FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn FDI là gì? Dự án FDI là gì

FDI đóng vai trong quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Vậy FDI là gì, có ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này!

fdi là gì
Những thông tin hữu ích về FDI

FDI là gì? 

FDI (tiếng Anh: Foreign Direct Investment) được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của một cá nhân, tổ chức hay công ty của quốc gia này vào quốc gia khác bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh. 

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã định nghĩa về hình thức đầu tư này như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư của quốc gia này (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở quốc gia khác (nước thu hút đầu tư) và quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố quan trọng để phân biệt FDI với những công cụ tài chính khác. 

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản sẽ được gọi là “công ty con” hay “các chi nhánh của công ty”. 

Ví dụ, việc công ty SamSung của Hàn Quốc vào Việt Nam và xây dựng các khu công nghiệp SamSung được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó: 

  • Nước chủ đầu tư: Hàn Quốc
  • Nước nhận đầu tư: Việt Nam.

Bài viết tham khảo: FOB là gì? Cách tính giá FOB | Phân biệt FOB, CIF và FCA

Doanh nghiệp FDI là gì?  

Đây là loại hình doanh nghiệp nhận vốn đầu tư từ cá nhân hoặc các tổ chức nước ngoài và sử dụng nguồn vốn đó cho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chia thành: 

  • Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. 
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa nước chủ đầu tư (nước ngoài) với các nhà đầu tư trong nước.
fdi là gì
Tìm hiểu về doanh nghiệp FDI

Vốn FDI là gì? 

Là ngoài tài sản, nguồn tiền được dùng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân chia theo mục đích nhà đầu tư như: vốn tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm hiệu quả hoặc theo tính chất dòng vốn như: vốn vay nội bộ, tái đầu tư và chứng khoán. 

FDI có đặc điểm gì? 

Mỗi hình thức đầu tư sẽ có các đặc điểm riêng khác nhau để nhận biết. Dưới đây là một số đặc điểm của FDI: 

  • Tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
  • Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng và nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát những doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. 
  • Đầu tư FDI cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các phúc lợi xã hội,… thay vì chỉ phục vụ mỗi mục đích cá nhân. 
  • Sự thành công của các dự án FDI sẽ được tính bằng kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 
  • Tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn khi đã trừ đi các khoản đóng góp. 
  • Đầu tư theo nguyên tắc “lời thì ăn – lỗ thì chịu”. 
  • Có tính rủi ro cao. 
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Một số đặc điểm của FDI

Vai trò của FDI 

Đối với nước nhận đầu tư

+ Tích cực

FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện qua các khía cạnh sau: 

  • Bổ sung thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. 
  • Tiếp thu công nghệ, máy móc, kỹ thuật, thiết bị, bí quyết quản lý,… từ các nước phát triển. 
  • Tham gia vào mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới. 
  • Tạo nhiều cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Đồng thời giúp nâng cao dân trí và tay nghề cho công nhân qua các buổi đào tạo. 
  • Tạo nguồn cho các nước nhận đầu tư, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. 

+ Tiêu cực

  • Đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mạnh; ô nhiễm môi trường gia tăng,… 
  • Doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị phá sản do không đủ tiềm lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. 
  • Có thể gây ảnh hưởng đến môi trường chính trị trong nước. 

Đối với nước chủ đầu tư

+ Tích cực

  • Vì được quyền quản lý nên nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra những quyết định cho lợi cho họ. 
  • Được khai thác nhiều lợi thế từ thị trường đầu tư như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, thị trường lao động lớn, giá thuê nhân công rẻ,… mang lại lợi nhuận cao. 
  • Có thể tránh được rào cản bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước nhận đầu tư. 

+ Tiêu cực

  • Khi đem vốn đầu tư ra nước ngoài thì sẽ bị mất đi một khoản đầu tư nhất định. Quốc gia đó có thể đối mặt với nguy cơ thiếu vốn để phát triển và tạo công ăn việc làm cho công nhân,… 
  • Thách thức do nước nhận đầu tư không may xảy ra tình trạng xung đột vũ trang hoặc có những thay đổi trong chính sách đầu tư. 
vai trò của vốn đàu tư nước ngoài
Vai trò của FDI

Thực trạng FDI ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã giảm bớt gánh nặng về thuế cũng như đa dạng hóa các hình thức ưu đãi góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn. Nhờ đó mà dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm. 

Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2018, chúng ta đã thu hút được hơn 29792 dự án với số vốn đăng ký lũy kế lên đến khoảng 400 tỷ USD. Riêng năm 2018, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 19,1 tỷ USD, tăng khoảng 9,1% so với năm 2017. 

Tuy nhiên, đến năm 2020, vốn Vietnam FDI đang có xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do sự bùng phát của đại dịch Covid – 19.

Bài viết tham khảo: PPP là gì? Các thông tin về hình thức đầu tư PPP mà bạn cần biết

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ FDI là gì và tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý thêm về bài viết, hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *