Giun đất có vai trò và tác dụng gì? Giun đất di chuyển như thế nào?

Giun đất thuộc nhóm động vật ruột khoang và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vậy giun đất là gì? Giun đất có vai trò gì? Những thắc mắc trên sẽ được supperclean.vn bật mí ngay sau đây!

giun đất có vai trò
Giun đất có vai trò gì?

Tìm hiểu về giun đất

Giun đất là một loài sinh vật gần gũi với những người làm nông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm và các đặc tính đặc trưng của chúng. Dưới đây là thông tin chi tiết về loài sinh vật này:

Giun đất là gì? Con giun đất tiếng Anh là gì? 

Theo sinh học 7, giun đất là động vật ruột khoang, không có xương sống. Chúng chiều dài trung bình khoảng 10 -34cm và chiều rộng là 5 – 15mm. Giun đất có cơ thể thuôn dài 2 đầu. Phần đầu có miệng, phần đuôi có lỗ h.ậ.u m.ô.n. Thân của chúng thường có màu nâu đen hoặc nâu hồng. Hai bên thân và mặt bụng có 4 đốt lông ngắn, cứng. Thân giun chia thành nhiều đốt, có khả năng co giãn nên chúng có thể dễ dàng chui rúc trong đất. 

Giun đất có khả năng tự phục hồi lại toàn bộ cơ thể nếu như còn nguyên vẹn phần đầu. Lưu ý, chúng không có khả năng tái tạo thành cơ thể mới khi bị chia thành từng đoạn nhỏ. 

Trong tiếng Anh, giun đất được viết là earthworms. 

giun khổng lồ
Giun đất khổng lồ

Giun đất sống ở môi trường nào? Con giun đất ăn gì?

Giun đất sống trong đất, ở những khu vực đất ẩm ướt như đất hoang sơ, nương rẫy, ruộng đồng, soi bãi,… Những khu vực nào có nhiều mùn hữu cơ thường là nơi sinh sống của giun đất bởi thức ăn chính của chúng là mùn hữu cơ. 

Giun đất thuộc ngành nào? Giun đất có mấy lỗ s.i.n.h d.ụ.c?

Giun đất thuộc ngành giun đốt. Chúng là loài sinh vật lưỡng tính, có một bộ phận được gọi là b.a.o s.i.n.h d.ụ.c. Giun đất sẽ dùng bao s.i.n.h d.ụ.c trong quá trình giao phối. Sau khi đã giao phối thành công, bao này sẽ chứa trứng đã được thụ tinh và được giun “đưa” ra ngoài. Từ đó, nở ra thế hệ giun đất tiếp theo.

Giun đất có 3 lỗ s.i.n.h d.ụ.c, gồm có: 1 lỗ cái + 2 lỗ đực. Lỗ s.i.n.h d.ụ.c cái nằm ở mặt bụng của đai s.i.n.h d.ụ.c. Lỗ s.i.n.h d.ụ.c đực thì nằm ở dưới lỗ s.i.n.h d.ụ.c cái. 

Dù cơ quan s.i.n.h d.ụ.c đực và cái cùng nằm trên một cá thể song giun đất không tự thụ tinh được mà chúng thụ tinh chéo. Bởi trứng và tinh trùng không thể chín cùng lúc. 

Giun đất di chuyển như thế nào? 

Giun đất di chuyển nhờ gì? Giun đất co giãn cơ thể để di chuyển. Quá trình di chuyển của chúng được thực hiện như sau: 

  • Trước tiên, chúng trong tư thế chuẩn bị bò. 
  • Chúng sẽ thu mình để làm phồng đoạn đầu và thun đoạn đuôi lai. 
  • Dùng toàn bộ cơ thể và vòng tơ để làm chỗ dựa. Sau đó, chúng vươn mình về phía trước. 

=> Nhờ sự co giãn của cơ thể kế hợp với vòng tơ và toàn thân mà giun đất có thể di chuyển được. 

Giun đất có hệ tuần hoàn gì? 

Giun đất có 3 loại mạch mới: mạch lưng, mạch vòng và mạch bụng. Từ đó tạo thành một hệ tuần hoàn kín và có cấu tạo đơn giản. Giun đất có màu màu đỏ do m.á.u rất giàu oxy. 

Giun đất hô hấp bằng gì? 

Giun đất hô hấp qua đâu? Bề mặt da của giun đất rất mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp. Chúng lấy oxy từ đất để hô hấp. Vì vậy, khi trời mưa, nước mưa lớn khiến bùn đất bị trũng, không có độ thoáng khí để lấy oxy nên giun đất phải chui lên mặt đất để hô hấp. 

Hệ tiêu hóa của giun đất

Cơ quan tiêu hóa của giun đất có sự phân hóa rõ ràng, gồm có: lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột. Thức ăn đi qua miệng, lưu trữ ở diều, nghiền ở dạ dày cơ. Sau đó, thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra tại ruột tịt và hấp thụ thông qua thành ruột. 

hệ tiêu hóa và tuần hoàn của giun
Hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn của giun đất

Giun đất có mắt không?

Giun đất không có mắt. Bởi do sống lâu ngày dưới đất, phần đầu của chúng bị thoái hóa nên không có mắt. Phần đầu của chúng chỉ có mồm, có tác dụng tìm thức ăn và đào đất để chui vào lỗ. 

Con giun đất có tác dụng gì?

Vai trò của giun đất đối với vật nuôi và thực vật

Giun đất có vai trò quan trọng đối với vật nuôi và cây trồng. Cụ thể như sau: 

* Đối với thực vật

  • Giun đất làm tơi xốp đất, giúp giữ nước và thuận lợi cho quá trình trồng cây. 
  • Giun đất tạo khoảng trống giúp rễ cây tiếp xúc được với nhiều oxy hơn. 
  • Cải thiện hệ thống thoát nước của cây trồng.
  • Chất thải do giun đất thải ra là loại phân bón tự nhiên, rất tốt cho cây trồng. 
  • Giun đất giúp cải tạo đất và tăng độ dinh dưỡng cho đất. 
  • Tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật có hại và gây bệnh cho cây trồng. 
  • Cải thiện môi trường, dùng để xử lý rác thải. 

Tóm lại, giun đất có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Đó là lý do giải thích vì sao các bác nông dân thường nuôi giun đất để ủ phân hữu cơ, làm đất tơi xốp, làm thức ăn chăn nuôi,… 

giun đất có vai trò
Giun đất giúp tạo mùn, tăng giá trị dinh dưỡng cho đất, tạo điều kiện giúp cây trồng phát triển tốt nhất

* Đối với động vật

Giun đất là nguồn thức ăn bổ dưỡng đối với một số loại gia cầm như vịt, gà, chim, ếch,…. Bởi hàm lượng protein rất cao. 

Vai trò của giun đất trong Đông Y

Trong Đông Y, giun đất được dùng để làm thuốc chữa b.ệ.n.h. Vậy giun đất chữa b.ệ.n.h gì? Ăn giun đất sống chữa b.ệ.n.h gì, có tác dụng gì? 

Giun đất xuất hiện trong rất nhiều các bài thuốc Đông y chữa sốt rét, cao huyết áp, đau nhức xương khớp, chấn thương,… Chúng được dùng ngoài da hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để sắc thuốc uống. 

Giun đất có ăn được không?

Theo nghiên cứu khoa học, giun đất có hàm lượng protein rất cao, tương đương với các loại thịt mà chúng ta ăn thường ngày. Vậy nên nếu xét về giá trị dinh dưỡng, giun đất thực sự rất tốt với sức khỏe con người và có thể ăn được. 

Thực tế, một số quốc gia cũng chế biến các món ăn từ giun đất. Ví dụ như Ý có món pate giun quế, Úc có món trứng ốp lết giun đất. Hay ở Nhật Bản có món bánh quy giun đất, Hàn Quốc thì có món cháo giun. 

Vậy nên với câu hỏi giun đất ăn được không thì đáp án hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên, để giun có thể trở thành một nguyên liệu thực phẩm chính thì nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để thuyết phục người dân. Bởi từ lâu, chúng ta chỉ xem giun đất như một loài sinh vật có ích đối với cây trồng và vật nuôi. Hơn nữa, do môi trường sinh sống của giun đất nên nhiều người cũng e ngại về nguy cơ mắc các bệnh do ký sinh trùng, vi sinh vật,… có trong giun đất gây nên. 

Giun đất bò vào nhà tốt hay xấu?

Nhiều người cho rằng việc giun đất bò vào nhà là một điềm báo về tâm linh nào đó, có thể là điềm xấu, cũng có thể là điềm tốt. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình, giun đất không giống như những con vật vốn gắn liền với quan niệm tâm linh như chim, quạ, chim lợn,… 

giun đất có vai trò
Giun đất bò vào nhà là tốt hay xấu?

Vậy nên, việc giun đầu bò vào nhà không mang theo điềm báo gì cả. Đơn thuần việc giun bò vào nhà có thể là do trận mưa quá lớn, giun ngoi lên mặt đất hô hấp nhưng vô tình bị cuốn trôi theo dòng nước và dạt vào sân vườn nhà bạn. Vì giun đất sống trong lòng đất, không thể ở lâu trên mặt đất nên khi vào sân nhà, chúng thường có xu hướng di chuyển lung tung để trở về nhà của chúng. Cuối cùng, chúng “vô tình” chui nhầm vào nhà của bạn!

Bài viết tham khảo: Điền trang là gì? Thái ấp là gì? Vai trò của điền trang và thái ấp

Giun đất được xem như “chiếc máy cày tự nhiên” của các bác nông dân. Giun đất có vai trò giúp làm tơi xốp, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất và nhiều tác dụng khác. Vậy nên nếu có ai đó hỏi “giun đất có tác hại gì?” thì đến nay mình vẫn chưa tìm được tư liệu về tác hại của chúng. Nếu bạn biết thêm thông tin gì về tác hại của loài sinh vật này thì hãy comment vào cuối bài cho mình biết nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *