn quá nhiều các món ăn có sử dụng mẻ. 
  • Không nên sử dụng cơm bị ôi thiu hay mốc để làm mẻ. Khi trộn cơm với nấm men thì bạn nên bóp nát cục men hoặc là giã vụn; sau đó mới rắc cơm lên và đảo đều. 
Không dùng cơm mốc, ôi thiu để làm mẻ
Không dùng cơm mốc, ôi thiu để làm mẻ
  • Để tránh mẻ bị mốc thì bạn cần sử dụng các dụng cụ sạch, đã qua khử trùng với nước sôi và lau khô trước khi lấy mẻ từ hũ ra để sử dụng.
  • Cần phân biệt được chất lượng của mẻ trong cả quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu như bạn thấy dấu hiệu mẻ bị mốc, không có mùi thơm đặc trưng hay màu sắc không được bình thường thì chứng tỏ là mẻ đã bị hỏng; nên mang đổ bỏ.
  • Cho mẻ ăn 1 tuần 1 lần để mẻ không bị chết. Bạn có thể cho thêm riềng, nghệ, chân gà hay xương lợn… để tăng thêm hương vị cho lọ mẻ chua.
  • Để bảo quản tránh cho con mẻ chết thì thông thường người ta sẽ chỉ lấy phần cơm mẻ ở đáy hũ hoặc là ở thành hũ. Đây cũng là nơi cơm mẻ chín ngẫu nhất. Khi mẻ gần hết hoặc là thấy mẻ đã ngấu; con mẻ bỏ hết lên thành bình thì đây cũng là lúc cần tiếp tục bổ sung thêm cơm nguội.

XEM THÊM: 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến mẻ là gì, công dụng của cơm mẻ mà cách làm mẻ. Hy vọng rằng với hương vị chua thanh của mẻ sẽ giúp món ăn của bạn thêm ngon và hấp dẫn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *