Hầu đồng là gì? Có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam đã từng chứng kiến hoặc biết tới hầu đồng nhưng lại hiểu sai hoặc hiểu chưa sâu về ý nghĩa của hoạt động tâm linh này. Trong bài viết dưới đây, supperclean.vn sẽ làm rõ cho bạn để có cái nhìn rõ ràng hơn nhé!
Contents
Hầu đồng là gì?
Cúng hầu đồng là một trong những nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,… đã có từ rất lâu đời. Về bản chất thì hầu đồng là một nghi thức giao tiếp với đấng thần linh thông qua các vị được gọi là đồng nam, nữ.
Người ta tin rằng, các vị thần uy quyền có thể nhập hồn vào thể x.ác của ông đồng hay bà đồng trong trạng thái thăng hoa, cực lạc để thực hiện việc trấn yểm trừ t.à m.a, chữ.a lành các loại bệ.nh tậ.t, phù hộ và ban phúc lộc cho các con nhang, đệ tử.
Khi thần nhập vào thể xá.c thì lúc đó các ông đồng, bà đồng sẽ không còn là chính mình nữa mà đã là hóa thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ thật tốt cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc tên gọi là Hát văn (hát chầu văn) để có thể đáp ứng cho quá trình thần linh nhập thế.
Người đứng hầu đồng sẽ được gọi là Thanh Đồng, Thanh Đồng gọi là đàn, ông thì gọi là “cậu”, nữ gọi là Cô hay Ba Đồng. Bà đồng, ông đồng thường có tính khí hơi khác người, rất nhạy cảm, đặc biệt là đối với những Ông đồng thường “á.i nữ” (là những người đàn ông nhưng có tính cách yếu đuối, lả lướt như phụ nữ). Bởi vậy, dân gian khi nhận xét 1 ai đó có “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lý do này.
Bài viết tham khảo: Gia trưởng là gì? Nhận diện người đàn ông gia trưởng, độc đoán
Ý nghĩa sâu sắc của văn hóa hầu đồng Việt Nam
- Hầu Đồng chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tìm đến chiếc gương phản chiếu hoàn thiện bản thân mình.
- Trong cuộc đời ai mà chẳng có những sai lầm, nhưng không phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra. Chỉ những ai tin tưởng tuyệt đối vào tôn giáo mới ít phạm sai lầm này.
- Tôn giáo giống như một tấm gương sáng, vì vậy chúng ta rất cần đến tấm gương đó, để tấm gương đó có thể phản chiếu bản thể của chúng ta.
- Tóm lại, để có thể trở thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ để về thì phải có 1 tấm gương soi nhằm nhắc nhở bản thân mình, có nơi gửi gắm thần hồn, có nơi dựa dẫm về tâm linh thì mới hoàn thiện được mình.
- Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng, trước tiên ta phải phải hiểu rằng: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của các chư Thánh hay là để nâng cao năng lực thần thông mà nhập đạo là để học hỏi. Đó được cho là một hành trình nhằm tìm kiếm tâm linh – tìm lại chính mình.
- Vì vậy, hầu đồng không chỉ có nghĩa là diễn xướng đơn thuần mà còn là cả quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có đầy đủ nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ cao thông, thành Thánh Đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học và làm theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ. Như vậy cuộc sống đời thường sẽ được chuyển hóa mang đến hạnh phúc cho chính mình, cho người xung quanh, cho thân tâm thanh thản an lạc.
Các thành phần nào có thể tham gia hầu đồng?
Theo văn hóa hầu đồng từ xa xưa thì những người có thể được tham gia vào nghi lễ lên đồng sẽ là Thanh Đồng và các cử tọa. Thanh Đồng chính là người đứng giá hầu đồng, nam giới như nói ở trên sẽ được gọi là “cậu” còn Thanh Đồng là nữ giới thì sẽ được gọi là “cô” hoặc “bà đồng”.
Trong các nghi lễ lên đồng thì thường sẽ có thêm hai hoặc bốn phụ đồng hay còn được gọi là nhị trụ hay tứ trụ hầu dâng đi theo người đứng giá hầu đồng để có thể chuẩn bị trang phục lễ lạt.
Bên cạnh đó thì các cử tọa sẽ là những thành phần ngồi xem buổi hầu đồng đó, họ thường là các con nhang đệ tử thể hiện lòng tôn kính của mình cho các vị thánh mỗi khi giáng ngự và hòa theo điệu múa hát, được vị Thánh ban lộc. Ngoài ra, để có thể phục vụ cho những nghi lễ hầu đồng, người ta đã sáng tạo thêm một hình thức lễ nhạc được gọi là Hát văn trong quá trình nhập đồng để hiến thánh. Những người hát chầu văn tấu nhạc phục vụ buổi lễ sẽ được gọi là cung văn chính.
Vài nét về hát văn hầu đồng
Nghi lễ chầu văn trong đạo Mẫu hay còn được gọi là hầu đồng, hiểu một cách đơn giản thì đây là hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc có mang tính tâm linh cùng với các lời ca trau chuốt, kết hợp với các nghi lễ nghiêm trang và hình thức múa để con người có thể giao tiếp được với các vị thần linh.
Không giống như hát ca trù, quan họ cổ hay là hát xẩm. Hát chầu văn hầu thánh chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa cả yếu tố dân ca và dân vũ. Hình thức hát văn này cũng rất phong phú, gồm hát thờ, hát hầu (phục vụ hầu đồng, lên đồng), hát thi và hát nơi cửa đền.
Để có thể phục vụ nghi thức hầu bóng của các thanh đồng thì nhiều địa phương đã đi đầu trong việc phát triển đội hát văn. Một số ca sĩ chuyên nghiệp và không chuyên cũng có thể chuyển hướng đi sâu vào đề tài hát văn để mưu sinh. Nếu bạn theo dõi chương trình Ký ức vui vẻ thì chắc không quên tiết mục Xuân Hinh hầu đồng cực kỳ ấn tượng.
Mỗi đội hát nhạc hầu đồng phục vụ cho văn hóa thờ Mẫu sẽ có khoảng 5 đến 7 người, nhạc cụ để có thể phục vụ hát văn cũng rất phong phú. Ngoài nhạc cụ cơ bản là đàn nguyệt, trống, phách ra thì còn có sáo, tiêu, đàn nhị, đàn thập lục,… Mỗi năm, đã có không biết bao nhiêu các “vấn hầu” được tổ chức ở những cửa đền, cửa phủ to, nhỏ khác nhau tùy theo điều kiện của từng cơ cánh nhà đồng.
Hầu đồng Huế có gì đặc biệt?
Cũng giống như ở Tháp Bà tại Nha Trang – nơi đang thờ nữ thần Po Nagar của người Chăm. Ở đây có một bài văn bia cho khắc vào bia đá của Phan Thanh Giản có ghi lại truyền thuyết Thiên Y Ana là con của Ngọc hoàng Đại đế đã giáng sinh tại nơi đây… thì ở Huế, cũng có 1 truyền thuyết tương tự.
Người đàn bà thần tiên đã xuất hiện để giúp người dân dời là địa điểm núi Ngọc Trản thuộc làng Hải Cát. Để tưởng nhớ công ơn bà, dân làng đã dựng lên một ngôi đền tại hòn núi này. Nhưng ngôi đền này đã có ở đây từ bao giờ thì không 1 ai biết rõ.
Theo tinh thần một tờ thần sắc do Vua Minh Mạng đã ban cho đền Ngọc Trản đề ngày 8/5/1834 thì đền đã có ở đây từ dưới thời vua Gia Long (1802 – 1819). Chắc hẳn các kiến trúc của đền bấy giờ vẫn còn rất đơn giản. Theo sử sách Triều Nguyễn cũng đã ghi rõ rằng vào tháng 3/1832 vua Minh Mạng đã cho tiến hành tu sửa và mở rộng đền. Sau đó 2 năm thì đền lại được trùng tu 1 lần nữa. Vào năm 1886, sau khi tức vị thì vua Đồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang hơn, làm thêm khá nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên ngôi đền thành Huệ Nam Điện để nhằm tỏ lòng biết ơn thánh mẫu.
Huệ Nam ở đây có nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Huệ Nam Điện đã chính thức ra đời từ đó, với một quy mô quốc gia và được nâng lên hàng quốc lễ, thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Dưới thời vua Đồng Khánh có thể nói “là lúc tín ngưỡng thờ Mẫu đã đạt đến điểm cực thịnh” điện Huệ Nam trở thành trung tâm thờ Mẫu được các chính quyền phong kiến thừa nhận và nhân dân thường xuyên đến cúng, lễ bái. Từ đó, lễ vía Mẹ được vua Đồng Khánh coi như 1 quốc lễ và điện Hòn Chén đã trở thành trung tâm hành hương của nhiều tín đồ thờ Mẫu.
Hầu đồng có được coi là mê tín dị đoan hay không?
Như chúng tôi đã định nghĩa ở trên thì hầu đồng hay lên đồng, đồng bóng đều là một hình thức tín ngưỡng dân gian có từ xa xưa. Tín ngưỡng này là niềm tin tinh thần của con người, không thể coi là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, trong quá trình thể hiện tín ngưỡng, con người đã có những hành động cũng như những nhận thức sai lệch khiến cho mê tín dị đoan nảy sinh.
Bản chất của những giá hầu đồng được tổ chức nhằm kết nối tâm linh, thoả mãn đời sống tinh thần và củng cố niềm tin của con người vào 1 thế giới huyền bí. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tự gọi mình là ông đồng bà đồng, giả danh để lợi dụng tín ngưỡng nhằm trục lợi, kiếm tiền không chính đáng từ người dân.
Người Việt chúng ta vẫn luôn tin tưởng rằng, thần linh có thể ban phúc lộc và soi đường chỉ lối cho những người trần nên muốn thông qua các cuộc hầu đồng để có thể nghe lời thần linh truyền lại. Đây là 1 nhu cầu chính đáng để có thể thỏa mãn niềm tin sống nếu biến tướng thành việc mở những buổi giá đồng hàng trăm, hàng chục triệu để có được sự thánh hiển linh phù hộ độ trì hoặc loại bỏ xui rủi thì hoàn toàn là không có thật.
Vốn là 1 hình thức tín ngưỡng dân gian, hầu đồng cũng giống như một buổi bày tỏ niềm tin, ca ngợi các vị thần linh đồng thời cũng là một cuộc vui chơi, diễn xướng, ca múa tập thể. Có thể nói, không hề có 1 căn cứ văn hoá nào chỉ ra rằng những buổi hầu đồng này sẽ có tác dụng tăng may mắn, cầu phúc hay hoá giải vận hạn một cách kỳ diệu hay là giá càng to (nhiều tiền) thì càng có lộc như những ông đồng bà đồng “giả” vẫn nói.
Ý nghĩa về cầu may mắn, nghe lời phán truyền, xua đuổi ma quỷ chữa bệnh của hầu đồng chủ yếu là để nói về tinh thần, niềm tin. Chính vì vậy, những buổi hầu đồng biến tướng, khi những con nhang đệ tử mù quáng không hiểu rõ về bản chất của hầu đồng và những ý nghĩa văn hoá của nghi thức này sẽ dễ bị lạm dụng và bị lợi dụng kiếm tiền chuộc lợi.
Dù là ở góc độ tâm linh hay góc độ văn hoá thì lên đồng vẫn đa và đang là một hình thức cần được lưu giữ, bảo tồn cũng như phát huy. Nhưng cần được phát huy đúng, tích cực và tiến bộ nhằm thể hiện được toàn bộ giá trị của nghi thức này thì không phải điều dễ dàng gì. Cần hiểu chính xác hầu đồng là gì để có thể từ đó tôn thờ tín ngưỡng một cách đúng đắn, lý trí.
Bài viết tham khảo: Mặt trời mọc hướng nào? Mọc lúc mấy giờ? Một số câu hỏi liên quan
Bài viết trên đây, supperclean.vn đã giải thích cho bạn biết hầu đồng là gì cũng như ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa của người dân Việt. Mong rằng các bạn đã có cái nhìn trực quan hơn về nghi thức này cũng như phát huy truyền thống tốt đẹp 1 cách đúng đắn nhất.